2.1. Khái quát về giáo dục tiểu học thị xã Phú Thọ
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế
Nằm ở phía tây miền đất Tổ Hùng Vương, nơi con người tụ cư từ buổi bình minh của lịch sử dân tộc. Do những tác động của lịch sử và thời đại, từ một làng thuần nông, vào những năm đầu thế kỷ XX, Phú Thọ trở thành thị xã tỉnh lỵ, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh trong gần 6 thập kỷ và hiện nay đang là trung tâm văn hoá giáo dục của tỉnh, trung tâm kinh tế vùng phía Tây, Tây Bắc. Ngày 01/4/2003, Chính Phủ đã ban hành NĐ 32/CP về mở rộng địa giới hành chính của thị xã Phú Thọ, từ 7 xã phường, nay thị xã đã có 10 đơn vị hành chính trong đó có 5 phường và 5 xã, diện tích tự nhiên trên 6300 ha, dân số trên 80.000 người.
Sau hơn một thế kỷ, thị xã Phú Thọ đang ngày càng phát triển theo hướng hiện đại văn minh mà vẫn bảo tồn được dáng vẻ đặc trưng của một thị xã trung du, những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp với những huyền thoại đã hoà quyện vào nền văn minh đương đại, tạo nên một sắc thái văn hoá vừa dân tộc vừa hiện đại. Trải qua hơn một thế kỷ biến đổi không ngừng, lịch sử đã ghi nhận những thành tích, những chiến cơng, những đóng góp to lớn của nhân dân thị xã Phú Thọ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, năm 2000 thị xã đã vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý “Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”, năm 2003, được trao tặng “Huân chương độc lập Hạng Ba”. Thị xã đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh Phú Thọ và có những ảnh hưởng tích cực vào sự phát triển của khu vực miền núi phía Tây Bắc Tổ Quốc. Các thế hệ người dân thị xã luôn tự hào và phát huy truyền thống của quê hương yêu
nước, tự lực, tự cường, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù sáng tạo trong lao động, đoàn kết khắc phục mọi khó khăn ra sức dựng xây quê hương ngày càng giàu mạnh.
Trong những năm gần đây, thị xã Phú Thọ đã có rất nhiều đổi thay trên tất cả các lĩnh vực, đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân thị xã đã đoàn kết, quyết tâm, nỗ lực đưa nền kinh tế của thị xã tiếp tục phát triển, xã hội ổn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh qua từng năm, cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng tích cực: cơng nghiệp, TTCN chiếm tỷ trọng 36,5 %, dịch vụ thương mại chiếm 48%, với nhiều tiện ích phát triển đa dạng phong phú, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Các cơ sở hạ tầng ngày càng khang trang bề thế hơn, bộ mặt đơ thị có nhiều khởi sắc, nhiều nhà máy được xây dựng bằng các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, thị xã Phú Thọ đã trở thành địa chỉ hấp dẫn của các nhà đầu tư, từ đây, đã giải quyết việc làm cho số đông lao động trên địa bàn thị xã và các vùng lân cận. Ngày 31-12-2010 Bộ Trưởng Bộ Xây dựng đã ký Quyết định công nhận thị xã Phú Thọ là đô thị loại III.
Ngày nay thị xã Phú Thọ càng trở nên hiện đại và văn minh hơn bởi hệ thống giao thông huyết mạch của thị xã đã được cải tạo, nâng cấp mở rộng, nối liền giữa các vùng miền, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế, các tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, đường Hồ Chí Minh, cầu Ngọc Tháp, đường Hùng Vương nối thị xã với quốc lộ II được xây dựng đưa vào sử dụng càng giúp thị xã có thêm nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, xã hội. Cũng từ đây, uy tín và vị thế của thị xã đã được nâng lên rất nhiều.
2.1.2. Tình hình giáo dục và đào tạo
Trên địa bàn thị xã Phú Thọ có cả một hệ thống giáo dục quốc dân hoàn chỉnh, trường đại học Hùng Vương, trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ, và nhiều trường trung học chuyên nghiệp có quy mơ đào tạo, đa ngành, đa lĩnh vực, phục vụ kịp thời cho nhu cầu của xã hội. Con em nhân dân thị xã tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học của quê hương, tích cực rèn đức, luyện tài để trở thành những cơng dân có ích của xã hội.
2.1.2.1. Qui mơ phát triển
Để đáp ứng đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH – HĐH ngành GD&ĐT của thị xã không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học.
