Thực tiễn sử dụng biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế

Một phần của tài liệu các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế - thực tiễn áp dụng của việt nam (Trang 66 - 78)

CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TỰ VỆ

2.1 Thực tiễn áp dụng các biện pháp tự vệ trong thương mại của Việt

2.1.3.1 Thực tiễn sử dụng biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế

của Việt Nam trong thời gian qua

2.1.3.1 Thực tiễn sử dụng biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua của Việt Nam trong thời gian qua

Tự vệ trong thương mại quốc tế là một trong những cơng cụ phịng vệ được nhiều nước trên thế giới sử dụng để bảo vệ nền sản xuất nội địa trong cơ chế mở cửa thị trường, hội nhập WTO. Cịn ở Việt Nam, cơng cụ này vẫn còn mới lạ đối với các doanh nghiệp, mặc dù Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngồi vào Việt Nam đã được ban hành từ năm 2002. Đến nay

đã gần mười hai năm Pháp lệnh có hiệu lực, thế nhưng có thể nói Việt Nam vẫn chưa sử dụng hữu hiệu công cụ này để bảo vệ nền sản xuất trong nước.

Thực tiễn đã chứng minh trong thời gian vừa qua Việt Nam thường đóng vai trị là bị đơn bị nước nhập khẩu khiếu kiện áp dụng biện pháp tự vệ hơn là vai trò nguyên đơn đi kiện áp dụng tự vệ.

Tính đến 31/9/ 2013, Việt Nam đã vướng vào 12 vụ kiện tự vệ, đứng đầu là các đối tác EU, Ấn độ. Kết quả là chúng ta đã bị áp dụng biện pháp tự vệ với các mức độ khác nhau. Cụ thể là:

-02 vụ chấm dứt mà khơng có biện pháp nào được áp dụng do không chứng minh được ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu đã phải chịu thiệt hại nghiêm trọng từ việc hàng hóa nước ngồi nhập khẩu ồ ạt.

-02 vụ chưa có kết quả chính thức.

-03 vụ kết thúc bằng biện pháp tự vệ tạm thời của nước nhập khẩu dưới hình thức bổ sung thêm một khoản thuế khi hàng hóa Việt Nam nhập khẩu vào thị trường nước họ trong thời hạn nhất định. (không quá 200 ngày).

-04 vụ kết thúc bằng biện pháp tự vệ chính thức của nước nhập khẩu dưới hình thức bổ sung thêm một khoản thuế khi hàng hóa Việt Nam nhập khẩu vào thị trường nước họ.

Dưới đây là bản số liệu các vụ kiện tự vệ ở nước ngồi đối với hàng hóa Việt Nam tính đến 31/9/2013.

Năm STT Sản phẩm bị kiện Nước khởi

kiện Kết quả

Quyết định tạm thời Quyết định chính thức

2013 12 Ống thép Colombia

Chưa chính thức khởi xướng điều tra, đơn kiện đưa ra ngày 17/9/2013 2012 11 Sắt hoặc thép cán

không hợp kim Indonexia

10 Vải dệt Thổ Nhĩ Kỳ Thuế bổ sung 28%

Không quá 180 ngày 2011

9 Quần áo Thổ Nhĩ Kỳ Thuế bổ sung 37%

Không quá 180 ngày

2010 8 Sợi bông Indonexia

Năm 1: 40.687 Rupiah / 1kg Năm 2: 38.144 Rupiah / 1kg Năm 3: 35.601 Rupiah / 1kg (3 năm) 2009 7 Thép cuộn/tấm/xẻ băng cán nóng Ấn Độ Vụ kiện chấm dứt do không gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp nội địa

2006 6 Giày Thổ Nhĩ Kỳ Năm 1: 2.00-3.00%; Năm 2: 1.90 - 2.85%; Năm 3: 1.80 - 2.70% (3 năm) 5 Hóa chất STPP Philippines 14,15 peso/kg (200 ngày) 2005 4 Xe đạp Canada Vụ kiện chấm dứt do không gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp nội địa Canada.

2004 3 Tinh bột sắn Ấn Độ Từ 2/5/2005 đến 1/5/2006: 33% Từ 2/5/2006 đến 1/5/2007: 23% Từ 2/5/2007 đến 1/5/2008: 13% (3 năm) 2003 2 Kính nổi Philippines

1.Kính nổi khơng màu 2007: 3,971peso/MT 2008: 3,772peso/MT 2009: 3,583peso/MT 2.Kính nổi phủ màu 2007: 5,016peso/MT 2008: 4,765peso/MT 2009: 4,527peso/MT 2001 1 Gạch ốp lát Philippines Năm 2005: 2,8peso/MT Năm 2006: 2,45peso/MT Năm 2007: 2,15 peso/MT ( 3 năm)

Nguồn: Hội đồng tư vấn các biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế - VCCI

Trong khi đó, Việt Nam mới chỉ tiến hành điều tra 02 vụ kiện tự vệ hàng hóa nước ngồi tại Việt Nam.

