CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TỰ VỆ
2.1 Thực tiễn áp dụng các biện pháp tự vệ trong thương mại của Việt
2.1.2.2 Những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về tự vệ
ngày nay. Và kể từ đây, chúng ta có thể sử dụng biện pháp tự vệ như là một trong số các công cụ hợp pháp và hiệu quả nhất để góp phần bảo hộ sản xuất khẩu trong nước nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế những diễn biến bất thường do nhập khẩu gây ra trong bối cảnh thực hiện chính sách tự do hố thương mại hiện nay. Việc ban hành Pháp lệnh sẽ góp phần minh bạch hóa chính sách bảo hộ, đáp ứng địi hỏi của q trình đàm pháp gia nhập WTO. Đây cũng là việc luật hóa các cam kết quốc tế của Việt Nam trong Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ và trong thỏa thuận gia nhập AFTA.
2.1.2.2 Những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về tự vệ thương mại thương mại
2.1.2.2.1 Nguyên tắc và điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ trong pháp luật Việt Nam
2.1.2.2.1.1 Nguyên tắc áp dụng biện pháp tự vệ trong pháp luật Việt Nam Các nguyên tắc này là những tư tưởng chính trị, pháp lý mang tính chất chỉ đạo, bao trùm, có giá trị bắt buộc đối với mọi trường hợp áp dụng biện pháp tự vệ. Các nguyên tắc áp dụng biện pháp tự vệ trong pháp luật Việt Nam được quy định tại Điều 5 Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngồi vào Việt Nam bao gồm:
Thứ nhất, các biện pháp tự vệ được áp dụng trong phạm vi và mức độ cần thiết nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại nghiêm trọng cho nghành sản xuất trong nước và tạo điều kiện để ngành sản xuất đó nâng cao khả năng cạnh tranh:
Nội dung của nguyên tắc này chỉ rõ mục đích của việc áp dụng biện pháp tự vệ trong thương mại là ngăn ngừa hoặc hạn chế những thiệt hại nghiêm trọng, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành sản xuất nội địa chứ không phải áp dụng nhằm mục đích cạnh tranh. Nguyên tắc này cũng yêu cầu việc áp dụng biện pháp tự vệ phải đảm bảo khách quan, hợp lý tránh tâm lý ỷ lại của các nhà sản xuất trong nước, trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nước mà không cố gắng
điều chỉnh nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Do đó, các biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng trong trường hợp thật sự cần thiết để tránh đổ vỡ cho ngành sản xuất nội địa và khi các điều kiện áp dụng khơng cịn thì biện pháp tự vệ đó phải được đình chỉ hoặc dỡ bỏ ngay để đảm bảo tốc độ tự do hóa.
Thứ hai, việc áp dụng các biện pháp tự vệ phải căn cứ vào kết quả điều tra theo quy định tại Chương II của Pháp lệnh này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời.
Nguyên tắc này yêu cầu việc điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ phải tuân thủ trình tự, thủ tục nhất định. Chương II của Pháp lệnh quy định khá kỹ thủ tục điều tra, nội dung, căn cứ tiến hành điều tra…việc điều tra phải thận trọng, khách quan để đảm bảo áp dụng biện pháp tự vệ một cách đúng đắn, có căn cứ hợp lý tránh các trường hợp khơng cần thiết làm ảnh hưởng đến lợi ích các bên và người tiêu dùng. Tuy nhiên, vẫn có ngoại lệ là trong trường hợp cần áp dụng biện pháp tạm thời thì có thể áp dụng ngay khi chưa có kết quả điều tra chính thức nếu có căn cứ thấy việc chậm trễ áp dụng thì thiệt hại gây ra sẽ khó khắc phục về sau. Khi áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời thì việc điều tra vẫn được tiến hành và phải được thông báo cơng khai cho các bên có liên quan.
Thứ ba, các biện pháp tự vệ được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử và không phụ thuộc vào xuất xứ hàng hoá.
