Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động KTĐG học tập của học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá học tập của học sinh ở trường THPT nguyễn du thanh oai đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay (Trang 50 - 55)

1.4. Quản lý hoạt động KTĐG học tập của học sinh THPT

1.4.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động KTĐG học tập của học

sinh THPT

1.4.4.1. Yếu tố nhận thức

Yếu tố nhận thức được xác định là một yếu tố chủ quan có ảnh hưởng tới tồn bộ hoạt động KTĐG và cơng tác QL hoạt động KTĐG. Nếu những GV, HS có nhận thức đúng đắn về vai trị, ý nghĩa của hoạt động KTĐG, nhận thức đầy đủ về quy chế thi, KT sẽ giúp họ có những hành động đúng, ngược lại nếu nhận thức sai hoặc không đầy đủ sẽ khiến họ coi nhẹ hoạt động này, thậm chí là có những tác động tiêu cực. Điều này sẽ là rào cản đến quá trình QL, người QL sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, nhận thức của chính các nhà QL cũng có ảnh hưởng khơng nhỏ, nếu nhận thức không đúng sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm, ngược lại nếu họ có nhận thức đúng đắn sẽ giúp họ đưa ra những tác động tích cực, những quyết định đúng đắn. Do vậy, trong quá trình QL hoạt động KTĐG cần phải giúp cán bộ QL, GV, HS nhận thức đúng vai trị của KTĐG và có kiến thức nhất định về KTĐG học tập của HS thông qua việc thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về KTĐG nói chung, quy chế thi, KT, nghiệp vụ soạn đề KT nói riêng...

1.4.4.2. Kỹ năng sử dụng phương pháp KTĐG của GV

Sử dụng phương pháp KTĐG có vai trị hết sức quan trọng tới kết quả học tập của HS. Nên trong quản lý hoạt động KTĐG cần chỉ đạo áp dụng nhiều phương pháp KTĐG khác nhau (viết, vấn đáp, TNKQ…), thực hiện KTĐG thường xuyên để có thể sửa lỗi, điều chỉnh, bổ sung những sai sót về kiến thức cho HS kịp thời. Các phương pháp KTĐG đang được sử dụng phổ biến trong các trường THPT hiện nay chủ yếu giới hạn trong các bài thi trên giấy dưới hai hình thức quen thuộc là tự luận, TNKQ. Cả hai hình thức này đều phù hợp để chứng minh việc nắm vững kiến thức, riêng đối với hình thức tự luận cho phép HS chứng tỏ kỹ năng lý luận, diễn đạt bằng ngơn ngữ và trình bày kiến thức theo một cấu trúc hợp lý. Bên cạnh những phương pháp đã biết, có thể kể một vài phương pháp KTĐG mới có tính thực tiễn cao như ĐG qua đề án, hoặc ĐG

kỹ năng thực hành thơng qua các tình huống mơ phỏng (ví dụ như KT kỹ năng nói trong mơn ngoại ngữ thơng qua tình huống tham dự phỏng vấn trong khi xin việc).

1.4.4.3. Kỹ năng quản lý hoạt động KTĐG

Bên cạnh sự am hiểu về hoạt động KTĐG thì việc nhà quản lý phải trang bị cho mình kỹ năng quản lý hoạt động này là cần thiết, kỹ năng quản lý thuần thục sẽ giúp cho quá trình quản lý hoạt động KTĐG trở nên trơi chảy. Có thể đề cập tới một số kỹ năng cơ bản sau: thiết lập mục tiêu, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và KT việc thực hiện hoạt động KTĐG.

1.4.4.4. Ý thức tuân thủ các nguyên tắc của KTĐG

Nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của hoạt động KTĐG là chưa đủ mà trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động này cần nghiêm túc tuân thủ các nguyên tắc của KTĐG học tập. Thực tế cho thấy hiện nay là đội ngũ những người làm GD đã và đang trực tiếp hoặc gián tiếp vi phạm nguyên tắc của KTĐG. Điều này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới mục đích, ý nghĩa của hoạt động KTĐG.

1.4.4.5. Chế độ, chính sách dành cho hoạt động KTĐG

Chế độ, chính sách cho cán bộ, GV tham gia hoạt động KTĐG có tác động rất lớn tới kết quả của KTĐG. Nếu chế độ, chính sách dành cho cán bộ, GV tham gia hoạt động KTĐG phù hợp sẽ nâng cao được ý thức, trách nhiệm, năng lực chuyên môn, hạn chế được những tiêu cực thúc đẩy đổi mới KTĐG. Cơ sở vật chất trang thiết bị đầy đủ sẽ là tiền đề thuận lợi cho tổ chức KTĐG. Trên thực tế những chế độ, chính sách hiện nay của nhà nước là chưa phù hợp, chậm được đổi mới; cơ sở vật chất trang thiết bị thiếu thốn khiến cho việc tổ chức, triển khai gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Đây là nguyên nhân, là rào cản cho tiến trình đổi mới cũng như duy trì hoạt động KTĐG. Đặc biệt trong những năm gần đây, Bộ GD&ĐT đã liên tục có những thay đổi về quan niệm, cách thức, cơng cụ KTĐG ở mọi bậc học như Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT về quy định đánh giá HS tiểu học; việc ban hành quy chế thi Tốt nghiệp THPT 2014 và đặc biệt là việc ban hành quy chế kỳ thi THPT Quốc gia 2015. Những

chính sách đó tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến hoạt động KTĐG ở các trường học nói chung, nhất là các trường THPT.