Và đây là bảng số liệu các vụ kiện tự vệ đối với hàng hóa nước tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay.

Năm STT Mặt hàng bị kiện Tiến trình vụ kiện Ghi chú Ngày khởi kiện Biện pháp tạm

thời Biện pháp cuối cùng

Ngày áp dụng Mức áp dụng Ngày áp dụng Mức áp dụng 2013 2 Dầu nành tinh luyện, dầu stearin tinh luyện và dầu olein tinh luyện 30/11/ 2012 07/05/ 2013 5% Không quá 200 ngày 07/09/ 2013 07/5/2013 – 06/5/2014; 5% 07/5/2014 – 06/5/2015; 4% 07/5/2015 – 06/5/2016; 3% 07/5/2016 – 06/5/2017; 2% 1 Kính nổi 05/05/ 2009 Vụ kiện chấm dứt do sự gia tăng nhập khẩu không phải là nguyên nhân chính gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước.

Nguồn: Hội đồng tư vấn các biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế - VCCI

Như vậy, có thể thấy trong thời gian qua, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài cũng như tiêu thụ trong nước đều vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của hàng hóa các nước khác.

Cùng với việc tăng trưởng xuất khẩu, Việt Nam liên tục phải đối mặt với các vụ kiện phịng vệ ở nước ngồi nhiều nhất là các vụ kiện bán phá giá tại thị trường EU và Mỹ. Điều đáng nói là số vụ kiện có xu hướng tăng đáng kể từng năm. Trong nước thì các doanh nghiệp có nguy cơ mất thị trường do sự gia tăng ồ ạt của hàng hóa nhập khẩu. Có thể nói, dù ở thị trường trong nước hay thị trường nước ngồi thì hàng hóa Việt Nam đều gặp khó khăn trong việc tiêu thụ.

Việc bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đã ra những tác động lớn cho nền kinh tế Việt Nam trên các mặt sau:

Thứ nhất, các doanh nghiệp Việt Nam phải gánh chịu những tổn thất về tài chính ngay từ những ngày đầu tiến hành điều tra vụ kiện. Chi phí này thường bao gồm các chi phí liên quan đến trả lời câu hỏi, thuê luật sư tư vấn, chi phí vận động hành lang, tham gia tố tụng…

Thứ hai, kim ngạch xuất khẩu sẽ bị giảm sút một cách đáng kể. Ngay khi cuộc điều tra mới bắt đầu, các doanh nghiệp nhập khẩu của các nước đều có xu hướng cắt giảm việc nhập khẩu từ các đối tượng đang bị điều tra do có những lo ngại về nguy cơ phải trả thêm các khoản thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ khi nhập khẩu. Bên cạnh đó, các sản phẩm của Việt Nam sẽ chịu sự bất lợi về giá cả trong cạnh tranh với các hàng hóa của nước khác khơng bị áp thuế hoặc bị áp thuế ở mức thấp hơn.

Thứ ba, các vụ kiện do các nước áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại còn gây tác động tiêu cực đến tình hình đầu tư nước ngồi vào Việt Nam, làm cho khơng ít doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi trong các lĩnh vực nói trên chần chừ trong việc đầu tư mới, tính đến phương án đóng cửa các cơ sở sản xuất hiện có tại Việt Nam và dịch chuyển nguồn đầu tư đi sang nước khác.

Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007, các doanh nghiệp trong nước bắt đầu chịu áp lực cạnh tranh lớn khi thuế suất thuế nhập phải cắt giảm theo lộ trình. Hàng hóa nước ngồi “vượt rào” ồ ạt vào thị trường trong nước với sức cạnh tranh về cả giá cả, mẫu mã hơn hẳn hàng hóa nội địa, khả năng thu hút người tiêu dùng trong nước. Nhiều ngành sản xuất trong nước điêu đứng, đứng trước nguy cơ phá sản do sức cạnh tranh yếu kém. Chính vì vậy, để bảo vệ mình, doanh nghiệp cần thiết phải tìm đến các biện pháp khác và phịng vệ thương mại trở thành cơng cụ hợp pháp doanh nghiệp có thể sử dụng. Tuy nhiên, từ số liệu thực tế trên cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa mặn mà mấy với cơng cụ phịng vệ này.

