Phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến cam kết gắn bó với tổ chức của người lao động tại công ty tnhh thương mại vận tải san hiền (Trang 50 - 56)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.2. Tình hình nhân sự và các nhân tố ảnh hưởng đến sự cam kết gắn bó với tổ chức của

2.2.7. Phân tích hồi quy

Phân tích hồi quy nhằm đưa ra kết luận cho mối liên hệ giữa các biến trong tổng thể. Sự chấp nhận và diễn dịch kết quả hồi quy không thể tách rời các giả định cần thiết và sự chẩn đoán về sự vi phạm các giả định đó. Nếu các giả định bị vi phạm, thì các kết quả ước lượng khơng đáng tin cậy nữa.

Vì vậy, để đảm bảo sự diễn dịch từ kết quả hồi quy có giá trị, trong phần này tơi sẽ tiến hành kiểm định các giả định của hàm hồi quy bao gồm các giả định sau:

- Giả định phương sai của sai số không đổi. - Giả định khơng có hiện tượng đa cộng tuyến. - Giả định về phân phối chuẩn của phần dư.

- Giả định về tính độc lập của sai số hay nói cách khác chính là khơng có sự tương quan giữa các phần dư.

Đa cộng tuyến là trạng thái trong đó các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau. Vấn đề của hiện tượng cộng tuyến là chúng cung cấp cho mơ hình những thơng tin rất giống nhau, và rất khó tách rời ảnh hưởng của từng biến một đến biến phụ thuộc. Hiệu ứng khác của sự tương quan khá chặt giữa các biến độc lập là nó làm tăng độ lệch chuẩn của các hệ số hồi quy và làm giảm giá trị thống kê t của kiểm định ý nghĩa của chúng nên các hệ số có khuynh hướng kém ý nghĩa hơn khi khơng có đa cộng tuyến trong khi hệ số xác định R2 vẫn khá cao.

Bảng 12: Kiểm định đa cộng tuyến

Mơ hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Mức ý nghĩa Thống kê đa cộng tuyến B Sai số

chuẩn Beta Tolerance VIF

1 (Hằng số) 3.626E-17 .070 .000 1.000 1 1 Tính chất công việc .056 .070 .056 .799 .426 1 1 Tiền lương .271 .070 .271 3.854 .000 1 1 Lãnh đạo .085 .070 .085 1.213 .227 1 1 Đồng nghiệp .051 .070 .051 .733 .464 1 1 Phúc lợi .442 .070 .442 6.305 .000 1 1 Điều kiện làm việc .117 .070 .117 1.661 .099 1 1

a. Biến phụ thuộc: Cam kết gắn bó

(Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của tác giả)

Trong mơ hình hồi quy bội này giả định giữa các biến độc lập của mơ hình khơng có hiện tượng đa cộng tuyến. Hiện tượng này sẽ được kiểm định thông qua hệ số phóng đại phương sai VIF Khi VIF vượt quá 10, đó là dấu hiệu của đa cộng tuyến.

Bảng trên cho thấy các hệ số phóng đại phương sai (VIF) có giá trị nhỏ hơn 10 chứng tỏ khơng có hiện tượng đa cộng tuyến.

Giả định khơng có sự tương quan giữa các phần dư

Nguyên nhân của hiện tượng tương quan giữa các phần dư có thể là do các biến có ảnh hưởng khơng được đưa hết vào mơ hình do giới hạn và mục tiêu nghiên cứu,

chọn mối liên hệ tuyến tính mà lẽ ra là phi tuyến, sai số trong đo lường các biến…, các lý do này có thể dẫn đến vấn đề tương quan chuỗi trong sai số và tương quan chuỗi cũng gây ra những tác động sai lệch nghiêm trọng đến mơ hình hồi quy tuyến tính như hiện tượng phương sai thay đổi. Đại lượng thống kê Durbin- Watson có thể dùng để kiểm định tương quan này. Kết quả kiểm định Durbin – Watson (chi tiết được thể hiện tại phụ lục B5.2) cho giá trị d = 2.092, dựa vào nguyên tắc xác định miền chấp nhận giả thuyết tự tương quan, suy ra giá trị d nằm trong miền chấp nhận giả thuyết khơng có sự tương quan.