Nguyên tắc này là cụ thể của nguyên tắc đối xử tối huệ quốc: Việt Nam sẽ dành cho một nước đối tác những ưu đãi thương mại không kém hơn những ưu đãi dành cho một nước thứ ba. Nguyên tắc này thể hiện sự bình đẳng của các quốc gia trong quan hệ quốc tế. Theo đó, biện pháp tự vệ sẽ được áp dụng đối với một loại sản phẩm nhập khẩu không phân biệt nguồn gốc xuất xứ của quốc gia đó. Tuy nhiên, nguyên tắc này vẫn có ngoại lệ dành cho các nước kém phát triển: “Các biện pháp tự vệ có thể khơng áp dụng đối
với hàng hố nhập khẩu có xuất xứ từ một nước kém phát triển nếu lượng hàng hoá nhập khẩu của nước đó vào Việt Nam khơng vượt q 3% tổng lượng hàng hoá nhập khẩu bị điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ.” Và “Các
biện pháp tự vệ vẫn áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ các nước kém phát triển nếu tổng lượng hàng hố nhập khẩu của các nước đó vào Việt Nam vượt quá 9% tổng lượng hàng hoá nhập khẩu bị điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ, cho dù đã có quy định tại khoản 1 Điều này”45.
Nhìn chung, những nguyên tắc áp dụng biện pháp tự vệ theo quy định của pháp luật Việt Nam về cơ bản phù hợp với những quy định của của pháp luật quốc tế. Địi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải triệt để tuân thủ trong cả quá trình điều tra và áp dụng để đảm bảo các biện pháp tự vệ được áp dụng như đúng mục đích ban đầu của nó.
2.1.2.2.1.2 Điều kiện áp dụng các biện pháp tự vệ trong thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam
Điều kiện áp dụng các biện pháp tự vệ được quy định tại Điều 6 Pháp lệnh tự vệ của Việt Nam. Việc xác định các điều kiện áp dụng có ý nghĩa quyết định, là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra, đảm bảo việc đưa ra quyết định đúng đắn. Một biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng khi cơ quan có thẩm quyền điều tra và xác minh được sự tồn tại đồng thời của các điều kiện sau:
Thứ nhất, khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu gia tăng
đột biến một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng hoặc trị giá của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước và việc tăng đột biến này gây bất ngờ với cả nhà sản xuất và doanh nghiệp. Trong đó : “Hàng hố tương tự là hàng hoá giống hệt nhau hoặc giống
nhau về chức năng, cơng dụng, chỉ số chất lượng, tính năng kỹ thuật và các thuộc tính cơ bản khác”. Và “Hàng hoá cạnh tranh trực tiếp là hàng hố có khả năng được người mua chấp nhận thay thế cho hàng hóa thuộc phạm vi áp dụng các biện pháp tự vệ do ưu thế về giá và mục đích sử dụng”46.
45 Điều 13 Nghị định số 150/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08/12/2003 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về Tự vệ
trong nhập khẩu hàng hóa nước ngồi vào Việt Nam.
46 Khoản 4, Khoản 5 Điều 4 Nghị định 150/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08/12/2003 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về Tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngồi vào Việt Nam.
Thứ hai, việc gia tăng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng nhập khẩu
gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp trong nước. Thiệt hại gây ra phải có định lượng, có thể là thiệt hại trực tiếp hoặc là nguy cơ thiệt hại. Muốn chứng minh được thiệt hại trực tiếp hay thiệt hại thực tế thì phải có số liệu thống kê của cơ quan hải quan. Nguy cơ thiệt hại có thể là đơn hàng ít hơn, hàng hóa chậm ln chuyển, không bán được..gây thiệt hại cho nhà sản xuất.
