Nguyên nhân của thực trạng trên

Một phần của tài liệu các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế - thực tiễn áp dụng của việt nam (Trang 78 - 81)

CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TỰ VỆ

2.1 Thực tiễn áp dụng các biện pháp tự vệ trong thương mại của Việt

2.1.3.2 Nguyên nhân của thực trạng trên

Thứ nhất: Nguyên nhân chủ quan.

Về phía các cơ quan nhà nước: Hiệp định tự vệ thương mại của WTO được thực thi cùng với sự ra đời của WTO (1994). Thế nhưng mãi đến năm 2002, để chuẩn bị cho Việt Nam gia nhập WTO thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới ban Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngồi vào Việt Nam. Việc ban hành văn bản pháp luật về tự vệ trong thương mại của nước ta còn chậm, điều này chứng tỏ nhận thức của chúng ta còn hạn chế. Hơn nữa, ở thời điểm đó, Việt Nam với mong muốn sớm được gia nhập vào WTO nên việc xây dựng các quy định của pháp luật về tự vệ thương mại chúng ta chỉ quan tâm nhiều đến việc luật hóa các cam kết quốc tế mà chưa chú ý xây dựng các quy định đảm bảo tính thực thi trên thực tế. Các văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh cịn ít, các quy định cịn chung chung, dễ gây nhầm lẫn với các công cụ phịng vệ khác.

Về phía các doanh nghiệp: Đây là đối tượng trực tiếp thực hiện quyền khiếu kiện tự vệ để bảo vệ lợi ích của mình nhưng nhận thức của họ về các cơng cụ phịng vệ hợp pháp còn rất hạn chế. Các biện pháp phòng vệ thương mại đã được thế giới thừa nhận và sử dụng rộng rãi trong khi đó ở Việt Nam vẫn chỉ đang bước đầu áp dụng. Theo khảo sát của Phòng thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam, có đến 66% doanh nghiệp không hiểu rõ nội dung cơ bản của các hiệp định trong khuôn khổ WTO và gần 50% doanh nghiệp không biết về các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam liên quan đến ngành hàng của mình (theo báo pháp luật thành phố Hồ Chí Minh)

Ngồi hạn chế hiểu biết về các cơng cụ phịng vệ thì các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung chậm tiếp cận thơng tin, ngại va chạm, ngại kiện tụng, dường như chúng ta ở thế bị động hơn là thế chủ động. Bên cạnh đó,các doanh nghiệp thiếu tính liên kết, chưa tìm được tiếng nói chung, các hiệp hội chưa thực sự hoạt động thực sự hiệu quả nhằm nâng cao sức mạnh đoàn kết của các doanh nghiệp. Điều này khiến cho việc áp dụng thành cơng các biện pháp phịng vệ thương mại sẽ thêm khó khăn.

Thứ hai. Nguyên nhân khách quan.

Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan từ phía nhà nước và các doanh nghiệp thì các yếu tố khách quan sau cũng là nguyên nhân dẫn đến các công cụ phịng vệ mặc dù đã có nhưng chưa được sử dụng hiệu quả.

So sánh với hai biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp thì biện pháp tự vệ thường được áp dụng một cách khắt khe hơn so với hai biện pháp cịn lại nên khó áp dụng với điều kiện của chúng ta hiện nay. Mặt khác, biện pháp tự vệ chỉ là việc hạn chế tạm thời luồng nhập khẩu để tránh được những đổ vỡ cho ngành sản xuất nội địa trong một số trường hợp đặc biệt khó khăn với khoảng thời gian đủ để doanh nghiệp trong nước tìm phương án ứng phó với tình hình mới. Bên cạnh đó, khi áp dụng biện pháp tự vệ thì chúng ta phải thỏa thuận đền bù thỏa đáng cho đối tác bị ảnh hưởng, nếu không thỏa thuận được thì nước xuất khẩu có quyền trả đũa theo quy định của hiệp định tự vệ của WTO. Trên thực tế thì biện pháp tự vệ thương mại thường được áp dụng giữa các nước có tiềm lực ngang nhau. Trong khi đó, Việt Nam là nước đang phát triển, tiềm lực kinh tế chưa mạnh, nếu chúng ta khơng thận trọng thì dễ bị trả đũa, do đó việc sử dụng biện pháp tự vệ hữu và không phải lúc nào cũng đem lại hiệu quả như mong muốn.

