1.4. Quản lý hoạt động KTĐG học tập của học sinh THPT
1.4.2. KTĐG trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
Bối cảnh thế giới
Đổi mới giáo dục đào tạo đang trở thành xu thế toàn cầu trong mấy thập niên gần đây. Vào những thập niên cuối của thế kỷ XX, khoa học và công nghệ trên thế giới phát triển như vũ bão tạo ra những bước tiến nhảy vọt, đặc biệt trong các lĩnh vực điện tử - viễn thông, tin học và công nghệ thông tin. Những
thành tựu của sự phát triển này đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống XH trong từng quốc gia và trên phạm vi toàn cầu. Để diễn đạt bước ngoặt trong tiến trình phát triển của nhân loại người ta đã nói đến một thời đại tin học với sự bùng nổ thông tin và công nghệ đổi mới nhanh đến mức chóng mặt. Đó chính là nền tảng khoa học – cơng nghệ của q trình tồn cầu hóa và sự phát triển của kinh tế tri thức. Những chuyển biến hết sức mạnh mẽ này đã làm thay đổi, nếu khơng nói là đảo lộn nhiều triết lý, quan niệm, phương thức tổ chức và hoạt động của hầu hết các lĩnh vực mà trước hết và chủ yếu lại chính là giáo dục và đào tạo.
Tri thức mới được tạo ra với cấp số nhân, được phổ biến nhanh và rộng đến mức khơng hình dung được lại có thể lưu giữ những khối lượng khổng lồ bằng những phương tiện vơ cùng gọn nhẹ và việc tìm kiếm, sử dụng dễ dàng đến mức trẻ em cũng có thể làm được và thậm chí cịn thao tác nhanh hơn người lớn… Trong bối cảnh ấy kiến thức chuyên môn cụ thể rất nhanh lạc hậu, cái mới ln có cái mới hơn thay thế trong một thời gian ngắn. Đã xuất hiện và trở nên rất phổ biến các lớp học điện tử, thư viện điện tử, các chương trình đào tạo từ xa, hội nghị trực tuyến…Cho đến hơm nay việc tìm kiếm thơng tin, kiến thức và giao lưu qua mạng đã trở nên phổ biến hơn rất nhiều so với việc đọc sách, báo giấy trước đây. Đã trở thành câu nói cửa miệng của rất nhiều người, rằng với đà phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay, không thể biết trước điều gì sẽ xảy ra. [35:2]
Các nước, bắt đầu từ những nước có nền khoa học phát triển, từ nhiều thập niên gần đây đã tiến hành xem xét lại tồn bộ hệ thống giáo dục của mình và một chuyển biến tương đối rõ là họ chuyển dần từ dạy kiến thức chuyên môn sang dạy cách tự học. Việc học tập không chỉ thực hiện ở nhà trường mà có thể ở nhà hoặc ở bất cứ đâu. Cơ hội học tập không chỉ dành cho với lứa tuổi cắp sách đến trường mà với bất cứ ai. Triết lý xã hội học tập, học suốt đời dần hình thành.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI (gọi tắt là Nghị quyết 29) về đổi mới căn bản, tồn diện GD&ĐT đã có những ĐG tổng quát về những thành tựu, hạn chế, chỉ ra những nguyên nhân của những tồn tại trong giáo dục - đào tạo nước ta, trên cơ sở đó đưa ra định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Nghị quyết đã đưa ra 7 quan điểm chỉ đạo, xác định mục tiêu tổng quát là: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.
