Nội dung Dưới 3 SL(%) Từ 3 đến 4.75 SL(%) Từ 5 đến 6.5 SL(%) Từ 6.75 đến 8 SL(%) Từ 8 đến 10 SL(%) Từ 5 trở lên SL(%) Xếp thứ Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 .......
Căn cứ vào bảng thống kê đó, GV sẽ nhận ra được số các HS không đạt cho các nội dung là bao nhiêu. Trên cơ sở GV sẽ có kế hoạch phụ đạo cho HS, đồng thời theo bảng thống kế đó BGH sẽ có căn cứ để ĐG viên và xếp loại GV, đồng thời cũng là nội dung để các nhóm chun mơn có kế hoạch điều chỉnh và
đổi mới phương pháp dạy học. Công tác này sẽ phản ánh chính xác năng lực nhận thức cho HS và năng lực dạy học đối với GV. Đây là giai đoạn mà GV, cũng như BGH rất quan tâm đối với công tác KTĐG học tập của HS.
Điều kiện thực hiện biện pháp: Cần quyết tâm cao của BGH cùng đội ngũ
giáo viên, ngồi ra có thể thuê các chuyên gia tư vấn giúp nhà trường một số khâu trong quá trình thực hiện biện pháp này...
3.2.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hoạt động KTĐG học sinh. hoạt động KTĐG học sinh.
3.2.3.1. Mục đích
Trong những năm gần đây, ứng dụng CNTT trong QLGD nói chung được xem là một giải pháp hữu hiệu giúp đổi mới cơng tác quản lý và giảng dạy. Vì vậy cần giúp CBQL, GV có kỹ năng sử dụng CNTT thành thạo vào công tác quản lý và giảng dạy của mình.
3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Nội dung biện pháp
- Xây dựng, khai thác và ứng dụng có hiệu quả các phần mềm tin học để quản lý kết quả đạt được của HS: điểm thi, KT, điểm rèn luyện như : phầm mềm quản lý HS trong đó có chức năng quản lý điểm, quản lý các kỳ KT; quản lý ngân hàng câu hỏi, đề KT kèm đáp án; phần mềm trộn đề KT…
- Khai thác triệt để mạng internet vào việc tra cứu tài liệu, thu thập, trao đổi thông tin cần thiết cho quản lý và giảng dạy, hệ thống thư điện tử...
- Xây dựng và khai thác có hiệu quả trang thông tin website của nhà trường nhằm quảng bá, giới thiệu về nhà trường cũng như công khai kết quả KT, kết quả học tập. Sử dụng CNTT để quản lý, xử lý, thống kê, báo cáo và ĐG chất lượng GD của nhà trường...
- Sử dụng CNTT trong quản lý toàn bộ hoạt động dạy và học của nhà trường, đặc biệt là hoạt động KTĐG học tập của HS.
Cách thức thực hiện biện pháp
Trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập toàn cầu, đẩy mạnh ứng dụng CNTT vừa là nhiệm vụ, vừa là giải pháp và
là con đường ngắn nhất dẫn đến sự thành công. Từ năm học 2008 - 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy chủ đề năm học là: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và đổi mới cơng tác quản lý tài chính”. Từ đó đến nay, hằng năm Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đều có những văn bản chỉ đạo việc ứng dụng CNTT vào nhà trường, 3 năm tổ chức một lần ngày hội CNTT từ cấp cụm đến toàn ngành. Đây là một cơ hội tốt để nhà trường đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào dạy học, quản lý nhà trường và đặc biệt là KTĐG học tập của HS. Để làm tốt điều này cần thực hiện các biện pháp cụ thể sau:
- Về công tác chỉ đạo: Cần thành lập Ban chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng CNTT cấp trường;
- Xây dựng kế hoạch chi tiết phát triển, ứng dụng CNTT trong từng giai đoạn, trước mắt là giai đoạn 2015-2020. Ban chỉ đạo có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, tổ chức, triển khai thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong nhà trường cho từng năm học cụ thể. Trong đó chú trọng các nhiệm vụ và giải pháp nâng cao trình độ CNTT cho đội ngũ; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị CNTT; tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác QLGD, sử dụng thiết bị CNTT trong hoạt động dạy và học.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV về tầm quan trọng, sự cần thiết về nhiệm vụ đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý, giảng dạy, tổ chức các hoạt động GD, góp phần nâng cao chất lượng GD đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ đổi mới.