1.4.4.6. Nhận thức của xã hội, của cha mẹ HS

Nhận thức của XH, của cha mẹ HS về KTĐG cũng có tác động nhất định. Tâm lý khoa cử, trọng bằng cấp của XH, của cha mẹ HS đã và đang gây sức ép rất lớn cho GD nói chung và hoạt động KTĐG nói riêng. Thậm chí tâm lý này cịn là ngun nhân của các hiện tượng tiêu cực trong thi cử gây nên những nhức nhối trong GD. Tuy nhiên thay đổi tâm lý của XH, của cha mẹ HS không phải là khơng thực hiện được, muốn thay đổi nó cần phải có những định hướng, những cải cách của nhà nước về GD.

1.4.4.7. Chương trình giáo dục

Sơ đồ 1.6: Các thành tố của CT giáo dục

CTGD là kế hoạch tổng thể, hệ thống về toàn bộ hoạt động GD tại nhà trường. Nó bao gồm mục đích GD, mục tiêu, chuẩn đầu ra, nội dung GD (với độ rộng và sâu tương ứng với chuẩn đầu ra), phương thức GD và hình thức tổ chức GD (với các phương pháp, phương tiện, công cụ dạy học phù hợp), phương thức ĐG kết quả GD (trong so sánh, đối chiếu với chuẩn đầu ra của CT). [16, Tr:26].

Mục đích, MT Chuẩn CT PPDH, HTTCDH Kinh nghiệm học tập KTĐG kết quả giáo dục Nội dung CT

Chương trình là một phức hợp bao gồm nhiều bộ phận cấu thành như: mục tiêu học tập; phạm vi, mức độ và cấu trúc nội dung học tập; các phương pháp, hình thức tổ chức học tập; Với tư cách là một thành tố của CTGD nên đương nhiên KTĐG chịu sự tác động từ những thành tố khác trong CTGD như mục tiêu, nội dung, phương pháp - hình thức tổ chức dạy học.

1.4.4.8. Công nghệ thông tin

CNTT và truyền thông giúp cho chủ thể QLDH thiết lập và vận hành được hệ thống thông tin QLDH giúp cho chủ thể QLDH có được các quyết định QLDH đúng đắn và kịp thời. Mặt khác, các tiện ích của CNTT và truyền thơng giúp cho người dạy và người học sưu tầm được nội dung, đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, cải thiện được phương thức ĐG kết quả học tập.

1.4.4.9. Văn bản, quy định, quy chế về kiểm tra, đánh giá

Luật pháp chính sách, điều lệ, quy chế của mỗi cơ sở GD, các quy định về chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, phương thức ĐG học tập… đối với mỗi ngành, chuyên ngành đào tạo có ý nghĩa định hướng và điều chỉnh các hoạt động của chủ thể QLDH và chủ thể dạy học trong xác định mục đích, lựa chọn nội dung tìm kiếm các phương pháp và hình thức tổ chức sử dụng các phương thức dạy học và KTĐG học tập của HS… Chính vì vậy, luật pháp, chính sách, điều lệ, quy chế GD có ảnh hưởng đến kết quả quản lý KTĐG học tập của HS.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 là tổng kết một số cơ sở lý luận về hoạt động KTĐG nói chung, về quản lý hoạt động KTĐG học tập của HS THPT nói riêng. Nội dung của chương đã đề cập đến các khái niệm cơ bản liên quan đến khái niệm quản lý, KTĐG, về vị trí, ý nghĩa, mục tiêu, hình thức, phương pháp và quy trình của hoạt động KTĐG học tập của HS THPT cũng như xu hướng KTĐG học tập trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo giục hiện nay. Đặc biệt là những lý luận về quản lý hoạt động KTĐG học tập của HS THPT như nội dung

của quản lý hoạt động KTĐG, các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý KTĐG học tập của HS THPT. Đây là những cơ sở lý luận quan trọng làm tiền đề cho việc:

- Phân tích thực trạng QL hoạt động KTĐG học tập của HS ở trường THPT Nguyễn Du - Thanh Oai;

- Đề xuất những biện pháp QL hoạt động KTĐG học tập của HS ở trường THPT Nguyễn Du - Thanh Oai đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ

HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU – THANH OAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá học tập của học sinh ở trường THPT nguyễn du thanh oai đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)