Với sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Phú Thọ, Ngành GD&ĐT có điều kiện phát triển về mọi mặt với tinh thần “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”.
Năm học 2015 – 2016 qui mô, mạng lưới trường lớp tiếp tục được củng cố và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân lao động. Hiện nay thị xã Phú Thọ có 12 trường mầm non, 133 nhóm lớp, số trẻ ra lớp 4.246 trẻ đạt tỷ lệ 90,8%, trong đó trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%. Bậc Tiểu học toàn thị có 12 trường với 198 lớp học và 5.672 học sinh phân bổ đều khắp các xã, phường, về cơ bản đã tạo điều kiện cho trẻ em đến trường, đáp ứng nhu cầu học tập của con em trong thị xã cũng như yêu cầu của công tác phổ cập GD. Cấp THCS toàn thị có 10 trường với 108 lớp và 3.334 học sinh. Cấp THPT có 3 trường trong đó có 01 trường cơng lập, 02 trường dân lập với 60 lớp và 3.692 học sinh. Có 01 trường dân tộc nội trú của tỉnh đóng trên địa bàn, 01 trung tâm giáo dục thường xuyên, 01 Trung tâm Hướng nghiệp - dạy nghề; 10 Trung tâm Học tập cộng đồng cấp xã, phường. Hệ thống GD hiện nay đã đảm bảo đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong toàn thị xã.
Việc xây dựng đội ngũ CBQL, GV được quan tâm, đầu tư có hiệu quả. Tỷ lệ CBQL, GV đạt chuẩn và trên chuẩn cao, hiện nay với bậc tiểu học có 99,5%; 100% GV THCS, THPT; 98% đối với giáo viên ngành giáo dục thường xuyên đạt chuẩn đào tạo. Trong đó số GV đạt trên chuẩn ở ngành học Mầm non là 34,4%, Tiểu học trên 60%, THPT 10%. Ngành GD&ĐT thị xã Phú Thọ tự hào năm học 2015 – 2016 có nhiều đơn vị và cá nhân được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động, Cờ thi đua của Chính phủ, của Bộ GD&ĐT, của UBND tỉnh, của Sở GD & ĐT.
Bảng 2.1: Qui mô giáo dục phổ thông thị xã Phú Thọ
TT Nội dung Tổng số Chia ra Ghi chú
Cơng lập Ngồi CL A Tiểu học 1 Số trường 12 12 0 2 Số lớp 198 198 0 3 Số học sinh 5.672 5.672 0 4 Tổng số giáo viên 267 267 0 B Trung học cơ sở 1 Số trường 10 2 Số lớp 108 108 3 Số học sinh 3.334 3.334 4 Tổng số giáo viên 245 245 C Trung học phổ thông 1 Số trường 3 1 2 2 Số lớp 60 40 20 3 Số học sinh 2.092 1270 822 4 Tổng số giáo viên 180 150 30
Bảng 2.2: Đội ngũ giáo viên của hệ thống các trường học thị xã Phú Thọ trong 5 năm qua (2011- 2016)
TT Năm học Số giáo viên
Mầm non Tiểu học THCS THPT 1 2011 – 2012 136 237 251 143 2 2012 – 2013 210 224 232 146 3 2013 - 2014 163 209 221 139 4 2014 - 2015 222 250 242 145 5 2015 - 2016 272 267 245 150
(Nguồn: Thống kê giáo dục thị xã Phú Thọ, Phòng GD&ĐT)
Qua bảng 2.1, 2.2 ta có thể khẳng định ngành GD-ĐT thị xã Phú Thọ có sự phát triển về qui mơ trường, lớp, đội ngũ CBQL, GV và học sinh. Chất
lượng GD&ĐT có sự tiến bộ, xã hội hố giáo dục đạt kết quả khá, cơ sở vật chất GD&ĐT được ưu tiên đầu tư, nâng tỉ lệ học sinh học hai buổi/ngày của học sinh Tiểu học lên 93,5%. Đã xây dựng và triển khai chính sách thu hút, sử dụng, đào tạo, BD tài năng trẻ và nguồn nhân lực chất lượng cao, chú trọng công tác khuyến học, xây dựng xã hội học tập, góp phần tích cực cho cơng cuộc CNH – HĐH đất nước trong thời kỳ đổi mới.
