Nội dung Mức độ thực hiện (%)
Rất tốt Tốt Bình thường Khơng tốt lắm Không tốt Đề KT tương ứng với thời gian làm bài theo
quy định 17,14% 30,19% 33,33% 14,57% 4,76% Đề KT phản ánh được mục tiêu môn học 14,29% 28,57% 32,38% 20,00% 4,76% Đề KT được đảm bảo bí mật 7,62% 17,14% 22,86% 23,81% 28,57% Đề KT đảm bảo tính chính xác, khoa học trong kiến thức 11,43% 42,86% 37,14% 4,76% 3,81%
Theo số liệu bảng 2.5, về mặt thời gian làm bài và tính chính xác, khoa học trong kiến thức về cơ bản đều được ĐG khá cao, trong đó các bài KT đều được bố trí thời gian theo quy định tương ứng, đề đảm bảo tính chính xác, ít sai sót về mặt kiến thức. Điều này cho thấy ở 2 tiêu chí này thì thực trạng về đề KT đã đáp ứng được yêu cầu, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ đề KT chưa đáp ứng được yêu cầu về
thời gian, cịn có những sai sót về mặt kiến thức. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất lại nằm ở việc đảm bảo đạt mục tiêu dạy học và tính bảo mật của đề KT. Hơn một nửa số CBQL và GV cho rằng đề KT chưa đảm bảo bí mật, ĐG này khẳng định cơng tác quản lý quy trình KTĐG là chưa tốt, mà quản lý đề KT là một khâu trong đó. Bên cạnh đó, số liệu này cũng cho thấy một số CB, GV chưa thực sự nêu cao tinh thần trách nhiệm trong dạy – học, hiệu quả dạy – học thấp dẫn tới tâm lý lo ngại kết quả KT khơng cao, ảnh hưởng tới thành tích cá nhân nên bằng cách này hay cách khác GV có những tác động vào việc bảo mật đề KT.
Việc KT thường giao thẳng cho GV tự ra đề KT sẽ khơng có chất lượng cao (họ khơng chịu nghiên cứu - tìm hiểu yêu cầu dung lượng kiến thức cần KT, mục đích của một bài KT khơng phù hợp với yêu cầu của chương trình mà HS được học) khơng phù hợp với các đối tượng HS trong từng lớp. Đề KT thực hiện ở lớp này mang sang KT ở lớp dạy khác ở tiết học khác và một ngày khác, như vậy vơ tình đã làm lộ đề, HS lớp khác KT sau đã biết được đề KT vì vậy kết quả bài làm của các lớp khác nhau (cùng một đối tương HS nhưng các lớp KT sau kết quả điểm khá giỏi cao hơn lớp KT trước).
GV dạy cùng mơn, cùng một chương trình, cùng khối lớp, cùng một đối tượng HS nhưng ra đề KT có nội dung khác nhau. Có GV ra đề dung lượng kiến thức nặng nề và ngược lại có GV ra đề kiến thức nhẹ nhàng, thậm chí có GV ra đề trệch với kiến thức đã dạy, HS đã học. Một bộ phận GV chưa đổi mới việc ra đề. Đề ra chủ yếu tái hiện kiến thức chưa chú trọng đến khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các tình huống thực tiễn, phát huy tính độc lập sáng tạo của HS (HS chỉ học thuộc lịng bài học là làm bài tốt). GV các mơn Lý, Hóa, Sinh, Ngoại ngữ ít sử dụng đề TNKQ mặc dù là môn sẽ thi tốt nghiệp và thi đại học bằng hình thức TNKQ. Có hơn 90 % GV khơng biết sử dụng các phần mềm để soạn và trộn đề trắc nghiệm, đa số chọn giải pháp lên mạng internet để “tải” xuống dùng lại hoặc số ít nhờ người khác làm hộ rất phụ thuộc, phiền tối và khơng bảo mật.