Pháp lệnh cũng đã đưa ra việc xác định thiệt hại nghiêm trọng và đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng.Theo đó, “Thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản
xuất trong nước” là tình trạng ngành sản xuất đó suy giảm một cách đáng kể
về sản lượng, mức tiêu thụ trong nước, lợi nhuận sản xuất, tốc độ phát triển sản xuất; gia tăng mức tồn đọng hàng hoá; ảnh hưởng xấu đến việc làm, mức tiền lương, đầu tư và tới các chỉ tiêu khác của ngành sản xuất trong nước sản xuất hàng hố đó. và “Đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản
xuất trong nước” là khả năng chắc chắn, rõ ràng và chứng minh được về sự
thiệt hại nghiêm trọng gây ra cho ngành sản xuất trong nước47.
Khoản 2 điều 19 Pháp lệnh còn quy định các biện pháp tự vệ sẽ không được áp dụng nếu việc áp dụng các biện pháp đó dẫn đến một trong các hậu quả sau đây:
Gây thiệt hại đến kinh tế - xã hội trong nước;
Gây thiệt hại đến lợi ích của đa số các nhà tiêu thụ hàng hoá;
Các hậu quả khác do Chính phủ xác định.
Việc áp dụng biện pháp tự vệ chỉ được thực hiện khi có sự tồn tại đồng thời của cả hai điều kiện trên. Quy định này về căn bản là phù hợp với quy định về điều kiện áp dụng theo Hiệp định SG, tuy nhiên Hiệp định SG đưa ra thêm điều kiện thứ ba là “có mối quan hệ nhân quả giữa hiện tượng nhập khẩu tăng đột biến và thiệt hại hoặc đe doạ thiệt hại đó”. Pháp lệnh tự vệ của Việt Nam không quy định một cách trực tiếp trong điều luật mối quan hệ nhân quả
giữa việc gia tăng hàng hóa nhập khẩu một cách đột biến và thiệt hại song có thể thấy điều kiện này đã được gộp trong điều kiện thứ hai. Nghĩa là, việc gia tăng hàng hóa nhập khẩu về số lượng, khối lượng, trị giá phải là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trong cho ngành sản xuất hàng hóa nội địa và những thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất nội địa đó phải là kết quả cả việc gia tăng một cách đột biến của hàng hóa nhập khẩu. Ngồi ra, Pháp lệnh tự vệ cịn quy định việc áp dụng biện pháp tự vệ không được gây ra thiệt hại cho nền kinh tế và ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng.Ví dụ như khơng áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm sắt thép nhập khẩu nếu việc bảo hộ này khiến ngành xây dựng gặp khó khăn và người tiêu thụ phải mua sản phẩm với giá đắt hơn do sản phẩm khan hiếm hoặc giá thành cao. Quy định này cũng tương tự như điều kiện bảo vệ lợi ích cộng đồng theo pháp luật tự vệ của EU.
2.1.2.2.2 Các biện pháp tự vệ theo quy định của pháp luật Việt Nam
Để ngăn chặn hoặc khắc phục, hạn chế những thiệt hại cho nền sản xuất nội địa do sự gia tăng hàng hóa nhập khẩu gây ra đồng thời tạo điều kiện cho nhà sản xuất trong nước có thời gian điều chỉnh cơ cấu sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu thì các biện pháp tự vệ có thể được áp dụng với điều kiện nhất định. Pháp lệnh Tự vệ và Nghị định 150/2003/NĐ- CP đưa ra các biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa bao gồm:
