Quy trình KTĐG học tập của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá học tập của học sinh ở trường THPT nguyễn du thanh oai đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay (Trang 40 - 43)

1.3. Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động KTĐG học tập của H Sở

1.3.5. Quy trình KTĐG học tập của học sinh

Quy trình KTĐG bao gồm các bước sau

1.3.5.1. Xác định mục đích đánh giá

Đây là yếu tố đầu tiên mà người GV phải xác định trước khi tiến hành một hoạt động ĐG nào đó. ĐG được tiến hành ở nhiều thời điểm khác nhau trong quá trình dạy học. Ở mỗi thời điểm, ĐG có mục đích riêng, thí dụ:

- Đánh giá “khởi sự” (Placement Evaluation) nhằm khảo sát kiến thức đã có của người học trước khi bắt đầu giảng dạy một môn học. Câu hỏi đặt ra là người học đã có những kiến thức, kĩ năng cần thiết để tiếp thu nội dung giảng dạy mới chưa? Họ có thể gặp những khó khăn gì trong q trình học tập sắp tới.

- ĐG theo tiến trình (ĐG hình thành – Formative Evaluation) được dùng để theo dõi sự tiến bộ của người học, nhằm ĐG mức độ đạt các mục tiêu trung gian, cung cấp các thông tin phản hồi để giúp người dạy - người học điều chỉnh hoạt động của mình để đạt mục tiêu cuối cùng.

- Đánh giá chẩn đoán (Diagnostic Evaluation) nhằm phán đốn, dự báo những khó khăn mà người học có thể gặp phải, phát hiện nguyên nhân của các lỗi thường gặp và lặp đi lặp lại để tìm cách khắc phục.

- Đánh giá tổng kết (Summative Evaluation) thường được tiến hành vào cuối kì giảng dạy 1 khố học, một môn học, một đơn vị học tập nhằm xác định mức độ đạt được mục tiêu học tập và thường được dùng để có các quyết định QL phù hợp, như lên lớp, thi lại. Kết quả của ĐG tổng kết cũng cung cấp các thơng tin cần thiết để cải tiến chương trình đào tạo cũng như hiệu quả của việc dạy - học.

Như vậy, ĐG có nhiều mục đích và người GV phải xác định rõ mục đích của mình mới soạn thảo được các đề KTĐG có giá trị, vì chính mục đích chi phối chuẩn ĐG, nội dung, hình thức của bài thi.

1.3.5.2. Lựa chọn các hình thức, phương pháp đánh giá

Trên cơ sở mục đích ĐG được xác định, người dạy quyết định phương pháp, hình thức ĐG phù hợp. Có thể dùng phương pháp quan sát, vấn đáp hay thi viết, trong thi viết có thể dùng loại trắc nghiệm tự luận hay TNKQ hoặc kết hợp cả 2 loại.

1.3.5.3. Phân tích nội dung, xác định tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá cho từng nội dung cần đánh giá

Nếu chọn hình thức thi viết, thì đây là khâu quan trọng nhất. Trong quá trình phân tích nội dung cần ĐG, người soạn phải xem xét toàn bộ nội dung này và phân biệt:

- Những nội dung chỉ cần tái hiện hay tái nhận. - Những nội dung cần giải thích, minh hoạ.

- Những ý tưởng phức tạp cần được phân tích, giải thích, áp dụng trong những hồn cảnh khác nhau. Khi đã xác định được mục đích KT và hình thức ĐG thì q trình phân tích tồn bộ nội dung chương trình cần ĐG giúp nhà QL bao quát toàn bộ nội dung, phân định mức độ hồn thiện các nội dung đó (mục tiêu ở các bậc) của người học. Đây là cở sở quan trọng để thiết lập dàn bài thi.

1.3.5.4. Thiết lập dàn bài thi

Phương pháp thường dùng để thiết lập dàn bài thi là lập bản quy định hai chiều (table of specification) với một chiều (hàng dọc) biểu thị tồn bộ nội dung, cịn một chiều kia biểu thị cho các bậc mục tiêu (quá trình tư duy) mà bài thi muốn khảo sát.

Mỗi phạm trù trong hai phạm trù tổng quát ấy (ND và MT) có thể được phân ra thành các phạm trù nhỏ khác (từ 4-12) tuỳ theo tính chất phức tạp của các mục tiêu. Ở mỗi ơ có thể ghi số hay tỉ lệ phần trăm câu hỏi dự tính cho mục tiêu và nội dung, ứng với hàng dọc và hàng ngang của ô ấy.

