CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TỰ VỆ
2.1 Thực tiễn áp dụng các biện pháp tự vệ trong thương mại của Việt
2.1.1 Sự cần thiết phải áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại trong
trong thời kỳ mở cửa hội nhập
Sau Đại hội Đảng lần thứ VI (12/1996), đất nước ta bắt đầu thực hiện cơng cuộc đổi mới. Kể từ đó, Việt Nam có nhiều thay đổi to lớn, trước hết là thay đổi tư duy kinh tế, chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoặch hóa tập trung, bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ chỗ bị bao vây, cấm vận nước ta đã thiết lập quan hệ với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Văn kiện Đại hội lần thứ IX của Đảng đã đề ra quan điểm phát triển “Chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế, tranh thủ mọi thời cơ để phát triển trên nguyên tắc giữ vững độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ quyền quốc gia và bản sắc văn hố dân tộc; bình đẳng cùng có lợi, vừa hợp tác vừa đấu tranh; đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại42...”. Thực hiện chủ
trương trên, Việt Nam đã tích cực phát triển quan hệ kinh tế với hầu hết các nước, chủ động gia nhập vào các thiết chế thương mại khu vực và toàn cầu.Việt Nam cũng đã ký kết các hiệp định thương mại với nhiều nước như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản…Gần đây nhất Việt Nam đã gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO) (7/11/2006). Đây là một thành công lớn sau 11 năm kiên trì đàm phán và chuẩn bị, là sự kiện quan trọng đánh dấu tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Trở thành thành viên chính thức của WTO đã mở ra nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam được nâng cao khả
năng tiếp cận thị trường thế giới và năng lực cạnh tranh khi mở rộng thị trường ra bên ngoài để đẩy nhanh tốc độ phát triển của đất nước, thoát khỏi nguy cơ tụt hậu, tạo lập vị thế bình đẳng như các thành viên khác. Việc mở cửa thị trường không những phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế trong nước mà còn thu hút mạnh đầu tư nước ngồi, qua đó tiếp nhận vốn, cơng nghệ, góp phần thúc đẩy chuyển dịch kinh tế, thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảm bảo tốc độ tăng trưởng và rút ngắn khoảng cách phát triển.
Tuy nhiên, khi tham gia hội nhập kinh tế toàn cầu, bên cạnh những cơ hội lớn thì Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn khơng nhỏ. Việc thực hiện các cam kết trong khuôn khổ WTO về các nghĩa vụ mở cửa thị trường thì chúng ta cũng phải chấp nhận những tác động tiêu cực của mặt trái tự do hóa thương mại. Một trong những khó khăn, thách thức đó là nền sản xuất trong nước sẽ phải đối phó với tình trạng hàng hóa nước ngồi “vượt rào” nhập khẩu vào thị trường nội địa một cách ồ ạt với giá rẻ, gây ra thiệt hại nghiêm trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà cả nền sản xuất nội địa. Trong những trường hợp như vậy thì các cơng cụ phịng vệ thương mại cần thiết phải được sử dụng để vừa đảm bảo tự do hóa thương mại vừa đảm bảo lợi ích thương mại của các nhà sản xuất trong nước.
Với điều kiện của một nền kinh tế đang phát triển, năng lực cạnh tranh cịn yếu kém, khơng ổn định lại phải chịu thiệt hại trước sức ép cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu ngày càng gia tăng thì nhiều ngành sản xuất rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước để tồn tại và có thời gian điều chỉnh cơ cấu, thích nghi dần với sự cạnh tranh này. Do đó, việc áp dụng biện pháp tự vệ thương mại là hết sức thiết thực và cần thiết để từng bước thích ứng với mơi trường cạnh tranh quốc tế đầy biến động.