- Chuẩn bị các điều kiện thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh ứng dụng CNTT: + Về đội ngũ: Bồi dưỡng kiến thức tin học cho đội ngũ CBQL, GV, NV các nhà trường với các nội dung cụ thể, thiết thực như: tin học căn bản, truy cập Internet, thiết kế bài giảng điện tử, kỹ thuật xử lý âm thanh, hình ảnh,... Chủ động tổ chức các lớp bồi dưỡng và mời giảng viên dạy ngay tại trường. Vận động CBQL, GV, NV tự học, tự bồi dưỡng, cử CB, GV tham gia đầy đủ các lớp học bồi dưỡng, nâng cao kiến thức tin học do sở tổ chức. Cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ CBQL và GV về nhận thức, kỹ năng
việc ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy đặc biệt chú trọng việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy và KTĐG học tập của HS nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả GD.
+ Tập trung nghiên cứu, làm chủ những ứng dụng của các phần mềm hỗ trợ soạn câu hỏi KT, phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi và trộn đề KT TNKQ, nhất là trộn đề môn Tiếng Anh.
+ Về cơ sở vật chất, thiết bị ứng dụng CNTT: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật theo hướng: Nâng cấp, phân quyền sử dụng hợp lý và khai thác có hiệu quả cổng thông tin điện tử và hệ thống Website nhà trường nhằm quảng bá các hoạt động của nhà trường cũng như công khai minh bạch hóa kết quả học tập, kết quả các kì KT của nhà trường; Nâng cấp hạ tầng mạng Internet cáp quang nhằm tăng tốc độ đường truyền tín hiệu, đáp ứng yêu cầu học tập và KT qua mạng của HS; lắp đặt thiết bị phát wifi phủ sóng tồn bộ khn viên nhà trường để thuận tiện cho việc kết nối, truy cập internet của cả GV và HS;
+ Thiết lập và sử dụng hệ thống e-mail mang tên miền riêng, đảm bảo mỗi CB và GV có ít nhất một địa chỉ e-mail, khuyến khích tạo địa chỉ e-mail cho HS để tiện trao đổi việc giảng dạy và học tập; đầu tư trang bị các thiết bị, phương tiện ứng dụng CNTT hiện đại như bảng điện tử thông minh. Nâng cấp, bổ sung ứng dụng các phần mễm hỗ trợ quản lý và giảng dạy có chất lượng cao. Ưu tiên cho khai thác, sử dụng các phần mềm hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học; phần mềm Quản lý HS, trong đó bao gồm các chức năng: quản lý các kỳ KT, các kỳ khảo sát chất lượng cho phép khai báo môn KT, đánh số báo danh, chia phòng KT, nhập điểm KT và tổng hợp báo cáo; quản lý điểm của tất cả các bài KT, tính điểm trung bình mơn, trung bình các mơn và xếp loại học lực cho HS.
- Tổ chức các hoạt động ứng dụng CNTT: Tăng cường tổ chức và tham gia các hoạt động đẩy mạnh ứng dụng CNTT như: Tổ chức các Hội thi ứng dụng CNTT giỏi cho CBQL, GV, NV nhằm phát triển mạnh mẽ phong trào sáng tạo phần mềm phục vụ dạy - học và quản lý, lồng ghép các nội dung thi hiểu biết
và thực hành tin học vào các Hội thi GV giỏi ... Tiếp tục duy trì và tổ chức tốt Ngày hội CNTT ngành giáo dục hàng năm.
- Xây dựng kế hoạch XHH giáo dục nhằm tiếp tục đầu tư mua sắm và tu bổ cơ sở vật chất kỹ thuật: phịng vi máy vi tính cho HS, máy tính cho các bộ phận chun mơn, cho GV, các thiết bị hiện đại sử dụng làm công cụ hỗ trợ việc ứng dụng CNTT.
- Tổ chức tốt các cuộc thi cho HS như: thi giải toán qua mạng Internet, thi Olympic Tiếng Anh.
Điều kiện thực hiện biện pháp: Cần đầu tư kinh phí thích đáng cùng các
giải pháp, ý tưởng cơng nghệ, có đội ngũ CB- GV thành thạo CNTT sẵn sàng đón nhận và làm chủ cơng nghệ.