Phân tích hồi quy tương quan bội

Phương pháp hồi quy bội cho phép xây dựng mơ hình tương quan với nhiều yếu tố cùng ảnh hưởng đến biến phụ thuộc, có thể nói mơ hình hồi quy bội phản ánh gần với mơ hình tổng thể, và có thể đánh giá tầm quan trọng của các khái niệm cần nghiên cứu có tương quan riêng với biến phụ thuộc một cách rõ ràng.

Phân tích hồi quy tuyến tính với các biến quan sát thuộc 4 thành phần thang đo đã được hiệu chỉnh trong mơ hình nghiên cứu ở trên, gồm: : Tiền lương, Phúc lợi. Phân tích được thực hiện bằng phương pháp Enter. Các biến được đưa vào một lần để chọn lọc dựa trên tiêu chí chọn những biến có mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05. Kết quả phân tích như sau:

Bảng 13: Phân tích ANOVAANOVAb ANOVAb Mơ hình Tổng các bình phương df Bình phương trung bình F Mức ý nghĩa 1 Hồi quy 44.045 6 7.341 10.002 .000a Phần dư 104.955 143 .734 Tổng 149.000 149

a. Dự báo: (Hằng số),Điều kiện làm việc, Phúc lợi, Đồng nghiệp, Lãnh đạo, Tiền lương, Tính chất cơng việc

b. Biến phụ thuộc: Cam kết gắn bó

Bảng trên cung cấp cho chúng ta các thông số kiểm định ý nghĩa tổng qt mơ hình (kiểm định F). Mức ý nghĩa tính được rất nhỏ ( Sig. = 0.000a) và nhỏ hơn 0.05 vì vậy có thể kết luận rằng có mối liên hệ giữa sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên đối với ít nhất một biến số giải thích trong mơ hình đã xây dựng.Với giả thiết ban đầu cho mơ hình lý thuyết, ta có phương trình hồi quy tuyến tính như sau :

Y = β0 + β1 * F1 + β2 * F2 + β3 * F3 + β4* F4 + β5*F5 + β6*F6 +ε Trong đó: - Y: Sự cam kết gắn bó. - F1: Tiền lương - F2: Phúc lợi - F3: Lãnh đạo - F4: Đồng nghiệp - F5: Tính chất cơng việc - F6: Điều kiện làm việc - ε : hệ số tự do.

Bảng 14: Hệ số xác định sự phù hợp của mơ hìnhMơ Mơ hình R R 2 R2 hiệu chỉnh Sai số chuẩn của ước lượng

Thống kê thay đổi R2 thay đổi F thay đổi df1 df2 Mức ý nghĩa F thay đổi 1 .544a .296 .266 .856 .296 10.002 6 143 .000 a. Dự báo: (Hằng số), Lãnh đạo, Đồng nghiệp, Đãi ngộ, Công việc

b. Biến phụ thuộc: Cam kết gắn bó

(Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của tác giả)

Để đánh giá sự phù hợp của mơ hình tuyến tính, chúng ta sử dụng hệ số R, R2 (với 0 < R2 < 1 được gọi là phù hợp), R2 hiệu chỉnh và sai số chuẩn. Kết quả cho thấy các hệ số trên đều đạt yêu cầu, với R2 = 0.296, R2 hiệu chỉnh = 0.266 đã chứng minh cho sự phù hợp của mơ hình hồi quy. Hệ số R2 hiệu chỉnh = 0.266 có nghĩa là khoảng 26.6 % phương sai của sự cam kết gắn bó được giải thích bởi 2 biến độc lập: Tiền lương và phúc lợi.

Bảng 15: Hệ số của phương trình hồi quy

Mơ hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa T Mức ý nghĩa B Sai số chuẩn Beta 1 (Hằng số) 3.626E-17 .070 .000 1.000 Tính chất cơng việc .056 .070 .056 .799 .426 Tiền lương .271 .070 .271 3.854 .000 Lãnh đạo .085 .070 .085 1.213 .227 Đồng nghiệp .051 .070 .051 .733 .464 Phúc lợi .442 .070 .442 6.305 .000

Điều kiện làm việc .117 .070 .117 1.661 .099 a. Biến phụ thuộc: Cam kết gắn bó

(Nguồn: Số liệu phân tích)

