CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TỰ VỆ
2.1 Thực tiễn áp dụng các biện pháp tự vệ trong thương mại của Việt
2.1.2.1 Sự hình thành, phát triển của pháp luật về tự vệ thương mạ
tự vệ thương mại của Việt Nam
2.1.2.1 Sự hình thành, phát triển của pháp luật về tự vệ thương mại của Việt Nam của Việt Nam
Khái niệm tự vệ trong thương mại, cụ thể là trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa lần đầu tiên được đề cập đến trong Nghị định số 57/1998/NĐ- CP ngày 31 tháng 7 năm 1998 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại 1997 về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia cơng và đại lý mua bán hàng hố với nước ngồi theo đó “Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định
tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu với một thị trường nhất định hoặc tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu với những mặt hàng nhất định để thực hiện quyền tự vệ theo pháp luật và thông lệ quốc tế. Bộ Thương mại thông báo với các tổ chức kinh tế quốc tế, khu vực, các nước liên quan theo thủ tục đã thoả thuận (nếu có) khi Chính phủ có quyết định cụ thể về việc tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hố”43.
Như vậy, Chính phủ Việt Nam sẽ quyết định hạn chế nhập khẩu với những mặt hàng nhất định trong trường hợp cần thiết để bảo hộ ngành sản xuất trong nước. Quy định này chỉ mang tính chất định hướng chứ chưa được cụ thể, do đó việc áp dụng rất khó khăn và khơng được thừa nhận là hình thức tự vệ hợp pháp. Ngồi các biện pháp thuế quan, Chính phủ cịn áp dụng nhiều biện pháp mang tính chất hành chính như cấm nhập, cấp giấy phép nhập khẩu, quota...Hình thức này khơng phù hợp với các ngun tắc của thương mại quốc tế, và thường bị phía nước ngồi phản đối44.
Sau hơn 10 năm thực hiện chủ trương mở cửa thị trường, nhận thức được tầm quan trọng của các cơng cụ phịng vệ thương mại, Nhà nước ta đã ban hành lần lượt các Pháp lệnh điều chỉnh các cơng cụ phịng vệ: Tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngồi vào Việt Nam, hai pháp lệnh Chống trợ cấp
43 Điều 7 Nghị định 57/1998/NĐ-CP
44 Về các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế của Việt Nam, Nghĩa Nhân, Vnexpress (www.vnexpress.net.vn), 24/4/2002
và chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam được ban hành sau đó (2004). Trong đó, Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngồi vào Việt Nam được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thơng qua ngày 25/5/2002 và chính thức có hiệu lực ngày 1/9/2002. Pháp lệnh này được xây dựng và ban hành dựa trên các những quy định mang tính nguyên tắc của Điều XIX GATT, Hiệp định về tự vệ (SG) của WTO đồng thời phù hợp với tình hình phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam. Pháp lệnh gồm 8 chương, 33 điều quy định về các biện pháp tự vệ, thẩm quyền, điều kiện và thủ tục áp dụng các biện pháp đó trong trường hợp hàng hoá nhập khẩu quá mức vào Việt Nam gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.
Để đảm bảo việc thực thi cơng cụ này có hiệu quả.Chính phủ đã ban hành các Nghị định:
+ Nghị định số 150/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08/12/2003 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về Tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngồi vào Việt Nam
+ Nghị định số 04/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/1/2006 về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.
+ Quyết định số 848/QĐ-BCT ngày 05/12/2013 của Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh.
+ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương.
Mặc dù được ban hành muộn hơn các nước nhưng sự ra đời của Pháp lệnh về các biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam là một chính sách đúng đắn, cần thiết và cấp bách trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Pháp lệnh cũng cho thấy tính chủ động của Việt Nam trong việc vận dụng những quy định mang tính chất khn mẫu, chuẩn mực của pháp luật quốc tế trong việc xây dựng chính sách thương mại của