3.2.4. Biện pháp 4: Xây dựng đội ngũ GV cốt cán, chuyên trách cho các kỳ KTĐG KTĐG
3.2.4.1. Mục tiêu biện pháp
Thành lập và bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ KTĐG cho một đội ngũ GV cốt cán, chuyên trách để sẵn sàng hỗ trợ tồn diện, tích cực cho GV trong q trình KTĐG về nghiệp vụ, về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị,...; nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến hoạt động KTĐG và quản lý hoạt động KTĐG.
3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Nội dung biện pháp
- Ra quyết định thành lập Tổ khảo thí bao gồm những CB, GV có đủ điều kiện, phẩm chất làm cốt cán. Chức năng chính là hỗ trợ, tham mưu cho BGH để tổ chức các hoạt động liên quan đến KTĐG, thực hiện các công việc khi được phân công.
- Liên tục bồi dưỡng, trang bị kiến thức và kỹ năng KTĐG cho đội ngũ cốt cán, làm nòng cốt cho hoạt động KTĐG. Ở đây cần phải nhấn mạnh rằng đội ngũ cốt cán này chỉ đảm nhiệm vai trò hỗ trợ bên cạnh vai trị của GV bộ mơn, làm cho
cơng việc đó trở nên chun nghiệp và hiệu quả, chính xác và khách quan hơn chứ khơng phải là làm thay GV bộ môn.
Cách thức thực hiện biện pháp
- Mời các chuyên gia KTĐG về hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng quy trình
làm việc và cách thức tổ chức của công tác này.
- Cử các thành viên Tổ khảo thí đi học bồi dưỡng chun mơn, trong các đợt tập huấn của ngành về KTĐG, tham quan một số trường có mơ hình làm tốt cơng tác KTĐG.
Việc thành lập Tổ Khảo thí về KTĐG sẽ làm thay đổi mơ hình quản lý KTĐG học tập của HS trong trường. Nhằm chun mơn hố hoạt động KTĐG, giảm tải công việc cho GV và hỗ trợ hiệu quả cho công tác quản lý KTĐG, các nhiệm vụ chính của Tổ Khảo thí bao gồm:
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động liên quan đến KTĐG trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường đã được phê duyệt.
- Phối hợp với các tổ nhóm chun mơn trong trường xây dựng quy trình và cơng cụ ĐG thống nhất.
- Tổ chức xây dựng ngân hàng câu hỏi thi, KT làm cơ sở để xây dựng đề KT, đề thi.
- Thực hiện các công việc cơ bản của công tác KTĐG - Bảo quản các tài liệu liên quan theo quy định.
- Phối hợp với các đơn vị trong trường chuẩn bị cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ KTĐG.
- Thực hiện tổng hợp và báo cáo định kỳ cho Ban Giám hiệu về hoạt động KTĐG, kết quả KTĐG, ĐG chất lượng dạy và học.
- Thường xuyên đề xuất với BGH những biện pháp cải tiến hoạt động KTĐG học tập của HS nhằm nâng cao chất dạy và học..
Tổ Khảo thí là bộ phận hết sức quan trọng trong cơng tác đổi mới KTĐG. Tổ Khảo thí là bộ phận thay mặt lãnh đạo nhà trường KTĐG hiệu quả giảng dạy
của GV và chất lượng học tập của HS. Do vậy, những CB khảo thí phải là những ngưịi thấm nhuần tư tưởng đổi mới KTĐG, đồng thời phải ln ln cơng tâm, cơng bằng, chính xác và khách quan khi ĐG hiệu quả giảng dạy của GV cũng như chất lượng học tập của HS. Chỉ cần một sai lầm nhỏ trong công tác KTĐG cũng dễ dẫn đến tiêu cực, mất đoàn kết trong GV và trong cả HS.
Lãnh đạo trường phối hợp cùng với Tổ Khảo thí KTĐG GV và chất lượng học tập của HS, đồng thời cũng tạo điều kiện để Tổ Khảo thí hồn thành tốt nhiệm vụ.
Điều kiện thực hiện biện pháp: Có kế hoạch phát triển đội ngũ, bố trí
nguồn lực chi thường xuyên cho hoạt động này.