Kết quả đạt được trong một số năm qua của ngành GD&ĐT thị xã Phú Thọ là rất lớn song vẫn cịn một số hạn chế: Chương trình sách giáo khoa ở Tiểu học còn nặng nề, đổi mới phương pháp trong giảng dạy còn lúng túng, năng lực tự học, thực hành, khả năng thích ứng với xã hội thấp, cơ sở vật chất tuy có sự đầu tư nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường.
Mạng lưới trường Tiểu học
Mạng lưới trường Tiểu học phân bố tương đối hợp lý, phù hợp với các đơn vị phường, xã; thuận lợi cho học sinh mang tính đặc thù của bậc học. Việc đầu tư cơ sở vật chất được Thị ủy, Ủy ban nhân dân thị xã đặc biệt quan tâm, trong những năm gần đây đã cố gắng kiên cố hoá trường học, tiếp tục thực hiện đề án xây dựng, đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ học sinh Tiểu học học hai buổi/ngày, đầu tư mua sắm thiết bị phục vụ cho đổi mới chương trình, nhiều trường có phịng máy vi tính, thiết bị nghe nhìn phục vụ cho việc dạy và học.
Để thấy được sự phát triển của bậc học Tiểu học GD thị xã Phú Thọ một cách đầy đủ hơn, chúng tôi lập bảng tổng hợp số liệu thống kê GD&ĐT Phú Thọ năm học 2011 – 2012 và năm học 2015 – 2016 như sau:
Bảng 2.3: Tổng hợp số liệu thống kê giáo dục Tiểu học.
Năm học Số trƣờng Số học sinh Số giáo viên
2011- 2012 12 4578 237
2015 -2016 12 5667 267
(Nguồn: Thống kê giáo dục thị xã Phú Thọ, Phịng GD&ĐT)
Nhìn vào bảng tổng hợp số 2.3 ta thấy, đối với bậc học Tiểu học năm 2011 – 2012 là 4578 HS, năm học 2015 – 2016 là 5667 HS. Trong 5 năm qua, số học sinh Tiểu học tăng không đáng kể. Như vậy, với sự nhận thức của
người dân về kế hoạch hoá gia đình đã đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển GD&ĐT thị xã Phú Thọ.
Năm học 2011 – 2012 thị xã Phú Thọ có 12 trường Tiểu học, năm học 2015 – 2016 vẫn chỉ có 12 trường Tiểu học. Như vậy với số học sinh tương đối ổn định, số trường khơng tăng đây chính là điều kiện thuận lợi giúp cho việc giảng dạy và học tập của học sinh ln ổn định. Chính điều này đã tác động tích cực cho việc phát triển chất lượng giáo dục thị xã Phú Thọ ngày càng cao.
2.1.2.2. Chất lượng giáo dục
Để đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước mà trực tiếp là tạo nguồn nhân lực cho thị xã, những năm gần đây ngành GD&ĐT thị xã Phú Thọ không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học. Kỳ thi OLYMPIC Tiếng Anh tốn quốc gia cấp Tiểu học, có 1 học sinh dự thi đạt huy chương vàng. Giao lưu Tốn tuổi thơ cấp tiểu học có 3 học sinh dự thi đạt 1 HCV, 1 HCB và đạt cúp vàng đồng đội.
Công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi luôn được các cấp lãnh đạo thị xã, các ban ngành đoàn thể coi trọng, luôn được sự giúp đỡ, ủng hộ của toàn thể nhân dân.
Những kết quả đạt được của ngành GD thị xã Phú Thọ nói chung và GD Tiểu học nói riêng trong thời gian qua là sự phấn đấu của các ngành, các cấp, của các nhà trường Tiểu học và sự ủng hộ giúp đỡ của toàn dân. Từ thành cơng đó trên đã rút ra một số bài học đó là: Tăng cường công tác chỉ đạo chặt chẽ của các cấp, các ngành; Tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác phổ cập GD Tiểu học giúp đẩy mạnh xã hội hoá GD theo chủ trương của Đảng trong thời kỳ đổi mới.