Xây dựng nền GD mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, QL tốt; có cơ cấu và phương thức GD hợp lý, gắn với xây dựng XH học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, XHH và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng XHCN và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền GD Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”.[2:8]
Nghị quyết xác định các mục tiêu cụ thể cho từng cấp học, trong đó có mục tiêu cụ thể đối với GD phổ thơng: “tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực cơng dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS. Nâng cao chất lượng GD toàn diện, chú trọng GD lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Hồn thành việc xây dựng chương trình GD phổ thơng giai đoạn sau năm 2015. Bảo đảm cho HS có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thơng nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thơng có chất lượng. Nâng cao chất lượng phổ cập GD, thực hiện GD bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020”. [2: 9-10]
Để thực hiện được những mục tiêu trên, Nghị quyết 29 cũng đã xác định các nhiệm vụ, giải pháp cơ bản, trong đó có nhiệm vụ và giải pháp về đổi mới KTĐG: “ Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, KT và ĐG kết quả GD, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan.
Việc thi, KT và ĐG kết quả GD, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được XH và cộng đồng GD thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả ĐG trong quá trình học với ĐG cuối kỳ, cuối năm học; ĐG của người dạy với tự ĐG của người học; ĐG của nhà trường với ĐG của gia đình và của XH.
Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho XH mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, ĐG đúng năng lực HS, làm cơ sở cho việc tuyển sinh GD nghề nghiệp và GD đại học.
Đổi mới phương thức ĐG và công nhận tốt nghiệp GD nghề nghiệp trên cơ sở kiến thức, năng lực thực hành, ý thức kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp. Có cơ chế để tổ chức và cá nhân sử dụng lao động tham gia vào việc ĐG chất lượng của cơ sở đào tạo.
Đổi mới phương thức tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng kết hợp sử dụng kết quả học tập ở phổ thông và yêu cầu của ngành đào tạo. ĐG kết quả đào tạo đại học theo hướng chú trọng năng lực phân tích, sáng tạo, tự cập nhật, đổi mới kiến thức; đạo đức nghề nghiệp; năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ; năng lực thực hành, năng lực tổ chức và thích nghi với mơi trường làm việc. Giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các cơ sở GD đại học.
Thực hiện ĐG chất lượng GD, đào tạo ở cấp độ quốc gia, địa phương, từng cơ sở GD, đào tạo và ĐG theo chương trình của quốc tế để làm căn cứ đề xuất chính sách, giải pháp cải thiện chất lượng GD, đào tạo.
Hoàn thiện hệ thống kiểm định chất lượng GD. Định kỳ kiểm định chất lượng các cơ sở GD, đào tạo và các chương trình đào tạo; cơng khai kết quả kiểm định. Chú trọng KT, ĐG, kiểm soát chất lượng GD và đào tạo đối với các
cơ sở ngồi cơng lập, các cơ sở có yếu tố nước ngoài. Xây dựng phương thức KT, ĐG phù hợp với các loại hình GD cộng đồng.
Đổi mới cách tuyển dụng, sử dụng lao động đã qua đào tạo theo hướng chú trọng năng lực, chất lượng, hiệu quả công việc thực tế, không quá nặng về bằng cấp, trước hết là trong các cơ quan thuộc hệ thống chính trị. Coi sự chấp nhận của thị trường lao động đối với người học là tiêu chí quan trọng để ĐG uy tín, chất lượng của cơ sở GD đại học, nghề nghiệp và là căn cứ để định hướng phát triển các cơ sở GD, đào tạo và ngành nghề đào tạo”.
Thực hiện Nghị quyết 29, trong thời gian gần đây xác định KTĐG là khâu đột phá có thể thực hiện trước một bước, Bộ GD&ĐT đã liên tục có những chỉ đạo đổi mới hoạt động KTĐG ở mọi bậc học (Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT về quy định ĐG học sinh tiểu học; việc ban hành quy chế thi Tốt nghiệp THPT 2014 và đặc biệt là việc ban hành quy chế kỳ thi THPT Quốc gia 2015...).
Từ những thay đổi trên, đòi hỏi mỗi nhà trường, thậm chí mỗi cá nhân (GV, HS, phụ huynh) đều phải có sự thích nghi với hồn cảnh mới của nền GD nước nhà, trong đó KTĐG là một hoạt động căn bản cần phải chú trọng.