1. Tăng mức thuế nhập khẩu so với mức thuế nhập khẩu hiện hành 2. Áp dụng hạn ngạch nhập khẩu
3. Áp dụng hạn ngạch thuế quan 4. Áp dụng thuế tuyệt đối
5. Cấp phép nhập khẩu để kiểm soát nhập khẩu 6. Phụ thu đối với hàng hoá nhập khẩu
7. Các biện pháp khác.
Như vậy, pháp luật về tự vệ của Việt Nam quy định rất nhiều hình thức để tiến hành khi áp dụng các biện pháp tự vệ giúp các cơ quan có thẩm quyền
có thể linh hoạt lựa chọn trong trường hợp cần thiết để tạm thời bảo hộ cho nền sản xuất có thời gian, điều kiện khơi phục do tác động của hàng hóa nhập khẩu ồ ạt vào trong nước. Tuy nhiên, cần chú ý trong các biện pháp trên thì biện pháp thứ sáu: biện pháp phụ thu đối với hàng hoá nhập khẩu, biện pháp này khơng hồn tồn mang tính chất thuế, dễ bị lạm dụng và bị đánh giá là không minh bạch. Do vậy Việt Nam đã cam kết tất cả các khoản phụ thu nhập khẩu sẽ được xóa bỏ kể từ 12/2004. (Biểu cam kết về hàng hóa của Việt Nam với WTO) và biện pháp thứ bảy: Các biện pháp khác. Đây là quy định mang tính dự báo việc cần thiết phải áp dụng các biện pháp tự vệ nhằm ngăn chặn sự gia tăng đột biến hàng hóa nhập khẩu vào thị trường trong nước. Quy định này mang tính chất chung chung, khơng rõ ràng do đó trái với quy định về các biện pháp tự vệ của WTO là phải rõ ràng, minh bạch.
2.1.2.2.3 Các quy định của pháp luật về thẩm quyền, trình tự, thủ tục điều tra và áp dụng biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam
Nhìn chung, các quy định của pháp luật Việt Nam về trình tự, thủ tục điều tra, áp dụng biện pháp tự vệ và các vấn đề sau đó như rà sốt, gia hạn, đình chỉ, tái áp dụng biện pháp tự vệ được xây dựng phù hợp với pháp luật về tự vệ của WTO và có tính đến các đặc điểm, điều kiện phát triển của đất nước.
Để thực thi các cơng cụ phịng vệ thương mại này trên thực tế, Chính phủ đã thành lập một hệ thống các cơ quan đảm nhiệm tổ chức thực thi chung cho các cơng cụ này. Cơ quan có thẩm quyền trong việc điều tra, áp dụng biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nước ngồi nhập khẩu vào Việt Nam bao gồm:
+ Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Cơng Thương: Chịu trách nhiệm điều tra, trình kết quả điều tra và đề xuất cách thức xử lý cho cơ quan có thẩm quyền;
+ Hội đồng xử lý vụ việc tự vệ - Bộ Công Thương: Xem xét, nghiên cứu kết quả điều tra của Cục quản lý cạnh tranh, thảo luận và kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương về cách thức xử lý;
+ Bộ trưởng Bộ Cơng Thương: Quyết định có hoặc khơng áp dụng biện pháp tự vệ.
Một cuộc điều tra, áp dụng biện pháp tự vệ sẽ được các cơ quan có thẩm quyền tiến hành theo trình tự sau:
Thứ nhất. Khởi xướng điều tra vụ kiện tự vệ.
Việc khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp tự vệ bắt đầu bằng việc tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước với điều kiện tồn bộ hàng hóa do tổ chức, cá nhân đó sản xuất chiếm ít nhất 25% sản lượng hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ gởi cho Bộ Công Thương (trước đây là Bộ Thương Mại). Hồ sơ yêu cầu (theo mẫu của Bộ Công Thương ban hành) và các tài liệu, thơng tin có liên quan đến các loại hàng hóa thuộc đối tượng điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ và hàng hóa tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp. Hồ sơ phải đầy đủ các nội dung theo Điều 6 Nghị định 150/2003/NĐ- CP. Tổ chức, cá nhân có yêu cầu phải chịu trách nhiệm về các thông tin trong hồ sơ. Cơ quan điều tra tiến hành kiểm tra các thông tin trong hồ sơ nếu hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ chưa đầy đủ thơng tin thì chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công thương phải thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu bổ sung thông tin. Thời hạn bổ sung thông tin theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Pháp lệnh tự vệ ít nhất là 30 ngày, kể từ ngày tổ chức, cá nhân đó nhận được yêu cầu bổ sung thông tin. Bộ Công thương sẽ không ra quyết định tiến hành điều tra, nếu các thơng tin đó khơng được cung cấp trong thời hạn quy định.
Bộ Cơng thương cũng có thể chủ động tiến hành điều tra trong trường