CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC BIỆN PHÁP
1.2 Pháp luật về tự vệ trong thương mại quốc tế
1.2.3.2 Quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp tự vệ
Quốc gia nhập khẩu phải ra quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp tự vệ trên cơ sở kết luận điều tra chính thức của cơ quan có thẩm quyền điều tra. Quyết định này phải được công bố công khai.
Các biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng trong giới hạn cần thiết để ngăn cản hay khắc phục tổn hại nghiêm trọng và để tạo thuận lợi cho việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất nội địa23.Và việc áp dụng phải được thực hiện trên nguyên tắc không phân biệt đối xử, tức là các biện pháp tự vệ sẽ được áp dụng đối với sản phẩm nhập khẩu bất kể sản phẩm đó có nguồn gốc, xuất xứ từ quốc gia nào.
Như vậy khác với biện pháp chống bán phá giá và biện pháp chống trợ cấp (chỉ áp dụng đối với nhà xuất khẩu từ một hoặc một số nước xuất khẩu nhất định bị điều tra), biện pháp tự vệ áp dụng cho tất cả các nhà sản xuất, xuất khẩu của tất cả các nước xuất khẩu đang xuất mặt hàng đó sang nước nhập khẩu. Trừ trường hợp ngoại lệ được quy định tại Khoản 1 Điều 9 Hiệp định SG: “Các biện pháp tự vệ không được áp dụng để chống lại hàng hóa có
xuất xứ từ một nước Thành viên đang phát triển…”
Quốc gia nhập khẩu có thể áp dụng biện pháp tự vệ dưới hình thức:
Thứ nhất, tăng thuế so với mức thuế trần đã cam kết (một mức thuế suất
cao hơn rất nhiều sẽ đánh lên phần hàng hóa nhập khẩu vượt quá số lượng, khối lượng, giá trị hàng hóa nhập khẩu đã quy định).
Thứ hai, áp dụng biện pháp định lượng với điều kiện: “biện pháp này sẽ
không làm giảm số lượng nhập khẩu dưới mức nhập khẩu trung bình của 3 năm đại diện gần nhất có số liệu thống kê, trừ khi có sự biện minh rõ ràng rằng cần có một mức khác để ngăn ngừa hoặc khắc phục thiệt hại nghiêm trọng”24. Trường hợp biện pháp tự vệ là hạn ngạch, nước nhập khẩu cần tiến hành thoả thuận với các nước xuất khẩu, chủ yếu về việc phân định hạn ngạch. Nếu không đạt được thoả thuận, việc phân bổ sẽ được thực hiện theo thị phần tương ứng của từng nước xuất khẩu trong giai đoạn trước đó.
Một biện pháp tự vệ tạm thời cũng có thể được áp dụng trong giai đoạn điều tra nếu có bằng chứng rõ ràng rằng việc gia tăng nhập khẩu đã gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng mà khơng có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì hậu quả sẽ không thể khắc phục được. Biện pháp tạm thời được áp dụng trong trường hợp này là hình thức tăng thuế vì nếu sau đó kết quả điều tra chính thức xác định rằng sự gia tăng nhập khẩu không gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất nội địa thì phải hồn trả lại. Và việc bồi thường này dễ dàng xác định dựa trên mức thuế suất bổ sung mà nước xuất khẩu đã thực hiện.
Khi được phép áp dụng biện pháp tự vệ, các thành viên phải nhanh chóng khắc phục thiệt hại và điều chỉnh lại cơ cấu của ngành sản xuất nội địa chứ khơng phải nhằm mục đích hạn chế cạnh tranh.
Dưới đây là bảng số liệu và biểu đồ mơ tả tình hình sử dụng các biện pháp tự vệ trên thế giới tính đến 31/3/2013.
Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004
Tổng 1 3 5 5 7 9 14 15 6
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Tổng 6 7 5 6 10 4 11 7 2
Nguồn: Hội đồng tư vấn các biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế VCC
24
Biểu đồ 2
Kết hợp biểu đồ 1 và biểu đồ 2 ta thấy, số vụ áp dụng biện pháp tự vệ mặc dù có xu hướng tăng tuy nhiên chỉ chiếm khoảng 50% số vụ điều tra các biện pháp tự vệ giai đoạn 1995 -31/3/2013 (123/225 vụ). Như vậy có thể thấy để áp dụng các biện pháp tự vệ khơng phải là dễ, địi hỏi phải trải qua quá trình điều tra kỹ lưỡng với thủ tục chặt bởi nếu áp dụng biện pháp này thì Chính phủ phải bồi thường thương mại cho các nước có hàng hố bị áp dụng biện pháp tự vệ với những điều kiện nhất định. Do đó, so với chống bán phá giá, chống trợ cấp thì các quốc gia rất thận trọng, cân nhắc khi sử dụng cơng cụ phịng vệ này.
1.2.3.3 Thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ
Thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ là khoảng thời gian cần thiết để ngăn chặn hay khắc phục tổn hại nghiêm trọng và tạo điều kiện để điều chỉnh cơ cấu của nền sản xuất nội địa. Thời hạn này theo Điều 7 Hiệp định tự vệ là không được vượt quá 4 năm, bao gồm cả thời gian áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời. Trong trường hợp cần thiết thì có thể gia hạn một lần không quá 4 năm, đối với các thành viên đang phát triển là không quá 6 năm tiếp theo.
