1.3. Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động KTĐG học tập của H Sở
1.3.6. Xu hướng đổi mới KTĐG học tập hiện nay
Hoạt động KTĐG học tập của HS nói chung và ở trường THPT hiện nay nói riêng đang đứng trước những áp lực rất lớn của XH, đòi hỏi phải có sự đổi mới mạnh mẽ để góp phần đổi mới GD, đáp ứng những yêu cầu cấp bách về nguồn nhân lực. Từ thực tế đó, trong những năm gần đây hoạt động này đang có những xu thế thay đổi mạnh mẽ cả trên thế giới và trong nước. Đó là:
- Chuyển từ chủ yếu sử dụng việc KTĐG khi kết thúc mơn học, khóa học (ĐG tổng kết) nhằm mục đích xếp hạng, phân loại sang sử dụng đa dạng các loại hình KTĐG, coi trọng ĐG thường xuyên, định kì sau từng phần, từng chương nhằm mục đích phản hồi, điều chỉnh quá trình giảng dạy và học tập (ĐG quá trình).
- Chuyển từ chủ yếu ĐG kiến thức, kĩ năng sang ĐG năng lực của người học. Tức là chuyển trọng tâm ĐG chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức... (ĐG kiểu truyền thống) sang ĐG năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn cuộc sống (ĐG hiện đại - phi truyền thống), đặc biệt chú trọng ĐG các năng lực tư duy bậc cao như tư duy sáng tạo, siêu nhận thức (nghĩ về cách suy nghĩ). ĐG khả năng tiềm ẩn của HS dựa trên kết quả đầu ra cuối một giai đoạn học tập, là quá trình tìm kiếm minh chứng về việc HS đã thực hiện thành công các sản phẩm đó. ĐG năng lực nhằm giúp GV có thơng tin kết quả học tập của HS để
điều chỉnh hoạt động giảng dạy; giúp HS điều chỉnh hoạt động học tập; giúp GV và nhà trường xác nhận, xếp hạng kết quả học tập.
- Chuyển từ ĐG một chiều (GV đánh giá) sang ĐG đa chiều (không chỉ do người thầy ĐG mà HS cùng tham gia ĐG, ĐG lẫn nhau, đặc biệt là tự ĐG bản thân).
- Chuyển ĐG từ một hoạt động độc lập với quá trình dạy học sang việc tích hợp ĐG vào quá trình dạy học, xem ĐG là một phương pháp dạy học (Leaning tool).
- Sử dụng CNTT trong KTĐG: sử dụng các phần mềm thẩm định các đặc tính đo lường của cơng cụ (độ tin cậy, độ khó, độ phân biệt, độ giá trị) và sử dụng các mơ hình thống kê vào xử lý phân tích, lý giải kết quả ĐG.