Một nguyên nhân nữa là các doanh nghiệpViệt Nam cịn thiếu nguồn lực vật chất, thơng tin, kỹ năng để khởi kiện. Việc điều tra lại được tiến hành trong thời gian khá dài (6 tháng hoặc có thể gia hạn lên hơn nữa), chi phí theo đuổi vụ kiện khá cao và hiệu quả của công cụ này khơng phải nhìn thấy được ngay trên thị trường.

2.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về tự vệ thương mại của Việt Nam

2.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về tự vệ thương mại của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Tự vệ trong thương mại được xem là “chiếc van an toàn” mà bất cứ quốc gia nhập khẩu nào là thành viên WTO đều mong muốn trong bối cảnh toàn

cầu hóa và tự do hóa thương mại ngày nay. Thực tiễn đã chứng minh vai trị của cơng cụ phịng vệ thương mại này trong việc bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước sự xâm nhập và cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu khi hàng rào thuế quan trên thế giới đang chịu sức ép cắt giảm. Việt Nam chúng ta từ khi đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời với chiến lược “Thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại”, đã từng bước hoạch định và xây dựng chính sách pháp luật đối ngoại đáp ứng yêu cầu đổi mới, trong đó các chính sách về bảo hộ thương mại như là một cơng cụ phịng vệ chính đáng đã được hình thành và ngày một hồn thiện. Cụ thể, ngày 24 tháng 5 năm 2002, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua hai Pháp lệnh: Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hố nước ngồi vào Việt Nam và Pháp lệnh về đối xử Tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế, sau đó là hai Pháp lệnh chống bán phá giá và chống trợ cấp, điều này đã thể hiện tính chủ động trong việc tích cực chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của Việt Nam. Việc ban hành các văn bản này đã góp phần tạo ra hành lang pháp lý của quốc gia phù hợp pháp luật quốc tế mở đường cho hoạt động tự do hóa thương mại. Thế nhưng hiệu quả thực thi của nó đến đâu là vấn đề mà chúng ta phải nghiêm túc nhìn nhận lại. Đã hơn mười năm kể từ lúc các văn bản trên được ban hành và có hiệu lực nhưng đến nay chúng ta chỉ mới tiến hành 03 vụ điều tra, gồm có 02 vụ điều tra tự vệ và 01 vụ điều tra chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu. Không thể phủ nhận sự cố gắng của chúng ta trong việc xây dựng và ban hành các chính sách pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại trong xu thế mở cửa hội nhập ngày nay nhưng trong bối cảnh nền kinh tế thế giới ln có sự biến động mạnh mẽ thì hệ thống pháp luật dù có hồn thiện đến đâu cũng cần phải có những điều chỉnh nhất định để phù hợp với thực tiễn đời sống thương mại. Điều này đã được kiểm chứng bởi thực tế tiến hành các cơng cụ phịng vệ thương mại như đã nói ở trên. Do đó, bên cạnh việc xây dựng thì chúng ta cũng cần phải chú trọng hồn thiện chính sách pháp luật thương mại mà việc hồn thiện pháp luật về tự

vệ trong thương mại là rất cần thiết để bảo vệ nền sản xuất nước nhà trước những tác động bất lợi từ bên ngoài, nhất là khi chúng ta thực hiện các cam kết dỡ bỏ hàng rào thuế quan trong thời gian tới.

Việc hoàn thiện pháp luật về tự vệ thương mại cũng như các công cụ phòng vệ khác phải phù hợp với chuẩn mực quốc tế chung, trên cơ sở vận dụng linh hoạt các quy định của WTO, đặc biệt là các ưu tiên đối với các nước đang phát triển. Đồng thời phải xuất phát từ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tự do hóa thương mại, phải trên cơ sở đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của đất nước để xây dựng các công cụ phòng vệ hợp pháp vừa bảo vệ quyền lợi của quốc gia vừa đảm bảo hạn chế những tổn hại đến lợi ích của các quốc gia khác trên tinh thần bình đẳng, hợp tác và cùng có lợi. Việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật cũng phải dựa trên thực tiễn áp dụng trong thời gian qua để đúc rút, học hỏi kinh nghiệm có chọn lọc từ các nước để hoàn thiện dần

Một phần của tài liệu các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế - thực tiễn áp dụng của việt nam (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w