Đánh giá chung về quản lý hoạt động bồi dƣỡng hiệu trƣởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng các trường tiểu học thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ theo tiếp cận năng lực (Trang 72 - 75)

các trƣờng tiểu học thị xã Phú Thọ theo tiếp cận năng lực

2.5.1. Điểm mạnh

Trong những năm qua, quản lý BD năng lực hiệu trưởng tiểu học thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã đạt được một số kết quả quan trọng, góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ hiệu trưởng các nhà trường, từng bước thực hiện đổi mới giáo dục. Trưởng phòng GD&ĐT thị xã đã chủ động xây dựng kế hoạch BD hiệu trưởng theo định hướng công tác hàng năm do Sở GD&ĐT hướng dẫn, phê duyệt. Trên cơ sở kế hoạch đã xây dựng, Trưởng phòng GD&ĐT đã tổ chức, chỉ đạo bồi dưỡng Hiệu trưởng với nhiều hình thức. Trong quá trình bồi dưỡng, đã kịp thời khích lệ động viên, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi, đầu tư về giảng viên, tài liệu, cơ sở vật chất…để việc BD năng lực hiệu trưởng đạt kết quả tốt nhất. Sau mỗi đợt bồi dưỡng, đã rút ra được những bài học kinh nghiệm để điều chỉnh trong thực tế và đề xuất, kiến nghị với cấp trên những nội dung liên quan.

Đội ngũ Hiệu trưởng tiểu học sau khi được trang bị những kiến thức về năng lực đã có ý thức vươn lên trong công tác chỉ đạo điều hành nhà trường, tích cực tham gia các chương trình BD, tự BD.

2.5.2. Điểm yếu

Trong quản lý hoạt động BD năng lực hiệu trưởng, một số bộ phận được giao nhiệm vụ cịn lúng túng, thụ động. Cơng tác BD năng lực Hiệu trưởng chưa thường xuyên, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế. Trình độ năng lực của Hiệu trưởng còn hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu đổi mới hiện nay. Kỹ năng quản lý của một số Hiệu trưởng còn yếu kém. Vẫn cịn có Hiệu trưởng

tự cho rằng mình đã có bằng cấp trên chuẩn, không cần bồi dưỡng thêm nữa; một số hiệu trưởng tuổi cao ngại học tập, ngại đổi mới.

Một bộ phận Hiệu trưởng chưa tự giác, chủ động tự BD nâng cao trình độ năng lực cho bản thân.

2.5.3. Thuận lợi

Phòng GD&ĐT thị xã được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp. Sự chủ động tích cực của lãnh đạo Phịng và sự phối hợp của các cấp, các ngành liên quan.

Đội ngũ Hiệu trưởng về cơ bản có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt, cầu thị, tích cực học hỏi. Bên cạnh đó, đa số các Hiệu trưởng đã nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về vai trò, tầm quan trọng của việc BD năng lực cho bản thân.

2.5.4. khó khăn

Một số nhà trường chưa nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của BD và quản lý BD cán bộ quản lý nói chung và BD năng lực hiệu trưởng nói riêng, thiếu quan tâm đến công tác này. Việc đầu tư cơ sở vật chất cho các nhà trường cơ bản tốt nhưng đầu tư cho BD năng lực Hiệu trưởng cịn rất hạn chế.

Kinh phí phục vụ BD năng lực Hiệu trưởng tiểu học cịn khó khăn, khơng cịn phù hợp với thực tế, khơng đáp ứng u cầu bồi dưỡng Hiệu trưởng. Việc bố trí nhân sự Hiệu trưởng các nhà trường còn nặng về phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực sư phạm, chưa quan tâm đến năng lực quản lý và năng lực ứng xử (Hầu hết các hiệu trưởng chưa qua đào tạo bài bản về QLGD).

Tiểu kết chƣơng 2

Trên cơ sở lý luận đã trình bày ở chương 1, phần điều tra khảo sát đã giúp chúng ta có cái nhìn rõ nét về thực trạng toàn bộ công tác bồi dưỡng Hiệu trưởng của GD&ĐT thị xã nói chung và bồi dưỡng năng lực hiệu trưởng Tiểu học nói riêng. Bên cạnh đó cũng thấy được những bất cập, tồn tại của GD&ĐT thị xã Phú Thọ, đặc biệt là giáo dục Tiểu học, mà nguyên nhân chủ yếu là do những hạn chế về năng lực của đội ngũ Hiệu trưởng. Đó là những cơ sở thực tế quan trọng để chúng tôi nghiên cứu đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng Tiểu học thị xã Phú Thọ được trình bày ở chương 3.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG

HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG TIỂU HỌC THỊ XÃ PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng các trường tiểu học thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ theo tiếp cận năng lực (Trang 72 - 75)