Với kết quả hồi quy này ta thấy Mức ý nghĩa của t (Sig) của các biến: Tiền lương(0.000), Phúc lợi (0.000) đạt yêu cầu là mức ý nghĩa nhỏ hơn 0.05 cho thấy các biến đó có ý nghĩa trong mơ hình, nghĩa là sự biến thiên tăng hay giảm hệ số của từng biến này đều có ảnh hưởng đến mức độ cam kết gắn bó với tổ chức của người lao

động. Như vậy kết quả cuối cùng cho thấy 2 biến có ảnh hưởng đến sự cam kết gắn bó với tổ chức của người lao động tại công ty San Hiền

Mơ hình được biểu diễn lại dưới dạng phương trình hồi quy tuyến tính như sau:

Sự cam kết gắn bó = 0.271* Tiền lương + 0.442*Phúc lợi

Kiểm định giả thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến sự cam kết gắn bó

Kết quả hồi quy cho thấy “Phúc lợi” là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến sự cam kết gắn bó của nhân viên với cơng ty San Hiền. Hệ số beta lớn hơn 0 cũng cho thấy mối quan hệ giữa yếu tố “Phúc lợi” với “Sự cam kết gắn bó” là mối quan hệ cùng chiều. Nghĩa là khi nhân viên cảm thấy hài lịng cao về cơng việc mà họ đang làm việc thì họ sẽ muốn gắn bó lâu dài với cơng ty hơn. Những cảm nhận của người lao động về chính sách phúc lợi cũng rất quan trọng, chính sách phúc lợi rõ ràng, thể hiện sự quan tâm của công ty với người lao động, cơng ty có chế độ nghỉ lễ, nghỉ phép hợp lý cho người lao động sẽ là một điểm thu hút người lao động. Khi sự thỏa mãn về “Phúc lợi” càng cao thì mức độ cam kết gắn bó với tổ chức sẽ càng cao. Kết quả hồi quy có hệ số B của yếu tố “Phúc lợi” là 0,442 với mức ý nghĩa rất thấp (thấp hơn 0,05), nghĩa là khi tăng mức độ thỏa mãn về “cơng việc” lên một đơn vi (theo thang đo Likert) thì mức độ cam kết gắn bó của người lao động với công ty thêm 0,442 đơn vị. Vậy giả thuyết H5 được chấp nhận.

Yếu tố thứ hai có ảnh hưởng lớn đến mức độ hài lịng của người lao động đối với công ty là yếu tố “Tiền lương”. Kết quả hồi quy có hệ số B của yếu tố “Tiền lương” là

0,271 mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05, dấu dương của hệ số Beta có ý nghĩa là mối quan hệ

giữa yếu tố “Tiền lương” và “Sự cam kết gắn bó” là mối quan hệ thuận chiều. Rất nhiều nghiên cứu trước đây cũng đã chứng minh sự ảnh hưởng của tiền lương đến sự thỏa mãn với công việc của người lao động là rất lớn, hệ thống lương thưởng là một công cụ đánh giá kết quả lao động của họ. Khi người lao động cảm thấy tiền lương được trả tương xứng với kết quả làm việc, được trả công bằng giữa những người lao động, cơng ty có chế độ tăng lương thường xun và họ có thể sống hồn tồn dựa vào lương làm việc tại cơng ty thì mức độ hài lịng của họ với cơng ty sẽ cao hơn, họ sẽ muốn gắn bó lâu hơn với cơng ty. Chế độ tăng lương vẫn chưa được thường xuyên nên sự hài lòng về tiền lương vẫn cịn thấp. do Do đó, muốn mức độ cam kết gắn bó của

người lao động với công ty sẽ càng cao nếu họ được thỏa mãn càng cao về chính sách “Tiền lương”. Vậy giả thuyết H2 được chấp nhận.

Tóm lại, trong 6 thành phần thang đo của mơ hình điều chỉnh đã có hai yếu tố có ý nghĩa thống kê và đều tác động cùng chiều đến sự cam kết gắn bó của người lao động với cơng ty San Hiền, đó là hai thành phần: Phúc lợi, Tiền lương.

Một phần của tài liệu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến cam kết gắn bó với tổ chức của người lao động tại công ty tnhh thương mại vận tải san hiền (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w