CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TỰ VỆ
2.1 Thực tiễn áp dụng các biện pháp tự vệ trong thương mại của Việt
2.1.2.3 Tác động của việc ban hành chính sách pháp luật về tự vệ
Pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngồi vào Việt Nam và các văn bản hướng dẫn được ban hành trong bối cảnh Việt Nam thực hiện chủ trương hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế quốc tế thông qua các cam kết cắt giảm thuế quan và dỡ bỏ hàng rào thuế quan khi đàm phán gia nhập vào tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và trong các thỏa thuận gia nhập AFTA. Việc ra đời của chính sách pháp luật tự vệ này sẽ có những tác động sau:
Tác động tích cực: Việc ban hành pháp lệnh tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngồi vào Việt Nam cùng với Pháp lệnh về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế và sau đó là hai pháp lệnh Chống trợ cấp và chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đã thể hiện tính chủ động của Việt Nam trong việc luật hóa các quy định của WTO vào pháp luật Việt Nam, từng bước điều chỉnh pháp luật nước ta phù hợp với các chuẩn mực của quốc tế, tạo điều kiện cho việc gia nhập vào WTO.
Chúng ta có thể sử dụng các cơng cụ phịng vệ hợp pháp để ngăn chặn hoặc hạn chế những diễn biến bất lợi do tình trạng nhập siêu ồ ạt gây ra, bảo vệ nền sản xuất trong nước khỏi những đảo lộn, thậm chí nguy cơ sụp đổ do khơng đủ sức cạnh tranh với hàng nhập ngoại.Đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thời gian điều chỉnh cơ cấu sản xuất, thích nghi dần với khả năng ngày một gia tăng khi gia nhập vào sân chơi mang tính chất tồn cầu hóa.
Góp phần xây dựng hệ thống chính sách quản lý thương mại rõ ràng, minh bạch cũng như nâng cao kiến thức pháp luật của các doanh nghiệp về vấn đề tự vệ thương mại để họ chủ động tự bảo vệ mình.
Tác động tiêu cực: Việc áp dụng các biện pháp tự vệ có thể dẫn tới tâm lý ỷ lại, trơng chờ vào sự bảo hộ của Nhà nước của các nhà sản xuất nội địa, mặt khác các biện pháp tự vệ cũng có thể làm hạn chế năng lực cạnh tranh chính đáng của hàng hóa các nước xuất khẩu, hạn chế người tiêu dùng trong nước mua được hàng hóa tương tự với giá rẻ hơn.
Khi áp dụng biện pháp tự vệ thương mại là Chính phủ phải đền bù cho các đối tác thương mại bị ảnh hưởng, nếu khơng thận trọng khi sử dụng thì bảo vệ được ngành này nhưng ngành khác sẽ bị ảnh hưởng. Trong một số trường hợp, nếu các bên không tham vấn thỏa đáng vấn đề bồi thường thì nước nhập khẩu có thể bị trả đũa, ảnh hưởng đến quan hệ thương mại bình thường giữa các nước.