Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về tự vệ thương mạ

Một phần của tài liệu các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế - thực tiễn áp dụng của việt nam (Trang 81 - 84)

CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TỰ VỆ

2.2.2Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về tự vệ thương mạ

Thực tế cũng đã chứng minh Việt Nam không chỉ là nguyên đơn trong các vụ kiện phòng vệ mà còn là bị đơn trong rất nhiều vụ điều tra phịng vệ của nước ngồi. Do đó, bên cạnh việc hồn thiện pháp luật tự vệ, nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp tự vệ trong thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam thì cũng cần phải có những giải pháp để góp phần bảo vệ các doanh nghiệp Việt Nam khỏi những bất lợi khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngồi do bị điều tra phòng vệ.

2.2.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về tự vệ thương mại của Việt Nam mại của Việt Nam

Để chuẩn bị cho việc gia nhập vào WTO, Việt Nam đã ban hành các văn bản pháp luật tạo hành lang pháp lý phù hợp với những nguyên tắc của pháp luật quốc tế. Trong đó, Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngồi vào Việt Nam đã được UBTVQH thơng qua năm 2002, sau đó là các văn bản hướng dẫn do Chính phủ ban hành đã tạo cơ sở pháp lý cần thiết cho hoạt động tự vệ trong thương mại. Tuy nhiên, các quy định này nhìn chung

vẫn còn chồng chéo, chưa đầy đủ và dễ gây hiểu nhầm với các cơng cụ phịng vệ khác, hiệu quả thực thi chưa rõ rệt. Trên cơ sở tìm hiểu các quy định trong hiệp định SG, pháp luật các nước Hoa Kỳ và EU, Pháp lệnh về tự vệ của Việt Nam. Tác giả cho rằng việc nâng Pháp lệnh tự vệ lên thành Đạo luật không quan trọng bằng việc khắc phục những hạn chế nội tại của Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngồi vào Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành để nâng cao khả năng thực thi. Em mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị để góp phần hồn thiện pháp lệnh về tự vệ của Việt Nam như sau:

Thứ nhất: Điều 3 Pháp lệnh tự vệ quy định các biện pháp tự vệ chủ yếu

là: tăng mức thuế nhập khẩu; áp dụng ngạch nhập khẩu và các biện pháp khác do Chính phủ quy định cịn Điều 7 Nghị định 150/2003/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Pháp lệnh tự vệ lại quy định bảy biện pháp tự vệ, trong đó biện pháp áp thuế tuyệt đối và phụ thu đối với hàng hóa nhập khẩu hiện nay Việt Nam đã cam kết xóa bỏ nên quy định này khơng cịn phù hợp. Mặt khác Điều 7 Nghị định này còn quy định “các biện pháp khác”, quy định này mang tính chất định hướng, không rõ ràng là không phù hợp với yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ phải khách quan, minh bạch, cụ thể của WTO. Do đó, cần phải quy định một cách rõ ràng, chính xác các biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngồi vào Việt Nam làm cơ sở thuận tiện cho các cơ quan có thẩm quyền xác định khi áp dụng.

Thứ hai: Điều 6 Pháp lệnh tự vệ quy định các biện pháp tự vệ chỉ được

áp dụng đối với hàng hố nhập khẩu khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá nhập khẩu gia tăng đột biến một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng hoặc trị giá của hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước;

2. Việc gia tăng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá nhập khẩu quy định tại khoản 1 Điều này gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh tranh trực tiếp trong nước.

Quy định này về cơ bản phù hợp với điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ theo WTO, tuy nhiên Điều 6 Pháp lệnh không trực tiếp quy định điều kiện thứ ba là “có mối quan hệ nhân quả giữa hiện tượng nhập khẩu tăng đột biến và thiệt hại hoặc đe doạ thiệt hại đó” như Hiệp định SG mà gộp vào điều kiện thứ hai. Điều này dễ gây nhầm lẫn và không rõ ràng cho các bên khi áp dụng. Nên chăng, Pháp lệnh cần sửa đổi theo hướng quy định cụ thể ba điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ như Hiệp định SG, luật Hoa Kỳ và EU.

Thứ ba: Hiệp định tự vệ cho phép quốc gia nhập khẩu là thành viên

WTO được quyền trả đũa nếu nước áp dụng biện pháp tự vệ khơng có căn cứ hoặc khơng thỏa thuận được hình thức đền bù thương mại thỏa đáng cho những thiệt hại do bị áp dụng biện pháp tự vệ. Còn Pháp lệnh tự vệ của Việt Nam lại không quy định quyền trả đũa của Việt Nam trong trường hợp nước nhập khẩu áp dụng biện pháp tự vệ khơng có căn cứ hoặc điều kiện áp dụng trái với những nguyên tắc của Hiệp định song phương của nước đó với Việt Nam. Thực tiễn thời gian qua cho thấy Việt Nam là Bị đơn trong khơng ít vụ kiện tự vệ, mặc dù Việt Nam là nước có tiềm lực kinh tế nhỏ, lượng hàng xuất khẩu thấp so với nhiều nước nhưng trong tranh chấp thương mại, bất lợi lại nghiêng về phía chúng ta, đơi khi rất thiệt thịi nếu khơng có biện pháp “chống trả” hợp pháp. Vì thế bên cạnh quyền tự vệ quy định trong Pháp lệnh, ta cũng nên bổ sung các trường hợp Việt Nam sẽ áp dụng biện pháp trả đũa một cách hợp pháp để bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra nước ngồi.

Thứ tư: Theo quy định của Pháp lệnh tự vệ thì các biện pháp tự vệ được

áp dụng không phân biệt đối xử và không phân biệt xuất xứ hàng hoá trừ trường hợp ngoại lệ là các biện pháp tự vệ có thể khơng áp dụng đối với hàng hố có xuất xứ từ những nước kém phát triển. Về mặt lý luận, quy định này phù hợp với các quy tắc và thông lệ của các nước trên thế giới cũng như của WTO.

Tuy nhiên trên thực tế việc áp dụng quy định này lại nảy sinh ra một số khó khăn nhất định chẳng hạn như trong số các nước có lượng hàng hố nhập

khẩu vào Việt Nam thì chỉ có một số nước có lượng hàng hóa nhập khẩu tăng mạnh trong khi thị phần nhập khẩu của các nước khác khơng tăng thậm chí cịn giảm đi. Việc áp dụng biện pháp hạn ngạch dựa trên tỷ lệ hàng hoá nhập khẩu như quy định tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định 150/2003/NĐ-CP sẽ gây bất lợi đối với một số nước có lượng nhập khẩu vào Việt Nam giảm đi trong khi những nước có lượng nhập khẩu tăng mạnh thì sẽ ít bị ảnh hưởng hơn bởi quyết định của nước áp dụng biện pháp tự vệ. Vì thế, để đảm bảo quyền lợi cho các nước xuất khẩu có liên quan, chúng ta cần bổ sung thêm ngoại lệ này như quy định việc phân bổ hạn ngạch, thoả thuận áp dụng hạn ngạch chỉ đối với một số nước có thị phần nhập khẩu tăng lên một cách tuyệt đối hay tương đối so với lượng nhập khẩu trung bình trong khoảng thời gian 3 năm gần nhất trước đó.

Một phần của tài liệu các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế - thực tiễn áp dụng của việt nam (Trang 81 - 84)