PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.6. Yếu tố “Lãnh đạo”
Cách đối xử của lãnh đạo cấp trên đối với cấp dưới có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định gắn bó lâu dài của người lao động đối với một tổ chức. Khi người lao động được làm việc dưới quyền một lãnh đạo có tài, đối xử cơng bằng, thấu tình đạt lý, biết quan tâm và coi trọng người lao động, chắc chắn họ sẽ hài lòng cao với tổ chức và trung thành với tổ chức đó. Để tăng sự hài lòng của nhân viên với lãnh đạo, một số biện pháp mà ban lãnh đạo cơng ty có thể áp dụng như:
- Phong cách lãnh đạo: Lãnh đạo công ty phải luôn giữ được phẩm chất đạo đức cá nhân, thể hiện phong cách, tác phong lịch sự hòa nhã, tránh những hành động, cử chỉ, thái độ xem thường người lao động, tạo hình ảnh xấu trong đánh giá của người lao động về người quản lý. Đặc biệt với những người lao động giỏi, lãnh đạo phải có cách cư xử hợp lý để vừa tạo sự tôn trọng của người lao động vừa giúp công ty giữ được nhân tài.
- Luôn thể hiện sự quan tâm đến công việc cũng như đời sống của người lao động: Khi hiểu được những suy nghĩ, nguyện vọng của người lao động thì lãnh đạo sẽ có những cách thức điều chỉnh cách quản trị của mình cho phù hợp hơn. Đơi khi chỉ cần một vài lời hỏi thăm về sức khỏe hay gia đình của người lao động cũng làm cho người lao động cảm thấy được thái độ rất thân thiện của lãnh đạo.
- Đối với cán bộ lãnh đạo trong công ty phải luôn quan tâm một cách đúng mức đối với những người lao động mà mình quản lý, tạo điều kiện cho họ hồn thành tốt cơng việc của mình, nên tạo một mối quan hệ tốt với cấp dưới để họ có thể phản ánh những ý kiến bản thân cũng như khuyến khích những sáng kiến đóng góp cho cơng việc. Một người lãnh đạo tốt phải biết cách khen thưởng người lao động của mình khi họ hồn thành tốt cơng việc và cũng có những biện pháp nhắc nhở, cảnh cáo khi họ làm sai. Một điều quan trọng nữa là nên đối xử cơng bằng với người lao động đừng để họ có cảm giác có thiên vị.
- Cũng cần lưu ý rằng trong một cơng ty thì năng lực của một cá nhân khơng thơi thì chưa đủ mà cần phải có sự gắn kết các cá nhân với nhau để cùng hoàn thành tốt
cơng việc được giao nhưng sự phối hợp đó diễn ra tốt hay khơng thì phải tiến hành phân dịnh trách nhiệm công việc một cách rõ ràng giữa các bộ phận với nhau và giữa các cá nhân với nhau. Mỗi bộ phận, mỗi người lao động khi đã biết rõ mình cần làm gì và mình có trách nhiệm đối với những việc gì sẽ có cách làm việc độc lập và chủ động hơn, công ty sẽ tránh được những sự chồng chéo trong công việc.
- Phải tổ chức hệ thống thông tin nội bộ thật tốt để nhận được các thông tin phản hồi một cách khách quan nhất từ phía người lao động như hịm thư góp ý, mail trực tiếp cho lãnh đạo, các cuộc thăm dò ý kiến.