Việc gia hạn phải được thực hiện theo thủ tục chặt chẽ với điều kiện vẫn còn thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và có các bằng chứng chứng minh rằng ngành sản xuất đó đang điều chỉnh để nâng cao khả năng cạnh tranh. Trường hợp áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời thì thời hạn áp dụng khơng được q 200 ngày. Nếu kết quả điều tra xác định rằng sự gia tăng nhập khẩu không gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng đối với nền sản xuất nội địa thì biện pháp tạm thời đó phải được dỡ bỏ ngay.
Như vậy, toàn bộ thời gian áp dụng cho một biện pháp tự vệ, kể cả thời gian áp dụng biện pháp tạm thời, thời gian bắt đầu áp dụng và bất cứ sự gia hạn nào cũng không được vượt quá 8 năm, đối với các nước đang phát triển là 10 năm.
Tuy nhiên, thời gian tối đa cho việc áp dụng biện pháp tự vệ khơng có nghĩa là quốc gia nhập khẩu sẽ áp dụng biện pháp tự vệ trong suốt thời gian đó, mà trong khi áp dụng, quốc gia nhập khẩu phải từng bước nới lỏng để đẩy nhanh tốc độ hóa. Trong thời kỳ áp dụng, nếu căn cứ, điều kiện cho việc áp dụng khơng cịn nữa thì quốc gia nhập khẩu phải đình chỉ ngay hoặc hủy bỏ biện pháp đang áp dụng đối với loại hàng hóa đó. Trường hợp một biện pháp được áp dụng trên 3 năm thì phải được xem xét lại giữa kỳ để cân nhắc khả năng chấm dứt hoặc giảm mức áp dụng mạnh hơn nữa.
1.2.3.4 Các quy định về rà sốt, đình chỉ, gia hạn việc áp dụng, tái áp dụng biện pháp tự vệ
Xuất phát từ mục đích khơng nhằm hạn chế cạnh tranh và để tránh tình trạng nước nhập khẩu lạm dụng biện pháp tự vệ để bảo hộ nền sản xuất trong nước, Hiệp định về các biện pháp tự vệ đưa ra những điều khoản ràng buộc các nước thành viên khi áp dụng biện pháp tự vệ phải tuân thủ để tránh tình trạng vượt q mức cần thiết.
Rà sốt: Hiệp định này quy định trong trường hợp thời gian áp dụng biện
pháp tự vệ vượt quá 3 năm, thành viên áp dụng biện pháp này phải tiến hành rà soát thực tế trước khi hết một nửa thời gian này để ra quyết định thích hợp. Sau khi rà soát thực tế, quốc gia áp dụng ra một trong ba quyết định: Duy trì biện pháp tự vệ đang được áp dụng hoặc giảm nhẹ mức độ áp dụng biện pháp đó hoặc đình chỉ biện pháp đang được áp dụng.
Đình chỉ và gia hạn: Quốc gia nhập khẩu phải ra quyết định đình chỉ
biện pháp tự vệ đang áp dựng nếu các điều kiện cho việc áp dụng biện pháp tự vệ khơng cịn tồn tại hoặc việc tiếp tục áp dụng biện pháp tự vệ thương mại gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội trong nước. Ngược lại, trường hợp thời hạn áp dụng đã hết mà biện pháp đã áp dụng vẫn còn cần thiết để ngăn chặn hay khắc phục thiệt hại nghiêm trọng, phục hồi ngành sản xuất thì có thể gia hạn việc áp dụng. Thủ tục cho việc gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ được thực hiện tương tự thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ và dựa trên hồ sơ yêu cầu gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ của đại diện ngành
sản xuất hàng hóa đó.
Hồ sơ yêu cầu gia hạn phải bao gồm bằng chứng cho thấy ngành sản xuất trong nước đó đã được thực hiện các biện pháp điều chỉnh cần thiết để nâng cao khả năng cạnh tranh.
Tái áp dụng: Khoản 5 Điều 7 Hiệp định về các biện pháp tự vệ quy định:
“Không biện pháp tự vệ nào được áp dụng lại đối với việc nhập khẩu một sản
phẩm đã bị áp dụng một biện pháp này sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực trong thời hạn bằng thời hạn mà biện pháp đó đã được áp dụng trước đây, với điều kiện thời hạn khơng áp dụng phải ít nhất là 2 năm”. Như vậy, hiệp
định cấm tái áp dụng biện pháp tự vệ đã áp dụng đối với một sản phẩm trong thời hạn bằng với thời hạn mà biện pháp đó đã được áp dụng trước đó. Việc tái áp dụng chỉ có thể được thực hiện trong thời kỳ tiếp theo sau đó 2 năm. Tuy nhiên, trong trường hợp một biện pháp tự vệ đã được áp dụng đối với một loại sản phẩm có thời hạn dưới 6 tháng thì có thể tái áp dụng lại biện pháp đó khi có đủ hai điều kiện: (a) ít nhất sau 1 năm, kể từ ngày áp dụng biện pháp tự vệ trước đó và (b) biện pháp tự vệ đã được áp dụng đối với loại sản phẩm không quá 2 lần trong thời gian 5 năm trước ngày tái áp dụng biện pháp tự vệ25.