CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC BIỆN PHÁP
1.3.1 Pháp luật về tự vệ thương mại của Liên minh Châu Âu (EU)
Liên minh Châu Âu (EU) là một tổ chức liên chính phủ của các nước Châu Âu được thành lập năm 1991 dựa trên hiệp ước Masstricht, tiền thân của nó là cộng đồng Châu Âu ( EC) ra đời từ năm 1967 và hiện nay gồm 28 quốc gia thành viên. Với tư cách là một tập hợp các thành viên của WTO, EU có một chế độ quản lý nhập khẩu dựa trên các nguyên tắc cơ bản của tổ chức này, đó là những quy chế chung hay các biện pháp bảo vệ quyền lợi của các nhà sản xuất và người tiêu dùng trong cộng đồng mà một trong các số đó là Quy chế về các biện pháp tự vệ của EU gồm Quy chế số 3285/94/EC và Quy chế 519/94 về các nguyên tắc nhập khẩu chung được ban hành vào ngày 29 tháng 12 năm 1994, có hiệu lực thi hành từ 1 tháng 1 năm 1995, được sửa đổi bổ sung lần 1 vào năm 1996, lần 2 vào năm 2000 (đối với hàng dệt may thì được điều chỉnh theo quy chế số 3090/92/EC). Quy chế này được thiết lập dựa trên nguyên tắc của tự do nhập khẩu, tuy nhiên nhằm để bảo vệ quyền lợi của các thành viên trước những tác động của chính sách tự do hóa thương mại trong điều kiện cạnh tranh bình đẳng, Quy chế cho phép EU trong những trường hợp cần thiết có thể áp dụng các biện pháp tự vệ khi có sự gia tăng hàng hóa nhập khẩu, khơng lường trước được và đã gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong cộng đồng. Quy chế này được áp dụng đối với mọi hàng hóa nhập khẩu (ngoại trừ các sản phẩm dệt
may) có xuất xứ từ các nước thứ ba (những nước không nằm trong EU) ngoại trừ một số quốc gia đang phát triển (trong đó có Việt Nam)28.
Thứ nhất: Cơ quan có thẩm quyền
Ủy ban Châu Âu có quyền khởi xướng và tiến hành điều tra tự vệ
Hội đồng Châu Âu có thẩm quyền ra quyết định áp dụng các biện pháp tự vệ. Hội đồng Châu Âu cũng có vai trị cao nhất trong các quyết định thuộc thẩm quyền của Ủy ban Châu ÂU (có thể đồng ý, sửa đổi hoặc thu hồi các quyết định của Ủy ban)
Thứ hai: Về điều kiện cần để áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại
Các điều kiện cần phải đáp ứng trước khi EU có thể áp dụng các biện pháp tự vệ đối hàng nhập khẩu từ các quốc gia có nền kinh tế thị trường:
Hàng nhập khẩu có sự gia tăng tuyệt đối hay tương đối so với sản xuất nội địa của Cộng đồng ( tăng đột biến và/hoặc có giá thấp).
Sự gia tăng hàng nhập khẩu đã gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho các nhà sản xuất trong Cộng đồng của sản phẩm tương tự hoặc sản phẩm cạnh tranh trực tiếp (phân tích thiệt hại).
Phải có mối liên quan hệ quả giữa hàng nhập khẩu với thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa nghiêm trọng.
Các biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng khi những biện pháp này đứng trên lợi ích Cộng đồng29.
Các biện pháp tự vệ chỉ được áp khi một sản phẩm được nhập khẩu vào EU với số lượng tăng đột biến hoặc theo những điều kiện hay điều khoản gây ra, gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản phẩm tương tự hoặc sản phẩm cạnh tranh trực tiếp trong nội địa.
Quy chế xác định, việc đánh giá thiệt hại không chỉ giới hạn trong phạm vi sản phẩm tương tự mà còn mở rộng ra đối với sản phẩm trực tiếp cạnh tranh. Sản phẩm trực tiếp cạnh tranh là những sản phẩm về cơ bản có thể thay thế cho sản phẩm khác, tức là những sản phẩm có cùng mục đích sử dụng và có thể thay thế cho nhau. Ví dụ liên quan đến hàng giày dép, trong một trường
28 Xem Nguyễn Quý Trọng (2012), Biện pháp tự vệ - từ góc độ kinh nghiệm của liên minh Châu Âu (EU), Kinh tế pháp luật Châu Âu. 7.Tr.41
hợp sản phẩm nhập khẩu bao gồm cả sản phẩm giày du lịch và giày thể thao, nhưng hội đồng quyết định đánh giá không chỉ ảnh hưởng tới các mặt hàng giày dép thể thao mà còn ảnh hưởng đến các nhà sản xuất nội địa tất cả các loại giày dép vì những loại giày dép này có thể thay đổi cho nhau nên được coi là sản phẩm trực tiếp cạnh tranh30.