2.2.5. Thực trạng hoạt động KTĐG thường xuyên
Trong GD bậc trung học thì KT thường xuyên (gồm KT miệng và KT 15 phút) có vai trị quan trọng trong mỗi bài học. Thơng thường thì mỗi tiết học GV thường dành khoảng 5 phút đầu giờ để KT bài cũ của HS, giúp HS nhớ lại kiến thức cũ và giúp GV đưa ra vấn đề cần giải quyết để vào bài mới. Mặc dù, KT thường xuyên có tầm quan trọng như thế, nhưng đơi khi nó lại khơng được thực hiện, hoặc có nhưng thiếu hiệu quả nhất là ở những mơn học có định mức chương trình ít tiết. Ngun nhân dẫn đến điều đó đa phần là do áp lực hồn thành chương trình vốn đang nặng nề quá tải khiến GV sợ thiếu thời gian và sẵn sàng bỏ qua khâu này. Ngồi ra có thể là do quy định của Bộ GD&ĐT về số điểm hệ số 1 cịn ít, dẫn đến GV hay bỏ qua KT miệng mà chuyển thành bài KT 15 phút. Xuất phát từ điều đó đã làm ảnh hưởng đến tinh thần và ý thức học tập của HS, HS dần mất đi ý thức chuẩn bị bài và ôn lại bài cũ trước khi đến lớp, khi các em cho rằng chỉ có một điểm KT miệng nên đã KT rồi thì chủ quan khơng cần học bài cũ nữa. Mặt khác, có một số GV chưa nhận thức đúng về ý nghĩa của việc KT miệng, họ KT miệng chỉ là để đủ số lượng, đúng tiến độ KT, với những HS đã được KT miệng thì GV khơng cần KT lại nữa. Đôi khi, câu hỏi KT cịn đơn giản, khơng phát huy được trí lực của HS.
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động KTĐG học sinh trường THPT Nguyễn Du - Thanh Oai Du - Thanh Oai
2.3.1. Thực trạng việc xây dựng kế hoạch KTĐG
Xây dựng kế hoạch KTĐG cho các môn học là giúp cho CBQL, GV trong nhà trường có được bản kế hoạch tổng thể và chi tiết cho hoạt động KTĐG toàn năm học làm cho hoạt động này được chủ động, thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, trong những năm qua công tác này của trường THPT Nguyễn Du - Thanh Oai còn tồn tại một số bất cập.
Thời gian xây dựng và phổ biến kế hoạch đơi khi chưa kịp thời, có khi cịn chờ thơng qua toàn thể CB, GV trong Hội nghị cán bộ - viên chức (thường
được tổ chức vào cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 hằng năm) rồi mới chính thức thực hiện.
Nội dung kế hoạch còn sơ sài, chủ yếu xác định thời gian, lộ trình vào điểm cho các bài KT định kì của các mơn chứ chưa xác định cụ thể hình thức, phương pháp, nội dung, dạng thức... Kế hoạch chấm trả bài cho HS còn chưa phù hợp, có khi quá gấp do thời gian thi muộn so với thời gian phải báo cáo kết quả lên sở Giáo dục và Đào tạo. Điều này dẫn đến chất lượng chấm bài của GV đôi lúc chưa đảm bảo, thiếu đi sự chính xác, dẫn đến hiện tượng HS phải kiến nghị phúc tra lại bài thi, KT. Cũng có khi việc chấm bài của GV cho HS nếu hiệu trưởng khơng quản lý chặt chẽ sẽ dẫn đến tình trạng thiếu cơng bằng, thiếu trung thực khơng chính xác dẫn đến chất lượng “ảo”. Vì vậy việc quản lý chấm bài KT của GV cần phải có sự quan tâm sâu sát với thực tế của người hiệu trưởng, trong vấn đề này để đảm bảo cho sự cơng bằng, chính xác trong KTĐG chất lượng HS THPT. Hoạt động KTĐG do CBQL các nhà trường lập kế hoạch và quản lý, nhưng việc thực hiện KT lại do các nhóm chun mơn kết hợp thực hiện. Tuy nhiên, việc xây dựng mục tiêu, tiêu chí ĐG chưa cụ thể, thống nhất giữa các môn. Đối với cơng tác KTĐG thì tiêu chí ĐG có vai trị đặc biệt quan trọng. Đó là chuẩn để so sánh, đối chiếu, xác định đúng mức độ kết quả của đối tượng cần ĐG. Nhiều GV tự ra tiêu chí ĐG riêng cho cá nhân mình đặc biệt trong các bài KT miệng và 15 phút. Do đó, cơng tác KTĐG chưa ĐG đúng kết quả học tập của HS, chưa thực sự giúp GV và HS điều chỉnh được hoạt động dạy, học của mình. Trong những năm gần đây, nhà trường đã cố gắng rất nhiều trong việc khắc phục các nhược điểm của khâu KTĐG học tập của HS. Các văn bản, nội quy, kế hoạch KTĐG đã được thông báo đến HS và GV toàn trường. Tuy nhiên, việc thực hiện sai trong cách chấm, chữa bài, trả bài KT cho HS vẫn diễn ra. Vì vậy, để cơng tác KTĐG thực hiện hiệu quả các chức năng của nó, thì cần phải xây dựng được bản kế hoạch KTĐG một cách khoa học.
