Tin cậy Cronbach’s Alpha

Một phần của tài liệu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến cam kết gắn bó với tổ chức của người lao động tại công ty tnhh thương mại vận tải san hiền (Trang 44 - 46)

Khái niệm Số biến quan sát Độ tin cậy Cronbach’s Alpha Hệ số tương quan biến tổng thấp nhất Giá trị thang đo

Bản chất công việc 3 0.807 0.613 Đạt yêu cầu Cơ hội đào tạo thăng tiến-lãnh đạo 3 0.795 0.631 Đạt yêu cầu

Lãnh đạo 3 0.800 0.632 Đạt yêu cầu

Đồng nghiệp 3 0.810 0.563 Đạt yêu cầu

Điều kiện làm việc 3 0.754 0.530 Đạt yêu cầu

Tiền lương 4 0.858 0.860 Đạt yêu cầu

Phúc lợi 3 0.797 0.596 Đạt yêu cầu

Sự cam kết gắn bó với tổ chức 4 0.854 0.628 Đạt yêu cầu (Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của tác giả) Hệ số Cronbach Alpha được sử dụng để loại các biến “rác”, các biến này có hệ số tương quan biến tổng (Corrected item total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và thang đo được chọn khi hệ số Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên (Nunnaly & Bernsteri, 1994; Slater, 1995).

Kết quả cho thấy hệ số Cronbach Alpha của thang đo các nhân tố và thang đo “Sự cam kết gắn bó với tổ chức” đều thỏa mãn điều kiện. Các thang đo đều có Cronbach Alpha lớn hơn 0.6. Các biến quan sát trong mỗi thang đo cũng đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3, do đó các thang đo của các nhân tố đều đảm bảo độ tin cậy, phù hợp để sử dụng cho các phân tích tiếp theo.(phụ lục B2)

2.2.4. Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố khám phá đối với các nhân tố ảnh hưởng đến sự cam kết gắn bó với tổ chức.

Phân tích nhân tố chỉ được sử dụng khi hệ số KMO ( Kaiser-Meyer-Olkin) có giá trị từ 0.5 trở lên (Othman & Owen, 2000), các biến có hệ số tải nhân tố (Factors

loading) nhỏ hơn 0.5 hoặc sẽ bị loại. Điểm dừng Eiganvalue ( đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) lớn hơn 1 và tổng phương sai trích (Cumulative % Extraction Sums of Squared Loadings) lớn hơn 50% (Gerbing & Anderson, 1988).

Phương sai trích “Principal Axis Factoring” với phép quay “Varimax” được sử dụng trong phân tích nhân tố thang đo các thành phần độc lập.

Q trình phân tích nhân tố để loại các biến và gộp nhóm các biến trong nghiên cứu này được thực hiện qua 2 bước: 22 biến được đưa vào phân tích nhân tố, kết quả kiểm định KMO đạt yêu cầu là 0.770 > 0.5 và Bartlett's có giá trị Sig = 0.000 cho thấy giữa 22 biến này có mối tương quan với nhau nên phân tích nhân tố EFA là thích hợp.

Bảng 9: Kiểm định KMO and Bartlett's ( Kết quả EFA) KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .770

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1472.324

Df 231.000

Sig. .000

(Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của tác giả)

Kết quả phân tích nhân tố theo tiêu chuẩn Eiganvalue lớn hơn 1 đã có 6 nhân tố được rút trích. Tổng phương sai trích = 68.848%, điều này cho biết 6 nhân tố này giải thích được 68.848% biến thiên của dữ liệu. ( Phụ lục B3.1)

Với phép quay Varimax và sau khi loại các biến có hệ số tải nhân tố < 0.5, kết quả thu được là: khơng có biến nào bị loại. (Phụ lục B3.1)

Các mục hỏi trong nghiên cứu được dựa vào lý thuyết để xây dựng, được nghiên cứu từ các đề tài khóa luận đã được nghiên cứu trước đó về mức độ cam kết gắn bó của người lao động với tổ chức. Các nhóm yếu tố trong nghiên cứu được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn ở cơng ty và thơng qua phỏng vấn định tính để đưa ra các mục hỏi phù hợp với người lao động. Nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến sự cam kết gắn bó trong cơng việc của người lao động ban đầu bao gồm nhóm yếu tố Bản chất cơng việc, nhóm yếu tố Cơ hội thăng tiến và đào tạo, nhóm yếu tố Điều kiện làm việc, nhóm yếu tố Lãnh đạo, nhóm yếu tố Đồng nghiệp, nhóm yếu tố Tiền lương, nhóm yếu

tố Phúc lợi, nhóm yếu tố Cam kết gắn bó với cơng ty. Sau khi phân tích nhân tố, ta đã rút trích được bảng các nhân tố mới sau đây:

Một phần của tài liệu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến cam kết gắn bó với tổ chức của người lao động tại công ty tnhh thương mại vận tải san hiền (Trang 44 - 46)