Theo pháp luật về tự vệ của EC, ngoài ba điều kiện để áp dụng tự vệ thương mại như quy định của WTO, EC đưa ra ra điều kiện thứ tư để áp dụng biện pháp tự vệ là kết luận về việc “lợi ích của Cộng đồng yêu cầu phải can thiệp”. Điều này có nghĩa là các cơ quan chức năng của EC có quyền khơng áp dụng biện pháp tự vệ cho dù có kết luận về thiệt hại nghiêm trọng và mối quan hệ nhân quả đã được đưa ra nếu như việc áp dụng những biện pháp này được coi là đi ngược lại lợi ích Cộng đồng.
Thứ ba. Về các biện pháp tự vệ theo quy chế 3285/94/EC.
Các biện pháp tự vệ được áp dụng theo Quy chế của EC hiện nay gồm có Giới hạn số lượng (biện pháp thuế quan) và hạn ngạch hay giấy phép (biện pháp phi thuế quan). Các biện pháp này được áp dụng dưới hình thức :
- Thay đổi thời hạn hiệu lực của hợp đồng nhập khẩu (thường là rút ngắn thời hạn hiệu lực của các hợp đồng này).
- Áp dụng hạn ngạch nhập khẩu.
- Tiến hành cấp giấy phép nhập khẩu theo thủ tục và trong giới hạn quy định. Trong trường hợp một biện pháp được áp dụng là hạn ngạch thì trước hết Ủy ban phải duy trì trong chừng mực tốt nhất có thể khối lượng trao đổi thương mại thơng thường (đó là khối lượng trao đổi diễn ra trong ba năm gần nhất trừ các trường hợp ngoại lệ), phải liên tục thực hiện các hợp đồng đã được ký kết trước khi áp dụng hạn ngạch đồng thời cũng phải tính đến những tác động nguy hại có thể xảy ra khi áp dụng biện pháp hạn chế số lượng đối với nhập khẩu.
Khi thiết lập một hạn ngạch thì cần phân tích rõ các yếu tố:
Mong muốn duy trì, các lâu càng tốt, các dòng thương mại truyền thống.
Khối lượng hàng hóa được nhập khẩu theo hợp đồng được kết luận trên các điều kiện và điều khoản thơng thường trước khi có biện pháp tự vệ và
30 Xem Ấn phẩm Hướng dẫn về các biện pháp đảm bảo cạnh tranh thương mại bình đẳng tại Cộng đồng Châu Âu, Geneva, 2006 (Bản dịch), Tr.12.
Nhu cầu tránh ảnh hưởng tới thành tích của mục tiêu cần đạt được khi thiết lập hạn ngạch31.
Thông thường, hạn ngạch sẽ được các cơ quan chức năng của EC áp dụng tại khắp các quốc gia trong cộng đồng.Về mặt lý thuyết thì hạn ngạch khơng thể chỉ áp dụng tại một hoặc một vài quốc gia thành viên, tuy nhiên Quy chế cũng quy định rằng Hội đồng sau khi có những giải pháp thay thế được kiểm tra, có thể cho phép áp dụng biện pháp tự vệ giới hạn tại một hoặc một vài vùng trong cộng đồng.
Thứ tư. Trình tự thủ tục áp dụng
Theo quy chế 3285/94/EC, khi nhận thấy mức độ gia tăng đột biến của hàng hóa khập khẩu đến mức báo động có thể gây thiệt hại cho ngành sản xuất, các Thành viên phải thông báo ngay cho Ủy ban Châu Âu. (Lưu ý là Quy chế tự vệ không cho phép ngành sản xuất nội địa quyền được đệ trình trực tiếp đơn khiếu nại lên Hội đồng, thay vào đó, ngành sản xuất chịu thiệt hại do sản phẩm nhập khẩu phải chuyển đơn khiếu nại cho Quốc gia thành viên)32. Thông báo phải bao gồm tất cả các bằng chứng hiển nhiên mà các nước thành viên đưa ra được xác định trên cơ sở các tiêu chuẩn được quy định trong Quy chế của EC.Thông báo này sẽ được Ủy ban Châu Âu chuyển tới toàn bộ các nước thành viên trong Cộng đồng. Việc tham vấn sẽ được thực hiện trong thời hạn 8 ngày sau khi nhận được thông báo và phải diễn ra trước khi tiến hành áp dụng các biện pháp tự vệ dưới sự điều hành của một Hội đồng Tham vấn. Nội dung tham vấn gồm nhiều vấn đề như điều kiện cách thức gia tăng hàng nhập khẩu, tình hình kinh tế thương mại liên quan đến loại sản phẩm nhập khẩu. Kết quả tham vấn là cơ sở để có thể quyết định áp dụng điều tra hay khơng. Nếu có bằng chứng đầy đủ và sau khi tham vấn, Hội đồng sẽ đăng thông báo bắt đầu tiến hành điều tra trên Công báo của Cộng đồng Châu Âu.
