Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt tự vệ thương mại đối vớ

Một phần của tài liệu các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế - thực tiễn áp dụng của việt nam (Trang 84 - 87)

CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TỰ VỆ

2.2.3 Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt tự vệ thương mại đối vớ

hàng hóa nước ngồi nhập khẩu vào Việt Nam

2.2.3.1 Về phía các cơ quan nhà nước

2.2.3.1.1 Hồn thiện hệ thống pháp luật về phịng vệ thương mại nói chung và pháp luật về tự vệ trong thương mại nói riêng

Để đảm bảo hiệu lực thực thi của các cơng cụ phịng vệ thương mại trên thực thế thì khung pháp lý phải được hồn thiện. Thực tế cho thấy hệ thống pháp luật về phòng vệ thương mại của nước ta hiện nay cịn nhiều thiếu sót, chưa đồng bộ, nhiều quy định chồng chéo lẫn nhau gây khó hiểu và chưa phát huy hiệu quả thực thi. Do đó, các cơ quan Nhà nước cần phải có kế hoạch cụ thể để rà soát, sửa đổi, bổ sung những quy định có liên quan để từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý về phịng vệ thương mại một cách cơng khai, minh bạch và hiệu quả. Việc hoàn thiện pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngồi vào Việt Nam phải đặt trong mối quan hệ tương thích với Hiệp định về tự vệ của WTO, đồng thời phải đặt trong một giải pháp tổng thể để hồn thiện các chế định pháp luật khác có liên quan như Pháp lệnh về chống bán phá giá, chống trợ cấp trong nhập khẩu hàng hóa nước ngồi vào

Việt Nam, Pháp lệnh về đối xử Tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế, Luật thuế xuất, nhập khẩu. Ngồi ra, cần phải rà sốt lại các văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh tự vệ để phát hiện những điểm không phù hợp và quy định chi tiết các vấn đề chưa được quy định cụ thể trong Pháp lệnh liên quan và nhất là hồn thiện các quy trình, thủ tục điều tra đảm bảo nhanh chóng, nhất quán để nắm bắt kịp thời diễn biến thực tế thì vụ kiện mới đạt kết quả như mong muốn.

2.2.3.1.2 Nâng cao năng lực thực thi pháp luật về tự vệ

Trước hết, cần nâng cao nhận thức về vai trò của cơng cụ phịng vệ thương mại cho các cơ quan, cán bộ làm công tác thực thi pháp luật về tự vệ bởi lẽ trong bối cảnh hội nhập mạnh mẽ như ngày nay, đời sống thương mại luôn biến động, nhiều vấn đề mới phát sinh ngày càng tinh vi, phức tạp nếu không nhận thức đầy đủ, có chiều sâu thì khơng thể phát huy vai trị của các cơ quan quản lý nhà nước về phòng vệ thương mại. Để nâng cao nhận thức cho các cơ quan nhà nước về cơng tác phịng vệ thương mại thì chúng ta phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu pháp luật quốc tế (WTO), học tập và nghiên cứu kinh nghiệm áp dụng biện pháp tự vệ của các nr ước khác, tổ chức các buổi hội thảo, các khóa đào tạo để tăng cường kiến thức, kỹ năng tiến hành điều tra, áp dụng các biện pháp tự vệ.

Mặt khác, có chính sách để nâng cao năng lực, tăng cường nguồn nhân lực cho Cục quản lý cạnh tranh để hình thành đội ngũ chun mơn về xử lý các vụ việc liên quan đến tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp bởi vì đa số các cán bộ hiện nay chưa được đào tạo đầy đủ kỹ năng cần thiết cũng như chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm để điều tra và xử lý một số vụ việc phức tạp và kéo dài như các cuộc điều tra tự vệ hay chống bán phá giá.

