Các hình thức, phương pháp KTĐG học tập của HS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá học tập của học sinh ở trường THPT nguyễn du thanh oai đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay (Trang 36 - 40)

1.3. Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động KTĐG học tập của H Sở

1.3.4. Các hình thức, phương pháp KTĐG học tập của HS

1.3.4.1. Các hình thức KTĐG

Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của HS: Phải căn cứ vào biểu hiện cụ thể về thái

độ và hành vi đạo đức; ứng xử trong mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo, với bạn bè và quan hệ XH; ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập; kết quả tham gia lao động, hoạt động tập thể của lớp, của trường và hoạt động XH; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ mơi trường. Hạnh kiểm được xếp thành 4 loại: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu sau khi kết thúc học kỳ, năm học. Không căn cứ vào

kết quả học tập nhưng có xem xét đến kết quả học tập khi xếp hạnh kiểm [3].

Đánh giá, xếp loại học lực: Căn cứ ĐG học lực của HS là hồn thành chương

trình các mơn học trong kế hoạch GD của cấp học, kết quả đạt được của các bài KT. Học lực được xếp thành 5 loại: Giỏi, Khá, TB, Yếu và Kém [3].

Việc ĐG xếp loại học lực được tiến hành trên cơ sở KT với các hình thức sau:

KTĐG thường xuyên

- Việc ĐG này hướng tới các mục tiêu trung gian của bài giảng, bộ môn, khố học... dựa trên cơ sở sự hình thành kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo diễn ra trong suốt quá trình học tập của người học đối với môn học cụ thể.

- Sự tiếp thu thông tin phản hồi nhanh, liên tục... từ phía người học tạo điều kiện thuận lợi cho việc kịp thời điều khiển, điều chỉnh quá trình dạy - học cũng như việc khẳng định sự tiến bộ của người học qua các giai đoạn tiến tới thực hiện mục tiêu cuối cùng.

- Mang tính khoa học cao: Không đề cập xác định cụ thể thời gian, địa điểm phương thức thực hiện việc KTĐG (có thể được thực hiện một cách thường xuyên trong tiết học: đầu, giữa, cuối giờ học; cả ở trong tiết lên lớp chính thức lẫn giờ học ngoại khố ...) song q trình KTĐG vẫn giữ ngun các tiêu chí. Tuy nhiên, đối với hình thức này phương pháp và các bước KTĐG cần được sử dụng đặc biệt linh hoạt để: Phù hợp đặc điểm của người học; Phù hợp môi trường học tập cụ thể; Phù hợp với từng mơn học; Tạo động lực phát triển tích cực ở người học.

Hình thức KTĐG này khơng chỉ thường được GV sử dụng để KT phần nội dung bài học mà người học đã lĩnh hội được trong các bài giảng trước mà trong tiến trình của buổi học, hình thức này cũng được sử dụng khi GV sử dụng các phương pháp giảng dạy “Lấy người học làm trung tâm” - dạy cách học - để thu nhận trực tiếp thơng tin phản hồi từ phía người học, từ đó có thể điều khiển, điều chỉnh hoạt động giảng dạy cho phù hợp.

Sơ đồ 1.3: KTĐG thường xuyên trong quá trình dạy - hoc

Người dạy Thông tin Người học Thông tin phản hồi

KTĐG định kỳ

- Tập trung vào các mục đích học tập ngắn hạn và cụ thể. Đó là những bước dẫn đến kết quả học tập cuối cùng cần đạt được ở người học. Dựa trên kết quả học tập đạt được ở người học vào những thời điểm xác định của năm học (có thể hết chương, hết phần).

- Cung cấp những thông tin phản hồi có liên quan đến trình độ hiện đạt được của người học, qua đó thể hiện mức độ tiến bộ của người học qua những thời điểm xác định của năm học, khóa học. Hình thức này đặc biệt có ý nghĩa trong việc nhìn nhận, ĐG lại nội dung - chương trình, PP giảng dạy của GV, góp phần vào việc điều chỉnh những vấn đề nảy sinh trong quá trình dạy học.

KTĐG tổng kết:

KTĐG tổng kết được thực hiện vào một thời điểm chính xác cuối năm học, cuối môn học. Loại KTĐG này được sử dụng để đưa ra ĐG cuối cùng về kết quả học tập mà người học đạt được hướng tới mục tiêu cuối cùng của mơn học, khóa học cần đạt.

1.3.4.2. Các phương pháp KTĐG

Trong KTĐG có rất nhiều phương pháp như: Phương pháp quan sát, phương pháp vấn đáp, phương pháp viết... trong mỗi phương pháp lại chia làm nhiều phương pháp nhỏ khác tùy theo mục tiêu, nội dung, hình thức, mức độ, (như sơ đồ 1.4).

Sơ đồ 1.4: Các phương pháp KTĐG

Ngoài ra, khi áp dụng phương pháp KT viết người ta cũng có thể thiết kế nhiều loại câu hỏi trắc nghiệm khác nhau cho phù hợp với từng mục tiêu, đối tượng hay nội dung khác nhau như mô tả trong sơ đồ dưới đây.

Sơ đồ 1.5: Các dạng câu hỏi trắc nghiệm

Ở lớp Ở nhà trường Chuẩn bị sẵn Tức thời nhóm Tổ/ 15 Ph 45 Ph Cuối kỳ VIẾT CÁC PHƯƠNG PHÁP KTĐG QUAN SÁT VẤN ĐÁP Thái độ Kết quả Hành động

Điền khuyết Ghép đôi Đúng sai

TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN (Esay tets)

Tự luận tự do Tự luận theo cấu trúc TRẮC NGHIỆM

KHÁCH QUAN (Objective tets)

CÁC LOẠI CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá học tập của học sinh ở trường THPT nguyễn du thanh oai đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)