31 Xem Khoản 3a Điều 16 Mục 5 Quy chế 3285/94/EC- Quy chế về các biện pháp tự vệ của EU (bản tiếng Anh).
32 Xem ấn phẩm Ấn phẩm Hướng dẫn về các biện pháp đảm bảo cạnh tranh thương mại bình đẳng tại Cộng đồng Châu Âu, Geneva, 2006 (Bản dịch), tr.3.
Điều tra: Việc điều tra được tiến hành trong vòng 1 tháng kể từ khi nhận
được thông báo. Trong khuôn khổ cuộc điều tra, Hội đồng tập trung xem xét các vấn đề: khối lượng hàng hóa nhập khẩu (tăng tương đối hay tuyệt đối), giá cả hàng hóa nhập khẩu (có thấp hơn giá của sản phẩm tương tự trong Cộng đồng hay không), các yếu tố khác ảnh hưởng đến lợi ích của nhà sản xuất trong Cộng đồng. Hội đồng có quyền điều tra rộng rãi và thu thập tất cả các thông tin được cho là cần thiết để đưa ra kết luận, Hội đồng có thể xác minh thông tin nhận được với các nhà nhập khẩu, thương nhân, đại lý, nhà sản xuất, hiệp hội và các tổ chức thương mại. Các quốc gia Thành viên có nghĩa vụ cung cấp cho Hội đồng về những thơng tin liên quan đến hàng hóa gia tăng đang được điều tra trên thị trường.
Các bên liên quan và đại diện quốc gia nhập khẩu có thể kiểm chứng tất cả thông tin được cung cấp cho Hội đồng trong khuôn khổ làm việc của cuộc điều tra nếu việc này phù hợp với việc bảo vệ quyền lợi cho các bên và các thông tin này là phi bảo mật. Trên thực tế, Hội đồng cho phép tất cả các bên liên quan bao gồm cả các Chính phủ của quốc gia xuất khẩu bị ảnh hưởng cơ hội trình bày bằng văn bản và bằng lời.
Thời hạn điều tra kéo dài không quá 9 tháng kể từ ngày Ủy ban ra quyết định điều tra, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần khơng q hai tháng tiếp theo.
Căn cứ vào kết quả điều tra, Ủy ban sẽ ra một trong hai quyết định: Một là quyết định chấm dứt điều tra nếu nhận thấy không cần thiết phải áp dụng bất cứ biện pháp tự vệ nào đối với sự gia tăng hàng nhập khẩu. Hai là nhận thấy việc áp dụng biện pháp tự vệ là cần thiết, Ủy ban phải đưa ra những kiến nghị yêu cầu Hội đồng tham vấn quyết định biện pháp tự vệ phù hợp.
Áp dụng biện pháp tạm thời: Giống như quy chế chống bán phá giá và
chống trợ cấp, Quy chế tự vệ cho phép Hội đồng được áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời (trước hoặc trong khi tiến hành điều tra) với điều kiện là trong trường hợp bắt buộc và quyết định sơ bộ cung cấp bằng chứng rõ ràng cho thấy lượng hàng hóa nhập khẩu tăng lên đã và đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng. Trường hợp bắt buộc được mơ tả là “nếu trì hỗn
việc áp dụng có thể gây thiệt hại khó giải quyết về sau, cần phải có hành động tức thời”33. Thời hạn áp dụng là không quá 200 ngày và ở dạng tăng mức thuế hải quan, mức tăng này phải được tự động hoàn lại nếu như biện pháp này được dỡ bỏ sau đó.
