Các nguyên tắc của KTĐG trong quá trình dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá học tập của học sinh ở trường THPT nguyễn du thanh oai đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay (Trang 35 - 36)

1.3. Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động KTĐG học tập của H Sở

1.3.3. Các nguyên tắc của KTĐG trong quá trình dạy học

Dựa vào kết quả KTĐG, học sinh, giáo viên và nhà QLGD có thể rút ra những bài học nhằm phát huy kết quả đã đạt được, xây dựng các biện pháp, đưa ra những quyết định khắc phục những tồn tại, tạo điều kiện nâng cao chất lượng dạy học. Do đó, KTĐG chỉ thực sự có ý nghĩa khi đảm bảo các nguyên tắc:

Đảm bảo tính khách quan

Là sự phản ánh trung thực kết quả thu nhận được từ nội dung tài liệu học

tập của HS so với yêu cầu mục tiêu, chương trình của mơn học. Nội dung KT phải phù hợp với các yêu cầu chung của chương trình đề ra. Thực hiện tổ chức KT phải nghiêm túc, nghiêm minh, chặt chẽ tránh hiện tượng tiêu cực trong thi cử. Để đảm bảo tính khách quan trong KTĐG, cần cải tiến, đổi mới các nội dung, hình thức, phương pháp KTĐG, từ khâu ra đề, tổ chức thi, tới khâu chấm thi. Tùy vào tính chất của mơn học mà cần lựa chọn phương pháp và hình thức cho phù hợp với đặc thù mơn học.

Đảm bảo tính tồn diện

Trong q trình KTĐG phải chú ý đến tính tồn diện về cả số lượng, chất lượng mà HS chiếm lĩnh từ môn học, cần phải xét về mặt phù hợp với mục tiêu của mơn học, chương trình, khóa học. Q trình ĐG phải quan tâm đến chất lượng chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng thực hành, thao tác, vận dụng thuộc về các môn học; về kết quả phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, tư duy sáng tạo, ý thức, thái độ… trong đó, chú ý ĐG cả số lượng và chất lượng, cả nội dung và hình thức.

Đảm bảo tính thường xun và hệ thống

Quá trình KTĐG cần được thực hiện một cách thường xuyên theo kế hoạch và mang tính hệ thống. KT có hệ thống giúp thu thập chính xác, đầy đủ thơng tin cần thiết cho việc ĐG khách quan, toàn diện. Ngồi ra với lượng thơng tin đầy đủ sẽ có cơ sở chắc chắn để thực hiện điều chỉnh hoạt động GD. Do vậy,

cần thực hiện kết hợp các hình thức KTĐG thường xuyên với KTĐG định kỳ; số lần, hình thức KT cần phù hợp đảm bảo cho việc ĐG kết quả học tập của HS.

Đảm bảo tính xác nhận và phát triển

Tính xác nhận là việc KTĐG phải khẳng định được hiện trạng của nội dung cần ĐG so với mục tiêu ĐG (cả về mặt định tính lẫn định lượng) và

nguyên nhân của hiện trạng đó dựa trên những tư liệu khoa học, chính xác và các lập luận xác đáng. Tuy nhiên, GD có bản chất nhân đạo và phát triển nên việc KTĐG cũng phải mang tính phát triển, tức là phải đảm bảo chức năng phát triển của ĐG giúp cho người học không chỉ nhận ra hiện trạng cái mình đạt được

(chức năng xác nhận) mà cịn có niềm tin vào khả năng của mình trong việc tiếp

tục phát triển hoặc khắc phục những điểm khơng phù hợp. Nói cách khác, KTĐG trong dạy học không đơn thuần là phán xét kết quả học tập người học mà thực sự là một nội dung của hoạt động dạy - học.

Đảm bảo tính quy chuẩn, khoa học trong KTĐG

KTĐG dù theo bất kỳ hình thức nào cũng đều nhằm mục tiêu phát triển hoạt động dạy - học, đồng thời phải đảm bảo lợi ích cho người được ĐG. Vì vậy, KTĐG cần tuân theo những chuẩn mực nhất định, những chuẩn này được qui định rõ trong qui chế chun mơn, phân phối chương trình như: xác định rõ nội dung, cách thức, thời điểm thực hiện và công khai đối với HS. Như vậy, mới tránh được sự tùy tiện, ngẫu hứng trong quá trình KTĐG và kết quả mới đảm bảo tính ổn định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá học tập của học sinh ở trường THPT nguyễn du thanh oai đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)