Dưới đây là tóm tắt nội dung vụ kiện áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đầu tiên thành cơng của Việt Nam để cứu ngành sản xuất trong nước.

Ngày 30 tháng 11 năm 2012, Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương (sau đây gọi là “Cơ quan điều tra”) nhận được đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng dầu thực vật tinh luyện nhập khẩu vào Việt Nam bao gồm 02 mặt hàng: dầu nành tinh luyện, dầu cọ tinh luyện có mã HS: 1507.90.90, 1511.90.91, 1511.90.92, 1511.90.99 (sau đây gọi là “hàng hóa thuộc đối tượng điều tra”) của Tổng Công ty công nghiệp dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex) là doanh nghiệp đại diện cho 28,27% tổng sản lượng nội địa của mặt hàng này (sau đây gọi là “Nguyên đơn”). Cùng với một số công ty khác ủng hộ đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ của Vocarimex, gồm Công ty CP Dầu thực vật Tường An, Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân, Công ty Dầu ăn Golden Hope Nhà Bè. Bốn công ty gồm Vocarimex, Tường An, Cái Lân, Nhà Bè hiện chiếm 97,81% tổng sản lượng sản xuất hàng hố tương tự với dầu thực vật nhập khẩu. Phía nguyên đơn cho rằng sự gia tăng đột biến của mặt hàng dầu thực vật tinh luyện nhập khẩu là nguyên nhân gây ra thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước. Từ năm 2004 đến nay, Vocarimex và các doanh nghiệp ngành sản xuất dầu thực vật trong nước đã nỗ lực đầu tư rất lớn vào dây chuyền máy móc thiết bị, nâng cao cơng suất của tồn ngành qua các năm (từ 400.000 tấn/năm lên tới 1 triệu tấn/năm) để có thể đáp ứng 100% nhu cầu dầu thực vật trong nước đến năm 2015.

Thế nhưng, từ năm 2012 đến nay, lượng dầu tinh luyện nhập khẩu vào Việt Nam đã gia tăng một cách đột biến. Cụ thể, dầu cọ tinh luyện tăng từ mức gần 269.492 tấn năm 2009 lên 565.020 tấn năm 2012; dầu nành tinh luyện tăng từ mức 162 tấn vào năm 2009 đến 3.876 tấn năm 2012. Tốc độ tăng trung bình trong giai đoạn 2009 - 2012 là 75%/năm khiến các doanh nghiệp sản xuất trong nước phải đồng loạt cắt giảm 1/2 năng lượng sản lượng xuống còn 1/3 so với năm trước, kéo theo thị phần, doanh thu, lợi nhuận… đều giảm mạnh. Doanh nghiệp trong nước rơi vào tình trạng ngưng trệ và có nguy cơ phá sản nên yêu cầu điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm trên. Thiệt hại nêu trên cũng gây lãng phí về nguồn lực và đầu tư của

ngành dầu thực vật. Bên cạnh đó, dầu thực vật nhập khẩu tăng đột biến cũng làm phát sinh nhiều hệ quả trong đó có vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ngày 04 tháng 12 năm 2012, trên cơ sở tham chiếu các quy định của Pháp lệnh tự vệ, Cơ quan điều tra đã có Cơng văn số 973/QLCT-PTT xác nhận hồ sơ của Nguyên đơn là hợp lệ theo yêu cầu của pháp luật.

Ngày 26 tháng 12 năm 2012, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ra Quyết định số 7968/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng dầu thực vật nhập khẩu vào Việt Nam. Theo đó, thời gian điều tra sẽ được gia hạn thêm 2 tháng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng của vụ việc. Việc gia hạn này nhằm mục đích để Cơ quan điều tra cân nhắc, xem xét thận trọng các chứng cứ, thông tin và quan điểm của các bên liên quan trong vụ việc nói trên.

Ngày 27 tháng 12 năm 2012. Quyết định điều tra và bản câu hỏi điều tra đã được gửi cho các bên liên quan. Thời hạn trả lời câu hỏi điều tra cho các bên liên quan là ngày 18/2/2013.

