Mẫu ma trận đề kiểm tra HK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá học tập của học sinh ở trường THPT nguyễn du thanh oai đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay (Trang 87 - 91)

Bậc nhận thức Nội dung Bậc 1 Tái hiện (nhớ) Bậc 2 Tái tạo (hiểu & áp dụng) Bậc 3 Lập luận sáng tạo (PT, TH, ĐG) Tổng điểm TN TL TN TL TN TL TN TL ND1: Chương......) ND2: Chương......) ND3: Chương......) Tổng điểm 1,5 2,0 1.5 2,0 1,0 2,0 4,0 6,0

Bước 4: Tổ chức chỉ đạo viết câu hỏi KTĐG ứng với nội dung và bậc nhận thức của nội dung đó

Dựa trên những bậc mục tiêu dạy – học bậc 1, bậc 2, bậc 3 ta sẽ tiến hành xây dựng câu hỏi KTĐG học tập theo các mục tiêu đó, có thể phân loại thành các câu hỏi bậc 1, bậc 2, bậc 3 như sau:

Đối với câu hỏi KTĐG bậc 1: Đây là những câu hỏi để KT năng lực nhận thức ở mức độ ghi nhớ, có thể tái hiện, mơ tả lại những kiến thức của người học. Các câu hỏi KTĐG bậc 1 sẽ được xây dựng dưới dạng câu hỏi TNKQ và tập trung vào việc KT độ nhớ lý thuyết của HS.

Đối với câu hỏi KTĐG bậc 2: Đây là những câu hỏi mà GV dùng để KT năng lực nhận thức ở mức độ hiểu bài: có thể trình bày lại được kiến thức theo ngơn ngữ diễn đạt của mình nhưng vẫn đúng nội dung, có thể áp dụng định luật, cơng thức vào giải quyết các bài tập đơn giản, có thể chỉ ra được các mối liên hệ trong một đơn vị kiến thức, tạo ra được sự liên kết logic giữa các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng để tổ chức lại các thông tin đã được trình bày giống với bài giảng của GV hoặc trong sách giáo khoa. Các câu hỏi KTĐG bậc 2 sẽ được xây dựng dưới dạng câu hỏi TNTL kết hợp với TNKQ. Qua đó vừa có tác dụng KT năng lực thơng hiểu vấn đề của HS để có câu trả lời đúng, đồng thời cũng KT, rèn luyện được kỹ năng viết, sử dụng ngôn ngữ, kiến thức.

Đối với câu hỏi KTĐG bậc 3: Là những câu hỏi yêu cầu học sinh phải thể hiện được khả năng phân tích, tổng hợp, ĐG khi giải quyết các vấn đề.

Khả năng phân tích địi hỏi HS phải biết chia thông tin ra thành những phần nhỏ rồi chỉ ra mối liên hệ với tổng thể.

Khả năng tổng hợp là sự kết hợp thông tin khác nhau thành một hệ thống và chỉ ra sự gắn kết các thông tin trong một hệ thống mới.

Khả năng ĐG là dựa trên kết quả phân tích, tổng hợp các thơng tin, học sinh có thể đưa ra những nhận định, phán quyết đối với sự vật gắn với những chuẩn mực hay tiêu chí của nó.

Cũng trong dạng câu hỏi bậc 3, đòi hỏi HS phải sử dụng các khái niệm về môn học - chủ đề để giải quyết các vấn đề mới, không giống với những điều đã được học hoặc trình bày trong sách giáo khoa nhưng phù hợp khi được giải

quyết với kỹ năng và kiến thức được giảng dạy ở mức độ nhận thức này. Đây là những vấn đề giống với các tình huống HS sẽ gặp phải ngoài XH. Đây là năng lực đặc biệt, các câu hỏi KT năng lực này thường là những câu hỏi khó và để làm được những câu hỏi này đòi hỏi HS phải nắm vững kiến thức đồng thời phải sáng tạo có năng lực ĐG.

Các nhóm chun mơn tổ chức thảo luận các nội dung KTĐG và viết các câu hỏi KT kèm đáp án từng môn học tương ứng với mục tiêu và nội dung bao trùm nội dung của bài giảng và sách giáo khoa.

Bước 5: Tổ chức tổ hợp thành đề KT

Sau khi xây dựng được câu hỏi KTĐG học tập theo các bậc mục tiêu, GV sẽ xây dựng được một hệ thống ngân hàng câu hỏi để chuẩn bị cho việc soạn các đề KT. Nhóm trưởng chun mơn tổ hợp câu hỏi thành 3 đến 5 đề theo cấu trúc đề KT.

Bước 6: Tổ chức phân tích đề KT

Sau khi hồn chỉnh một đề KT, nhóm trưởng cùng phó hiệu trưởng phụ trách chun mơn phân tích đề KT đó, theo các tiêu chí sau:

- Đảm bảo số câu cho các bậc nhận thức theo ma trận đề. - Đảm bảo số câu cho các nội dung KT.