Bảng 2.4: Tổng hợp số liệu đánh giá chất lượng giáo dục tiểu học “Hoàn thành chương trình về kiến thức, kỹ năng lớp học”
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
Hoàn thành 99.5% 100% 99.8% 100% 100%
Chưa hoàn thành 0,5% 0 0,2% 0 0
Bảng 2.5: Tổng hợp số liệu đánh giá chất lượng giáo dục tiểu học “Hồn thành chương trình về năng lực phẩm chất lớp học
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
Đạt 100% 100% 100% 100% 100%
Chưa đạt 0 0 0 0 0
(Nguồn: Thống kê giáo dục thị xã Phú Thọ, Phòng GD&ĐT, năm 2016)
Nhìn vào bảng 2.4; 2.5 ta thấy chất lượng GD Tiểu học thị xã Phú Thọ tương đối cao. Số học sinh được xếp loại “Hoàn thành chương trình về kiến
thức, kỹ năng lớp học” đạt trên 99,5%, trong đó khối lớp 2,4,5 đạt 100%. Số
học sinh được đánh giá “Hoàn thành chương trình về năng lực, phẩm chất lớp
học” đạt 100%. Như vậy, chất lượng GD&ĐT của Thị xã là ổn định điều này
thể hiện ngành GD đã chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả q trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thơng theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT.
2.1.2.3. Về cơ sở vật chất, kỹ thuật trường học
Những năm gần đây (2011 - 2016) tổng ngân sách đầu tư cho GD&ĐT thị xã Phú Thọ đều tăng. Năm 2016 tăng 2,5 lần so với 2011. Ngân sách chi thường xuyên cho GD&ĐT thị xã Phú Thọ năm 2016 được phân bổ như sau:
- Mầm non: 18%. - Tiểu học: 30%.
- THCS: 40%
- GDTX và dạy nghề: 12% Số ngân sách chi cho GD&ĐT thị xã được thể hiện trên biểu đồ sau:
Mầm non Tiểu học THCS
GDTX và dạy nghề
Về xây dựng, cải tạo trường lớp học: Tăng cường đầu tư ngân sách, tiếp tục thực hiện đề án xố bỏ phịng học cấp 4 và kiên cố hoá trường học; tiếp tục xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất đảm bảo học sinh Tiểu học học 2 buổi/ngày.
Tóm lại việc đầu tư cơ sở vật chất ở các trường Tiểu học hiện nay được các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các ban ngành đặc biệt quan tâm tuy nhiên nhưng vẫn chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Số trường đạt chuẩn quốc gia chưa nhiều, Đại hội Đảng bộ thị xã nhiệm kỳ 2015 -2020 đề ra nghị quyết phấn đấu từ nay đến năm 2020 các trường học trên địa bàn đều xây dựng hiện đại góp phần nâng cao chất lượng dạy học, tạo điều kiện để ngành GD hoàn thành trọng trách vinh quang trồng người đáp ứng yêu cầu xã hội đặt ra.
2.1.2.4. Đội ngũ giáo viên, CBQL Trường Tiểu học thị xã Phú Thọ - Về đội ngũ giáo viên Tiểu học:
Trong những năm vừa qua, nhìn chung đội ngũ GV Tiểu học thị xã Phú Thọ có nhiều đóng góp cho phát triển của ngành GD Thị xã. Đội ngũ GV Tiểu học luôn cố gắng phấn đấu rèn luyện, học tập, BD nâng cao trình độ, có tâm huyết, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao, tham gia tích cực trong các phong trào thi đua: Dạy tốt, học tốt; Đổi mới phương pháp giảng dạy; Hăng hái trong hoạt động viết sáng kiến kinh nghiệm. Năm 2015 – 2016, bậc GD Tiểu học có 267 giáo viên.
Bảng 2.6: Trình độ đội ngũ giáo viên Tiểu học
Trình độ
Trung học Cao đẳng Đại học Sau đại học chuẩn Dƣới
Số lượng 19 78 160 10 0
Tỉ lệ % 7 29 60,1 3,9 0
(Nguồn: Thống kê giáo dục thị xã Phú Thọ, phịng GD&ĐT, năm 2016)
Bảng 2.6 “Trình độ đội ngũ giáo viên Tiểu học” cho thấy: Tỷ lệ trình độ giáo viên đạt chuẩn cao, tỷ lệ đại học là 60,1%, đặc biệt số giáo viên đào
tạo sau đại học đang ngày càng tăng là 10%. Như vậy GV tiểu học thị xã hầu hết có năng lực, có trình độ để tiếp cận phương pháp dạy học hiện đại. Trình độ đội ngũ giáo viên Tiểu học được thể hiện trong biểu đồ sau:
0 10 20 30 40 50 60 70
Trung học Cao đẳng Đại học Sau đại học Dưới chuẩn
Series1
Biểu đồ 2.2: Trình độ đội ngũ giáo viên Tiểu học thị xã Phú Thọ
- Về cơ cấu đội ngũ:
Đội ngũ CBQL Trường Tiểu học thị xã Phú Thọ hiện nay là: