Các lực lƣợng tham gia giáo dục kỹ năng sống trong nhà trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường tiểu học đồn đạc huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 26 - 28)

Giáo dục là quá trình tác động để hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ theo mục đích xã hội. Q trình giáo dục địi hỏi nhiều lực lƣợng tham gia phối hợp và bằng nhiều con đƣờng khác nhau từ việc giáo dục thông qua dạy học, thông qua việc tổ chức các hoạt động phong phú đa dạng, thông qua sinh hoạt tập thể và tự tu dƣỡng bản thân. Việc giáo dục KNS không phải là việc làm đơn thuần diễn ra trong nhà trƣờng mà còn đòi hỏi sự lâu dài bền bỉ phối hợp giữa gia đình - nhà trƣờng - xã hội. Tuy nhiên trong trƣờng TH, việc giáo dục KNS cần sự tham gia của các lực lƣợng sau đây:

1.5.1. Giáo viên bộ môn

GVBM là ngƣời đƣợc Hiệu trƣởng phân công trực tiếp giảng dạy 01 hoặc vài bộ mơn trong chƣơng trình học của học sinh nhƣ Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục,

Tiếng Anh, giáo viên dạy buổi hai…. Là ngƣời chịu trách nhiệm thực hiện quyết định của của Hiệu trƣởng về chất lƣợng bộ môn đối với lớp đƣợc phân công giảng dạy. GVBM phải có sự phối kết hợp với GVCN để cùng theo dõi, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện năng lực, phẩm chất của học sinh. GV bộ mơn tích hợp trong bài giảng về các Kỹ năng sống thông qua các môn học mà nhiều nhất là trong môn Đạo đức và Tiếng Việt, cùng học sinh chia sẻ những nội dung kiến thức khoa học và góp phần giáo dục nhân cách cho học sinh.

1.5.2. Giáo viên chủ nhiệm lớp

GVCN lớp là ngƣời đƣợc Hiệu trƣởng phân công trực tiếp quản lý 01 lớp học sinh. Là ngƣời chịu trách nhiệm thực hiện quyết định quản lý của Hiệu trƣởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. GVCN là ngƣời vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp chủ nhiệm thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm lớp là nhân vật trung tâm, là linh hồn của tập thể lớp, tập hợp đoàn kết học sinh trong tập thể. Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trị to lớn trong tổ chức mọi hoạt động của lớp nhằm giáo dục học sinh. Có thể khẳng định rằng: Trong nhà trƣờng, giáo viên chủ nhiệm nhƣ thế nào thì lớp học sẽ nhƣ thế. Trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho học sinh, giáo viên chủ nhiệm là ngƣời hiểu rõ học sinh của lớp mình nhất nên giáo viên chủ nhiệm nhƣ một cố vấn đặc biệt về tâm lý tình cảm, là chỗ dựa cho học sinh trong các tình huống khó khăn, là ngƣời đƣa ra lời khun hữu ích và tin cậy đối với học trị. Khơng những thế, giáo viên chủ nhiệm còn là ngƣời chủ động phối hợp với tổ chức Đội trong các hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khố, chăm sóc các em ăn ngủ (bán trú), cùng với các lực lƣợng giáo dục khác để giáo dục các em. Ngƣời giáo viên chủ nhiệm chính là chiếc cầu nối mối quan hệ giữa nhà trƣờng với gia đình học sinh. Bằng kiến thức bài giảng của một giáo viên bộ môn, bằng nhân cách trong sáng và bằng những hoạt động giáo dục phong phú đa dạng, ngƣời giáo viên chủ nhiệm là lực lƣợng quan trọng tham gia hoạt động giáo dục KNS cho học sinh ở trong nhà trƣờng.

1.5.3. Tổ chức Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

Tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh có nhiệm vụ thơng qua các hoạt động của mình để giáo dục truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng, truyền

thống yêu nƣớc, thơng qua đó giúp đội viên hiểu hơn về truyền thống lịch sử dân tộc, tự hào với các thế hệ cha anh đi trƣớc để có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trƣờng và cả cộng đồng.

Bên cạnh tổ chức Đội trong nhà trƣờng phối hợp các tổ chức đoàn thể khác thực hiện việc tập hợp, thu hút học sinh trong các nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ thông qua các hoạt động cụ thể nhƣ hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động ngoại khóa theo chủ đề, các Hội thi, giao lƣu… giúp học sinh nâng cao các kỹ năng hoạt động xã hội nhƣ kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng phòng vệ và một số kỹ năng khác.

Bằng các hoạt động tích cực, tổ chức Đội tích cực phối hợp cùng nhà trƣờng hƣớng tới mục tiêu giáo dục tồn diện, giúp học sinh có đầy đủ kiến thức, kĩ năng, năng lực và phẩm chất cần thiết để học lên các bậc học cao hơn, cũng nhƣ vận dụng vào cuộc sống hàng ngày.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường tiểu học đồn đạc huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 26 - 28)