- Đảm bảo các nội dung trong dàn bài.

- Đảm bảo việc hoàn chỉnh phù hợp cho đối tượng KT. Đây là giai đoạn thẩm định đề theo thang bậc nhận thức, tuyệt đối không được hiểu sai các thang bậc nhận thức, việc hiểu sai sẽ dẫn đến số câu hỏi cho các bậc sẽ sai và hiển nhiên số câu hỏi cho các bậc khơng cịn theo dàn bài nữa, việc đó sẽ dẫn đến GV sẽ thu được kết quả sai trong KT và ĐG. Trước khi in ấn, tổ trưởng hoặc nhóm trưởng nhóm chun mơn cần phân tích đề bằng cách làm bài với tư cách là HS. Trong quá trình làm bài sẽ phát hiện những sai số có thể và độ dài của bài KT. Thơng thường, GV cần 2/5 đến 1/2 thời gian so với thời lượng làm bài của HS là phù hợp.

Bước 7: Tổ chức in sao đề KT và đóng gói đề thi

Photocopy đề KT theo số lượng HS từng phòng KT (hoặc lớp KT) và niêm phong túi đề KT. Trong quá trình photocopy, in ấn đề KT tránh để xảy ra những sai sót khơng đáng có như thiếu trang, thiếu chữ, nhầm lẫn trang...

Đặc biệt lưu ý đối với đề TNKQ u cầu có nhiều mã đề thì cần phải sử dụng công cụ phần mềm để trộn đề, khi in sao cần phải sắp theo một quy luật để tránh trùng lặp và lộn xộn mã đề.

Bước 8: Tổ chức coi thi, chấm thi

- Chỉ đạo tổ chức đổi chéo KT và phân công GV chấm chéo bài KT theo quy chế. Quán triệt tới từng CB coi KT tính nghiêm túc của kỳ KT phụ thuộc rất lớn vào thái độ và cách xử lý tình huống của các GV coi KT. Do vậy, GV coi KT cần thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình để cơng tác tổ chức KT đạt hiệu quả, mang tính khách quan, cơng bằng.

+ Phải có trách nhiệm giám sát HS trong suốt quá trình HS làm bài thi hoặc KT.

+ Yêu cầu HS không được mang tài liệu vào phòng thi và sử dụng các dụng cụ khơng được phép vào phịng thi.

+ Phải thực hiện cách phát đề theo đúng quy định về thi trắc nghiệm nếu có. + Lập biên bản và đề nghị xử lý đối với các trường hợp vi phạm quy định về KT.

+ Khơng được ra ngồi bỏ vị trí trong suốt q trình làm thi, KT.

+ Khơng được nhờ GV khác coi thi hộ nếu như Ban Giám hiệu không đồng ý.

- Để đảm bảo tính khách quan, trước khi giao bài cho CB chấm KT, bài KT được Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo đánh phách, dọc phách theo đúng quy định. Hiệu trưởng phân công GV chấm chéo bài KT theo từng bộ môn cụ thể.

Việc chấm bài đối với các bài thi TNKQ thì chấm theo thực tế, tuy nhiên đối với các bài TNTL, sẽ có thống nhất giữa các GV chấm. Tại đây BGH sẽ quy

định thời gian hồn thành cơng tác chấm. Để đảm bảo theo đúng quy chế bài làm của HS cũng sẽ được làm tròn theo đúng quy định.

Bước 9: Tổ chức ghi chép điểm và nhận xét cho từng HS trong sổ điểm

Sau khi bài KT được trả về cho HS để lấy ý kiến phản hồi từ phía HS, nếu khơng cịn ý kiến thắc mắc Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo GV ghi điểm vào sổ điểm của lớp. Kết quả KT (bảng điểm chính thức) của HS sau khi chấm sẽ được lưu ở văn phịng (bảng điểm gốc) và các GV (bảng điểm phơ tơ) để có sự đối chiếu, theo dõi chéo. Tránh hiện tượng tiêu cực xảy ra như xin điểm, sửa chữa điểm ...

Bước 10: Trả bài, nhận xét, lên điểm, phân tích kết quả, rút kinh nghiệm và lưu trữ

Đây là khâu quan trọng của quy trình KTĐG. Cần cho HS những lời nhận xét chân tình, gợi ý, giúp đỡ để HS không phạm lại những sai lầm, cố gắng học tập để đạt điểm cao hơn trong các bài KT sau. Sau khi điểm được nhập vào máy tính, tổ Khảo thí sẽ in thống kê chất lượng bài KT hoặc bài thi đó trình lên Ban Giám hiệu theo mẫu sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá học tập của học sinh ở trường THPT nguyễn du thanh oai đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)