3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động KTĐG học sinh
3.2.5.1. Mục tiêu biện pháp:
- Cảnh báo những sai sót, tiêu cực có thể xảy ra giúp bộ phận quản lý và GV có phương án điều chỉnh kịp thời hạn chế tối đa những sai sót, tiêu cực;
- Phát hiện kịp thời những sai sót, tiêu cực để ngăn chặn và xử lý kịp thời đảm bảo KTĐG khách quan, cơng bằng và chính xác. Góp phần làm cho chất lượng ĐT của nhà trường, của hệ thống được đảm bảo, tạo dựng lòng tin trong XH, mặt khác, là công cụ ĐG hiệu quả công tác quản lý của nhà trường trong hoạt động KTĐG.
3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Nội dung biện pháp
Thanh tra, KT là một chức năng quan trọng của quản lý nhằm ĐG kết quả hoạt động của hệ thống, kịp thời dự báo và phát hiện các sai sót nảy sinh trong quá trình hoạt động, tìm nguyên nhân và biện pháp sửa chữa. Kế hoạch hướng dẫn việc sử dụng các nguồn lực để hồn thành mục tiêu, cịn thanh tra, KT xác định tổ chức hoạt động có phù hợp với mục tiêu về kế hoạch khơng. Công tác KTĐG bao gồm nhiều khâu như chuẩn bị về cơ sở vật chất, ra đề, tổ chức coi
thi, chấm thi, quản lý điểm thi. Mỗi một khâu trong đó khơng được thực hiện nghiêm túc sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng ĐG kết quả học tập của HS và tạo ra sự không công bằng đối với HS. Trên thực tế, qua khảo sát cho thấy công tác thanh tra, KT hoạt động KTĐG ở trường THPT Nguyễn Du - Thanh Oai thường chỉ tập trung vào khâu coi thi và chấm thi, còn các khâu khác cũng rất quan trọng nhưng cũng rất dễ phát sinh tiêu cực (ra đề, sao in đề, quản lý đề, quản lý điểm, …) thì ít được thanh tra. Hiện tượng lộ đề, làm sai lệch điểm do khách quan hay chủ quan khơng phải khơng có. Từ lý luận và thực tiễn đang diễn ra cho thấy tăng cường thanh tra, KT là việc làm cần thiết.
Cách thức thực hiện biện pháp
Trước hết, công tác thanh tra phải coi trọng nhiệm vụ cảnh báo để giúp phòng tránh những bất trắc có thể xảy ra, chứ không nên coi thanh tra là phải phát hiện ra những sai sót để trừng phạt hay kỷ luật người vi phạm. Để làm việc này, công tác thanh tra phải được tiến hành sớm trước khi diễn ra kỳ thi, KT. Nhiệm vụ của bộ phận thanh tra là xem xét tồn bộ quy trình KTĐG cũng như kế hoạch và sự chuẩn bị cho việc thực hiện quy trình đó để cảnh báo những sai sót, tiêu cực có thể xảy ra và kiến nghị điều chỉnh. Chẳng hạn, với phương pháp tự luận mà bố trí quá nhiều thí sinh trong một phịng thi hoặc bố trí một giám thị coi thi cho một phịng thi thì khó đảm bảo coi thi nghiêm túc; xem xét điều kiện đảm bảo cho việc quản đề, nhận đề, … Những phát hiện và kiến nghị để cho hoạt động KTĐG được khách quan, chính xác, nghiêm túc thuộc phần trách nhiệm của công tác thanh tra.
- Cần tránh thanh tra hình thức, cần xác định những nơi, những việc quan trọng, những công việc dễ sai sót làm ảnh hưởng đến kỳ thi để tập trung thanh tra chứ không nên dàn trải đều khắp sẽ dẫn đến hời hợt, không hiệu quả.
- Phải xử lý nghiêm theo quy định và khen thưởng thoả đáng với những ai vi phạm hay thành tích theo những phát hiện, kiến nghị của thanh tra.
Công tác KT do lãnh đạo nhà trường, đặc biệt là lãnh đạo bộ phận chuyên
khâu, tất cả các công việc. Thông qua KT, CBQL điều hành nhắc nhở, uốn nắn nhân viên của mình để tránh những sai sót có thể xảy ra, kịp thời điểu chỉnh