Trên cơ sở nghiên cứu, xem xét tồn bộ thơng tin do các bên liên quan cung cấp, ngày 22/04/2013, Cục Quản lý cạnh tranh đã ban hành báo cáo sơ bộ đối với vụ việc. Trên cơ sở kết luận sơ bộ với nội dung:

Thứ nhất. Kết luận sơ bộ cho thấy hàng hóa nhập khẩu gia tăng đã gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất nội địa

Trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2012, lượng hàng hóa thuộc đối tượng điều tra có sự gia tăng cả về tương đối và tuyệt đối. Về mặt tuyệt đối, năm 2010 lượng nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng điều tra tăng 16,71% so với năm 2009, tiếp tục gia tăng 23,95% trong năm 2011 và tới năm 2012 gia tăng đáng kể 45,83%. Về mặt tương đối, trong hai năm 2010 và 2011 lượng nhập khẩu tăng lần lượt 18,82% và 8,70% và tăng mạnh trong năm 2012, tăng 57,61%. Sự gia tăng của hàng nhập khẩu nêu trên là nguyên nhân dẫn tới thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất dầu thực vật nội địa của Việt Nam.

Thứ hai. Việc chậm áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời sẽ gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và khó có thể khắc phục được

Hàng hóa nhập khẩu gia tăng đã gây thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong nước. Điều này được thể hiện qua sự sụt giảm thị phần, doanh thu, lợi nhuận, công suất, nhân công và sự gia tăng hàng tồn kho. Đặc biệt, sự sụt giảm này được thể hiện rõ rệt trong năm 2012 và có xu hướng tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Nếu tình hình này tiếp diễn, ngành sản xuất trong nước sẽ không tránh khỏi việc tiếp tục bị mất thị phần khiến doanh thu, lợi nhuận giảm và sản xuất bị đình đốn.

Trước tình hình trên, ngành sản xuất trong nước có nguy cơ phải ngừng sản xuất nếu biện pháp tự vệ tạm thời không được áp dụng nhanh chóng. Ngày 22/04/2013, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời số 2564/QĐ-BCT. Biện pháp tự vệ tạm thời được áp dụng dưới dạng thuế nhập khẩu với mức 5% đối với hàng hóa thuộc đối tượng điều tra nhập khẩu vào Việt Nam.

Từ ngày 13/5 đến ngày 31/5/2013, Cục Quản lý cạnh tranh đã tiến hành thẩm tra tại chỗ các doanh nghiệp sản xuất dầu thực vật trong nước và các nhà nhập khẩu hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng điều tra.

Theo thủ tục quy định tại Hiệp định WTO về các biện pháp phòng vệ thương mại 1994 (Hiệp định SG) và Pháp lệnh về tự vệ, ngày 12/06/2013, Cơ quan điều tra đã tổ chức phiên tham vấn công khai đối với các bên liên quan. Trong buổi tham vấn công khai, các bên đã trực tiếp trình bày các ý kiến và quan điểm của mình. Sau gần 8 tháng điều tra , ngày 23/08/2013, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ công thương) đã công bố Báo cáo cuối cùng về kết quả điều tra.

Nội dung kết luận cuối cùng:

Căn cứ trên những thông tin do các bên liên quan cung cấp và các phân tích của các cán bộ điều tra vụ việc này, Cơ quan điều tra đánh giá như sau:

A) Ngành sản xuất trong nước là tập hợp những doanh nghiệp sản xuất ngành dầu thực vật trong nước, chiếm hơn 50% tổng sản lượng cả tồn ngành.

B) Hàng hóa được sản xuất trong nước là hàng hóa tương tự của hàng hóa nhập khẩu.

C) Khối lượng dầu nành và dầu cọ tinh luyện được nhập khẩu vào Việt Nam tăng cả về mặt tuyệt đối và tương đối, trong giai đoạn điều tra.

D) Ngành sản xuất trong nước đã chịu thiệt hại như giảm thị phần, lượng bán hàng trong nước, sản lượng, công suất, danh thu, lợi nhuận và nhân công trong năm 2012.

E) Việc gia tăng nhập khẩu là nguyên nhân chính dẫn đến thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước.

Cụ thể: Về mặt tuyệt đối, năm 2010, lượng nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng trên tăng 16,71% so với năm 2009, tiếp tục gia tăng 23,95% trong năm 2011 và tới năm 2012 gia tăng đáng kể ở mức 45,83%. Về mặt tương đối, trong 2 năm 2010 và 2011, lượng nhập khẩu tăng lần lượt 18,82% và 8,87%, tăng mạnh trong năm 2012 với 57,61%.

Sự gia tăng này đã gây thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong nước. Điều này thể hiện qua sự sụt giảm thị phần, doanh thu, lợi nhuận, công suất, nhân công và gia tăng hàng tồn kho. Cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế - thực tiễn áp dụng của việt nam (Trang 66 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w