Vấn đề đền bù thiệt hại

Một phần của tài liệu các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế - thực tiễn áp dụng của việt nam (Trang 31 - 33)

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC BIỆN PHÁP

1.2 Pháp luật về tự vệ trong thương mại quốc tế

1.2.3.5 Vấn đề đền bù thiệt hại

Được thừa nhận trong thương mại quốc tế nhưng đi ngược lại với mục tiêu tự do hóa thương mại của WTO, do sử dụng để “đối phó” với hành vi thương mại hồn tồn bình thường, tức là khơng có hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh nên khác với chống bán phá giá và chống trợ cấp, biện pháp tự vệ thương mại khơng phải là cơng cụ miễn phí. Nghĩa là nước nhập khẩu được phép áp dụng biện pháp tự vệ để bảo vệ ngành sản xuất nước mình tránh những đổ vỡ trong những trường hợp đặc biệt khó khăn nhưng phải bồi thường tổn thất thương mại cho nước xuất khẩu liên quan có hàng hóa bị áp dụng như một hình thức cân bằng cam kết thương mại với các nước khác. Hiệp định về tự vệ quy định: “Một Thành viên đề xuất áp dụng biện pháp tự

vệ hay tìm cách mở rộng biện pháp này sẽ cố gắng duy trì một mức độ nhượng bộ và các nghĩa vụ khác tương đương với các nhượng bộ và nghĩa vụ được quy định trong GATT 1994 giữa nước đó với các Thành viên xuất khẩu bị ảnh hưởng của biện pháp này. Để đạt được mục đích này, các Thành viên có liên quan có thể thoả thuận về một hình thức đền bù thương mại thoả đáng đối với những tác động tiêu cực của biện pháp này tới thương mại của họ26...”

Như vậy, một nước hoặc các nước xuất khẩu có quyền được yêu cầu bồi

thường thiệt hại do việc bị áp dụng biện pháp tự vệ thông qua con đường tham vấn.

Nước nhập khẩu áp dụng biện pháp tự vệ phải tiến hành thương lượng với các nước xuất khẩu về biện pháp đền bù thương mại thoả đáng. Thông thường là nước nhập khẩu tự nguyện giảm thuế nhập khẩu cho một số nhóm hàng hóa đến từ các nước xuất khẩu đó. Trường hợp khơng đạt được thoả thuận, nước xuất khẩu liên quan có thể áp dụng biện pháp trả đũa (thường là việc rút lại những nghĩa vụ nhất định trong WTO, bao gồm cả việc rút lại các nhượng bộ về thuế quan, tức là từ chối giảm thuế theo cam kết WTO đối với nước áp dụng biện pháp tự vệ)27. Tuy nhiên, việc trả đũa không được thực hiện trong 3 năm đầu kể từ khi biện pháp tự vệ được áp dụng (nếu biện pháp áp dụng tuân thủ đầy đủ các quy định của WTO và thiệt hại nghiêm trọng là thiệt hại thực tế).

1.3. Pháp luật về tự vệ của một số quốc gia, khu vực trên thế giới

Là một trong những hiệp định đa biên của WTO được xây dựng sau vòng đàm phán Uruguya, Hiệp định các biện pháp tự vệ có giá trị bắt buộc đối với tất cả các nước thành viên. Các nước thành viên khi tiến hành xây dựng đạo luật khung về tự vệ thương mại của mình phải tuân thủ các quy định của WTO đồng thời căn cứ vào tình hình, điều kiện phát triển của quốc gia mình để đưa ra các chế định cụ thể, hợp lý đảm bảo việc thực thi có hiệu quả. Các vụ kiện, việc điều tra và áp dụng các biện pháp tự vệ trên thực tế được

26 Xem thêm Điều 8 Hiệp đinh về tự vệ thương mại 1994

tiến hành theo pháp luật quốc gia của mỗi nước nhập khẩu, phù hợp với các quy định của WTO.

Trong giới hạn bài khóa luận này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu pháp luật tự vệ của một số quốc gia, khu vực tiêu biểu trên thế giới là Mỹ, EU. Đây là những quốc gia có nền kinh tế rất phát triển đồng thời có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng biện pháp phịng vệ thương mại, trong đó biện pháp tự vệ. Việc tìm hiểu các quy định của pháp luật của các quốc gia, khu vực này rất hữu ích trong việc hồn thiện pháp luật về tự vệ thương mại của Việt Nam ở cả phương diện lý luận và thực tiễn.

Một phần của tài liệu các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế - thực tiễn áp dụng của việt nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w