2.3.2. Thực trạng việc thành lập bộ phận chuyên trách về KTĐG
KTĐG trong nhà trường THPT là một hoạt động vừa mang tính thường xuyên lại vừa mang tính định kỳ kiểu “mùa vụ”. Đặc biệt là trong bối cảnh đổi mới GD hiện nay đòi hỏi phải đổi mới mạnh mẽ và sâu sắc về các mặt của KTĐG: mục tiêu, phương pháp, nội dung, hình thức, phương tiện, chuẩn ĐG... Để đáp ứng được u cầu đó thì trong mỗi nhà trường cần phải tổ chức ra một bộ phận chuyên trách về KTĐG. Tuy nhiên từ trước đến nay, nhà trường chưa thành lập được bộ phận chuyên trách về công tác KTĐG học tập của HS, mọi vấn đề chỉ đạo đều do một Phó hiệu trưởng phụ trách cơng tác dạy học chỉ đạo thông qua các tổ trưởng chuyên môn để GV và HS thực hiện. Từ thực trạng này dẫn đến nhiều khó khăn, hạn chế từ khâu xác định mục tiêu, tiêu chí giữa các tổ nhóm chun mơn chưa được thống nhất, đến khâu tìm ra phương pháp, cơng cụ ĐG sao cho phù hợp. Đề thi KT chưa được kiểm định và phản biện kỹ về tính khoa học nên chất lượng chưa thật cao, GV lúng túng khi phải soạn những đề TNKQ. Hoạt động KTĐG đôi lúc thiếu đi việc thanh tra, KT sát sao nên có những GV cịn chưa thực hiện nghiêm túc quy trình của nhà trường đề ra. Mặt khác, đội ngũ CBQL của nhà trường và các tổ chun mơn chưa có chun mơn sâu về QLGD và quản lý KTĐG.
Việc thiếu bộ phận chuyên trách về KTĐG cũng dẫn đến những khó khăn trong việc ứng dụng CNTT để lập ngân hàng câu hỏi, soạn đề TNKQ, chấm bài TNKQ, lưu trữ, thống kê và phân tích kết quả.
2.3.3. Thực trạng việc quản lý quy trình tổ chức hoạt động KTĐG
Để đảm bảo chất lượng của KTĐG học tập của HS thì quy trình KTĐG phải đáp ứng được các nguyên tắc về tính quy chuẩn, tính khách quan, tính tồn diện, tính hệ thống, tính xác nhận và phát triển. Ngoài ra phải đảm bảo các yêu cầu của KTĐG như: có mục tiêu, kế hoạch KTĐG cụ thể, có quy trình KTĐG phù hợp, tổ chức chỉ đạo thực hiện KTĐG. Sau khi học tập và nghiên cứu, tác giả nhận thấy trong quy trình KTĐG của nhà trường cịn tồn tại một số bất cập. Cụ thể như sau:
Với bước xác định mục đích ĐG, nhà trường chưa xác định rõ được mục đích của KTĐG là: Cho ai? Để làm gì? Chưa động viên khuyến khích được người học, chưa tạo được động lực thực sự để HS không ngừng tiến bộ.
Khâu xác định nội dung cần ĐG và bậc nhận thức tương ứng với từng nội dung đó chưa hợp lý với một số bộ môn, tỉ lệ các bậc nhận thức chưa phù hợp, chưa đáp ứng được mục đích ĐG.
Việc viết ma trận đề KT, một số GV chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc này nên còn làm một cách qua loa, đại khái, với mỗi đơn vị nội dung chưa xác định rõ được câu hỏi phù hợp với từng bậc nhận thức. Sau khi ra đề KT hoặc thi học kỳ thì thường là ban giám hiệu cho sao in và tiến hành KT, thiếu đi khâu phân tích, phản biện đề, người phụ trách chưa làm lại bài với tư cách là HS. Dẫn đến chưa phát hiện kịp thời những sai sót có thể xảy ra về độ khó và độ dài của đề KT.
Sau mỗi bài KT, ban giám hiệu đã giao bài KT cho GV nhập điểm vào máy tính trước khi trả về cho GV vào điểm, trả bài và nhận xét. Khâu trả bài và nhận xét là khâu quan trọng của quy trình KTĐG học tập của HS, nhưng nhiều GV lại xem nhẹ khâu này, có khi họ khơng chữa bài, hoặc có chữa thì lại khơng có những lời nhận xét chân tình, gợi ý, giúp đỡ để HS không bị phạm sai lầm, cố gắng có được kết quả cao hơn trong những bài KT sau đó.