1.3.5.5. Lựa chọn hoặc viết các câu hỏi

Dàn bài thi đã cho ta biết số lượng và bậc mục tiêu ứng với từng nội dung cần KT. Bước tiếp theo là lựa chọn (nếu đã có ngân hàng câu hỏi) hoặc viết các câu hỏi.

Đối với các mục tiêu bậc 1 và một phần mục tiêu bậc 2 có thể viết các câu TNKQ nhiều lựa chọn hoặc ghép đôi. Số lượng câu hỏi tuỳ thuộc và thời gian được dành để KT. Trung bình để chọn được câu trả lời đúng cho một câu hỏi nhiều lựa chọn thì HS cần một phút. Đây cũng là căn cứ tương đối để người viết quyết định số lượng câu hỏi cho các mục tiêu ở bậc tương ứng.

1.3.5.6. Phân tích câu hỏi

Việc phân tích các câu hỏi đã lựa chọn hoặc tự viết nhằm xác định xem các câu hỏi có thể dùng làm công cụ để KT việc đạt các mục tiêu trong các nội dung cần KT hay khơng. Việc phân tích các câu hỏi cũng nhằm ĐG độ khó, độ phân biệt của các câu hỏi đó để thay đổi hoặc điều chỉnh nếu cần.

Sau khi xem xét từng câu hỏi, cần phân tích để ĐG tồn bộ đề thi vừa được biên soạn.

Các tiêu chí để ĐG một đề KT

1- Phạm vi nội dung cần bao quát

2- Sự cân đối của các loại câu hỏi về độ khó (bậc mục tiêu) 3- Cơ hội bình đẳng để trả lời cho tồn bộ người học

4- Những sai sót có thể có trong bài thi

1.3.5.7. Tổ chức thi, chấm điểm

Sau khi đã phân tích từng câu hỏi và tồn bộ bài thi, cơng việc tiếp theo là tổ chức một đợt thi. Đối với các kì KT – thi dưới hình thức TNKQ, việc in đề, hướng dẫn HS làm bài địi hỏi nhiều cơng sức của GV hơn vì đây là hình thức KTĐG mới ở nước ta.

Việc xây dựng phương thức chấm điểm, các tiêu chuẩn, tiêu chí cho điểm chính xác, nhất là đối với các câu TNTL là rất cần thiết. Hạn chế dùng các câu TNTL tự do và thay vào đó các TNTL có cấu trúc sẽ giúp khắc phục khó khăn này. Phương thức chấm điểm phải khắc phục một số khó khăn thường gặp như:

- Thay đổi chuẩn ĐG.

- Phân biệt đối xử do chữ viết của thí sinh.

Một phương thức chấm điểm khách quan đối với các câu TNTL là một GV chấm từng câu hỏi cho tất cả thí sinh chứ khơng chấm tất cả các câu hỏi của một thí sinh.

Một điều cần lưu ý khi chấm các bài KT, nhất là các bài KT theo tiến trình là cần có lời nhận xét của GV. Những nhận xét chính xác, cách động viên của GV sẽ giúp người học sửa lỗi và tiến bộ sau mỗi kì KT.

1.3.5.8. Ghi chép, phân tích, lưu trữ kết quả thi trước khi cơng bố kết quả

Với kết quả đã chấm, trong các kì KTĐG, do GV tự tổ chức cho lớp của mình, việc ghi chép, phân tích qua thống kê đơn giản và lưu trữ các kết quả cho phép GV theo dõi sự tiến bộ của người học, các dạng lỗi mà họ thường gặp để giúp họ điều chỉnh cách học, khắc phục những nhược điểm, đồng thời động viên họ học tập ngày càng tốt hơn. Những thơng tin này cũng giúp GV có những điều chỉnh trong nội dung bài giảng, phương pháp giảng dạy. Đối với các kì thi TNKQ tiêu chuẩn hố, việc phân tích kết quả các bài thi cho phép xác định độ khó, độ phân biệt của các câu trắc nghiệm, độ khó trung bình của một bài trắc nghiệm, độ giá trị, độ tin cậy của bài thi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá học tập của học sinh ở trường THPT nguyễn du thanh oai đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)