2.2.3.1.3 Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tự vệ cho các doanh nghiệp, hiệp hội

Để thực thi hiệu quả pháp luật về các biện pháp tự vệ, cần nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng vì đây là đối tượng trực tiếp

thực hiện quyền kháng kiện. Cộng đồng doanh nghiệp cũng như các hiệp hội ngân hàng cần nắm rõ các công cụ pháp lý về phịng vệ chính đáng và biết sử dụng cơng cụ để bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp cũng như của ngành sản xuất. Vì hệ thống pháp luật về phòng vệ thương mại là tương đối mới mẻ đối với Việt Nam, do đó, cơng tác tun truyền phổ biến pháp luật là hết sức cần thiết để nâng cao năng lực khởi kiện cho các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức về pháp luật phòng vệ cho các doanh nghiệp phải được tổ chức thường xuyên theo định kỳ thông qua các buổi hội thảo, tọa đàm, trên các phương tiện thông tin đại chúng, ấn phẩm tạp chí…

2.2.3.1.4 Kiện tồn bộ máy làm cơng tác phịng vệ thương mại

Để thực thi các công cụ phịng vệ, một bộ máy các cơ quan có trách nhiệm trong việc điều tra, áp dụng các cơng cụ phịng vệ được thành lập và hoạt động dựa trên ngun tắc có sự phân cấp, phân cơng nhiệm vụ đảm bảo sự thống nhất trong tổ chức và hoạt động bao gồm Cục Quản lý cạnh tranh (thuộc Bộ Công thương); Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ; Bộ trưởng Bộ Công thương. Tuy nhiên, cách thức phân công nhiệm vụ và xác định trách nhiệm của các cơ quan cịn có nhiều điểm chưa hợp lý như: việc phân công nhiệm vụ điều tra không dựa trên nội dung điều tra mà căn cứ vào quy trình điều tra, xử lý; vị trí, vai trị của Hội đồng xử lý vụ việc còn khá mờ nhạt. Trong khi đó, Cục Quản lý cạnh tranh được giao quá nhiều chức năng, từ điều tra xử lý các hành vi cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng đến quản lý nhà nước về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ…dẫn đến tình trạng quá tải cho hoạt động của Cục Quản lý cạnh tranh trong thời gian qua. Do đó, cần sớm tổ chức lại các cơ quan này để nâng cao vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước về phòng vệ thương mại. Có thể theo hướng tách Cục Quản lý cạnh tranh khỏi Bộ Công thương thành một cơ quan hoạt động độc lập, đủ thẩm quyền, dưới sự giám sát của Quốc hội hoặc Chính phủ. Bên cạnh đó, gộp Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá,

chống trợ cấp và tự vệ vào Cục Quản lý cạnh tranh để rút ngắn thủ tục điều tra nhằm theo kịp, phản ánh đúng diễn biến thực tế vừa đảm bảo chức năng của của cơ quan này. Trong tương lai có thể thành lập một Tịa án riêng biệt chuyên giải quyết các khiếu kiện liên quan đến việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại bởi đây là những cơng việc địi hỏi tính chun mơn cao như kinh nghiệm của một số nước.

2.2.3.1.5 Thiết lập cơ chế hỗ trợ thông tin cần thiết cho việc khởi kiện của doanh nghiệp

Sự hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước là yếu tố rất quan trọng để cộng đồng doanh nghiệp có đủ điều kiện và tự tin hơn khi đi khởi kiện tự vệ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp hiện nay còn gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập thơng tin về số lượng hàng hóa nhập khẩu do chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm của cơ quan hải quan, số liệu thu thập được bị trộn lẫn các loại, phương pháp thu thập khơng chính thức và khó thẩm định được độ chính xác nên rất khó để đáp ứng u cầu về chứng cứ khi khởi kiện. Do đó, để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sử dụng hiệu quả cơng cụ này, cần có những quy định về nghĩa vụ các cơ quan nhà nước như hải quan, Tổng cục thống kê, quản lý thị trường…trong việc cung cấp thông tin về số liệu xuất nhập khẩu khi các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng. Các cơ quan này cần sớm hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất, chuẩn xác về hàng hóa nhập khẩu, sức tiêu thụ ở thị trường nội địa đối với các nhóm, ngành hàng... để các doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng các dữ liệu trên.

Một phần của tài liệu các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế - thực tiễn áp dụng của việt nam (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w