2.3.4. Thực trạng việc thanh tra, kiểm tra hoạt động KTĐG
Thanh tra, KT là chức năng cuối cùng nhưng rất quan trọng của hoạt động quản lý. Thiếu khâu này thì mọi hoạt động quản lý đều khơng có hiệu quả, nhờ khâu này mà nhà quản lý nhìn nhận lại các cơng việc mà mình đã làm có đạt được mục đích đề ra hay khơng, có theo đúng kế hoạch hay khơng. Trong những năm qua, công tác KTĐG của nhà trường còn chưa đạt hiệu quả, chưa xác định rõ mục đích của việc thanh tra, KT hoạt động KTĐG học tập của HS để làm gì và cho ai? Chính vì lý do đó, mà cán bộ quản lí của các trường chưa nhìn nhận ra những thiếu sót của cơng tác KTĐG học tập của HS, chưa điều chỉnh được hoạt động này sao cho hiệu quả hơn. Công tác ra đề ở một số mơn đơi lúc cịn
thiếu đi tính hiệu quả, do khơng được phân tích, thanh tra, KT để kịp điều chỉnh cho hợp lý trước khi tiến hành cho thi, KT. Việc thực hiện kế hoạch của GV đơi khi cịn tuỳ tiện, thiếu nghiêm túc. Việc KT thường xuyên, đặc biệt bài 15 phút đơi lúc ở một số GV cịn thiếu hợp lý. Trong các kỳ thi, KT vẫn còn hiện tượng GV thiếu tinh thần trách nhiệm coi thi, chấm thi chưa nghiêm túc nhưng ban giám hiệu không kịp thời phát hiện và chấn chỉnh do họ không bị giám sát hay KT của ai, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả chung của trường.
2.3.5. Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động KTĐG
Vấn đề ứng dụng CNTT vào dạy học, QLGD và KTĐG đã được nhắc đến từ lâu, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đã trang bị cho các trường một số trang thiết bị hỗ trợ việc đổi mới KTĐG như máy tính, máy in siêu tốc, máy scaner, phần mềm hỗ trợ xây dựng đề TNKQ (testpro), phần mềm hỗ trợ chấm bài trắc nghiệm (Testsheet Reader). Tuy nhiên do lãnh đạo nhà trường chưa thật sự quan tâm, đồng thời sự non yếu về về trình độ CNTT của GV và nhân viên nên quá trình khai thác, ứng dụng gặp nhiều khó khăn, thậm chí các cơng cụ ứng dụng bị “đắp chiếu” vì khơng biết khai thác. Việc thiết kế và sử dụng các bài để thi, KT trực tiếp trên máy tính chưa được thực hiện bao giờ, hạ tầng mạng internet và hệ thống máy tính của trường hiện tại cũng chưa hoàn chỉnh và đồng bộ.
2.4. Đánh giá chung, nguyên nhân
2.4.1. Đánh giá chung
Điểm mạnh về quản lý hoạt động KTĐG học tập của HS
- Đại đa số CBQL các tổ chuyên môn, GV và HS nhận thức được vai trị của cơng tác KTĐG đối với quá trình dạy và học.
- Cơng tác KTĐG có sự chỉ đạo tương đối thống nhất từ ban giám hiệu đến các tổ, nhóm chun mơn và GV trong trường.
- Có ngân hàng câu hỏi KT của một số bộ mơn, hàng năm có bổ sung và chỉnh sửa cho phù hợp với yêu cầu của bộ môn và của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hạn chế về quản lý hoạt động KTĐG học tập của HS
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, cịn một số hạn chế trong cơng tác quản lý hoạt động KTĐG học tập của HS cần khắc phục đó là:
- Việc ra đề KT vẫn cịn có sự sai sót, đề và hướng dẫn chấm chưa đồng nhất dẫn đến việc chấm không thống nhất với nhau.
- Kế hoạch KTĐG học tập của HS trong trường còn thiếu và chưa khoa học, việc thực hiện kế hoạch chưa nghiêm túc.
- Hoạt động KTĐG học tập của HS trong trường còn chưa tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc và yêu cầu của KTĐG, như:
+ KTĐG chưa xác định rõ mục đích ĐG, chưa có mục tiêu và tiêu chí thống nhất.
+ Hình thức và phương pháp KTĐG chưa phù hợp, thiếu hiệu quả. + Còn tồn tại một số hiện tượng tiêu cực trong KTĐG.