Áp dụng biện pháp chính thức :
Các biện pháp tự vệ có thể được áp dụng bởi hoặc Hội đồng hoặc Ủy ban. Hội đồng là cơ quan chính áp dụng các biện pháp theo yêu cầu của một quốc gia thành viên hoặc của chính cơ quan này, hội đồng gồm đại diện của mỗi quốc gia Thành viên. Bất kỳ quyết định nào do hội đồng đưa ra liên quan đến việc áp dụng các biện pháp tự vệ phải được thông báo tới Ủy ban và các nước thành viên. Ủy ban cũng có quyền áp dụng với vai trị là đại diện của đa số và theo đề xuất của Hội đồng34.
Thời hạn áp dụng các biện pháp tự vệ phải được giới hạn trong khoảng thời gian cần thiết để ngăn chăn, xử lý thiệt hại. Không một biện pháp nào được kéo dài cả 4 năm, bao gồm cả thời gian áp dụng biện pháp tạm thời. Nếu thời gian áp dụng vượt quá một năm, các biện pháp phải dần được nới lỏng để tiến tới tự do hóa.
Các biện pháp tự vệ chỉ được gia hạn khi chúng được cho là cần thiết để ngăn chặn, xử lý thiệt hại nghiêm trọng và có bằng chứng chứng minh rằng các nhà sản xuất của Cộng đồng đang điều chỉnh. Trường hợp được gia hạn, biện pháp gia hạn không được giới hạn hơn biện pháp ban đầu và có thể khơng được gia hạn thêm cả bốn năm35.
Khi áp dụng biện pháp tự vệ bất kỳ theo quy định, EU cũng phải thỏa thuận bồi thường cho các nước xuất khẩu liên quan bằng cách giảm thuế đối với sản phẩm khác hoặc bồi thường tiền tương ứng với phần thiệt hại của nhà xuất khẩu nước ngoài do bị áp dụng biện pháp tự vệ.
Rà soát: Trong thời hạn gia hạn biện pháp tự vệ một năm, nó phải được
phổ biến rộng rãi theo định kỳ trong suốt quá trình áp dụng. Nếu giai đoạn
33 Điều 8 Mục V Quy chế 3285/94/EC- Quy chế về các biện pháp tự vệ của EU (bản tiếng Anh
34 Xem thêm ấn phẩm Hướng dẫn về các biện pháp đảm bảo cạnh tranh thương mại bình đẳng tại Cộng đồng Châu Âu, Geneva, 2006 (Bản dịch).
này kéo dài hơn ba năm thì Hội đồng phải tham vấn Ủy ban tư vấn trước giữa kỳ để đánh giá biện pháp và xem xét việc áp dụng có cần thiết hay khơng.
Tái áp dụng: Bất kỳ một biện pháp tự vệ nào áp lên một sản phẩm cụ thể
không được tái áp dụng cho đến một khoản thời gian tương đương với thời gian của biện pháp trước đó trơi qua.Tuy nhiên vẫn có ngoại lệ đối với biện pháp tự vệ có thời hạn bằng hoặc ngắn hơn 180 ngày theo quy định của WTO.
Đối với các nước đang phát triển: Quy chế cấm việc áp dụng biện pháp
tự vệ đối với một nước đang phát triển là thành viên của WTO với điều kiện: Thị phần lượng sản phẩm có liên quan được nhập khẩu của quốc gia đang phát triển không vượt quá 3% và Tổng lượng hàng nhập của nước đang phát triển là Thành viên của WTO có thị phần ít hơn 3% không vượt quá 9% tổng lượng hàng nhập sản phẩm có liên quan36.
Đối với các nước có nền kinh tế phi thị trường: Một Quy chế khác sẽ được
áp dụng cho các nước có nền kinh tế phi thị trường đối với tất cả những sản phẩm không phải là sản phẩm may mặc và dệt may và ngoại trừ Trung Quốc là Quy chế 519/94/EC. Cụ thể, biện pháp tự vệ có thể được áp dụng khi một sản phẩm của nước có nền kinh tế phi thị trường nhập khẩu vào EU có số lượng tăng đột biến và trên những điều kiện hoặc điều khoản nhất định có thể gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng tới các nhà sản xuất sản phẩm tương tự hoặc sản phẩm cạnh tranh trực tiếp và việc áp dụng biện pháp tự vệ là vì lợi ích của EU. Biện pháp tự vệ được áp dụng là giấy phép nhập khẩu.
Trong việc áp dụng biện pháp tự vệ thương mại, EU thường sử dụng biện pháp hạn ngạch, rất ít khi phải sử dụng biện pháp thuế quan. Nhờ có một quy chế nhập khẩu khá chặt chẽ nên việc quản lý nhập khẩu của EU tương đối tốt, hàng hóa của nhiều nước đã và đang phát triển nhập khẩu vào EU bị ràng