Thống kê hoạt động của các tổ chức, cơ quan tham gia GDKNS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường tiểu học đồn đạc huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 56)

STT Tên tổ chức thực hiện

Năm học 2014 - 2015 Năm học 2015 - 2016

Số buổi Số HS

tham gia Số buổi

Số HS tham gia 1 Công an xã Đồn Đạc 1 170 2 374 2 Trạm y tế xã 1 298 2 656 3 Hội phụ nữ xã, thôn 05 298 8 845 4 Huyện đoàn 1 298 1 328

Theo số liệu thống kê ta thấy: Hàng năm nhà trƣờng đều có sự phối hợp với các lực lƣợng Công an, Y tế, phụ nữ, Huyện đồn...tổ chức các hoạt đơng tuyên truyền, giáo dục kĩ năng sống cho đông đảo học sinh nhà trƣờng. Tuy vậy nội dung các chƣơng trình này chủ yếu là tuyên truyền theo đợt, chƣa đƣợc duy trì thƣờng xuyên để tạo thành nền nếp. Riêng nội dung lao động vệ sinh đƣờng làng ngõ xóm cùng Hội phụ nữ xã, thơn đã tổ chức song mức độ lan tỏa chƣa sâu rộng, học sinh nhỏ nên hiệu quả chƣa cao, việc đảm bảo phƣơng tiện đƣa đón học sinh đến nơi lao động cịn nhiều hạn chế,… Ngồi ra các hoạt động tun truyền mới chỉ tập trung tại điểm trƣờng chính, cịn điểm lẻ do nằm rải rác, cơ sở vật chất (loa máy) cịn thiếu thốn, số lƣợng học sinh ít (từ 20- 50 học sinh/điểm trƣờng) nên các hoạt động này gần nhƣ chƣa đƣợc tổ chức.

Trong các hoạt động giáo dục kỹ năng sống của nhà trƣờng, chƣa có sự tham gia của cha mẹ học sinh. Nhà trƣờng có đơng đảo học sinh ngƣời dân tộc thiểu số, cha mẹ các em trình độ văn hố thấp, việc giao tiếp xã hội hạn chế và địa bàn cƣ trú rải rác khắp 14 thôn trong xã. Nhiều học sinh nhà cách xa trƣờng, giao thơng đi lại khó khăn, phụ huynh mải làm rừng nên trong năm học những phụ huynh này thƣờng chỉ đến điểm trƣờng 3 lần vào các buổi họp phụ huynh. Phụ huynh khơng biết con em mình đƣợc học gì, giáo dục những nội dung gì ở trƣờng, mọi hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng đều do các thầy cơ quyết định. Vì lý do đó nên các hoạt động giáo dục kỹ năng sống chƣa nhận đƣợc sự quan tâm của phụ huynh.

Theo bảng thống kê 2.9 về các tổ chức, cơ quan tham gia hoạt động giáo dục KNS trong nhà trƣờng ta thấy các chƣơng trình đƣợc thực hiện khá đều đặn hàng năm với số lƣợng học sinh tham gia đông đảo. Nghiên cứu sâu về các hoạt động này thì thấy một thực tế: Các hoạt động của các tổ chức, cơ quan chuyên môn thực hiện giáo dục KNS trong nhà trƣờng thƣờng theo hình thức tuyên truyền tập trung theo trách nhiệm, nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan chuyên mơn đó thực hiện hàng năm. Nội dung, chƣơng trình, kế hoạch thực hiện đều do các cơ quan, tổ chức ngoài nhà trƣờng chủ động xây dựng. Các đơn vị trên chỉ thống nhất với nhà trƣờng về chủ đề và thời gian thực hiện. Các vấn đề khác nhƣ hình thức tổ chức, ngƣời quản lý học sinh, kiểm tra chất lƣợng, hiệu quả của buổi tuyên truyền và rút kinh nghiệm chƣa đƣợc chú ý. Chúng tôi đã thực hiện phỏng vấn một cán bộ Hội phụ nữ, một cơng an phụ trách cơng tác an ninh xã thì đƣợc biết:

Khung 3. Ý kiến của cán bộ Hội phụ nữ, công an về Trách nhiệm của cơ quan và cá nhân đ/c trong việc giáo dục KNS cho học sinh tiểu học?

CB Hội phụ nữ Huyện: Theo tôi việc triển khai tổ chức giáo dục KNS cho học sinh là rất cần sự vào cuộc của các cơ quan, tổ chức trong XH. Về phía Hội phụ nữ xã chúng tôi luôn quan tâm đến vấn đề này, chúng tôi đã lên kế hoạch về việc lao động vệ sinh nông thôn mới hàng tháng, lựa chọn những việc vừa sức với lứa tuổi các em và phối kết hợp với nhà trường trong việc GD con em…

Công an xã: Theo tôi việc triển khai tổ chức giáo dục KNS cho học sinh tiểu học rất cần sự vào cuộc của các cơ quan, tổ chức trong XH đặc biệt là lực lượng cơng an xã, đồn thanh niên xã, thôn... Vừa qua chúng tôi đã đến dự với nhà trường các buổi ngoại khóa về Luật ATGT đường bộ… có thể nói học sinh rất thích và có ý thức tốt hơn trong việc thực hiện…

Nhƣ vậy chúng tôi thấy các hoạt động tuyên truyền đã đƣợc quan tâm nhƣng vẫn mang tính đơn lẻ của các tổ chức mà khơng có tính chủ động, phối hợp chặt chẽ với nhà trƣờng. Do có một số đơn vị khơng có kiến thức sâu về tâm lý học sinh nên việc tuyên truyền thƣờng nặng về thuyết trình một chiều, thiếu

sự hấp dẫn, sinh động. Các nội dung giáo dục KNS chƣa biến thành các hoạt động mang tính trải nghiệm cho học sinh nên hiệu quả của các chƣơng trình này là thấp. Rõ ràng nếu nhƣ nhà trƣờng có sự phối hợp tốt hơn với các tổ chức, cùng trao đổi thống nhất lên chƣơng trình kế hoạch cũng nhƣ xây dựng một kịch bản phù hợp với đối tƣợng lứa tuổi và sắp xếp các lực lƣợng trong nhà trƣờng cùng tham gia thì kết quả sẽ khả quan hơn.

Về việc phối hợp với lực lƣợng cha mẹ học sinh cùng tham gia giáo dục KNS: do đặc điểm phụ huynh nhà trƣờng chƣa có sự nhận thức đúng về vấn đề này, lại thêm địa bàn học sinh cƣ trú trải rộng nên nhà trƣờng không thiết lập đƣợc sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trƣờng và gia đình học sinh. Việc tác động thúc đẩy việc giáo dục KNS ngay từ trong gia đình, nhất là các gia đình đồng bào ngƣời dân tộc, từ đó gián tiếp tăng hiệu quả của giáo dục KNS trong nhà trƣờng chƣa thực hiện đƣợc. Chúng tôi đã thực hiện phỏng vấn một số cha mẹ học sinh:

Khung 4. Ý kiến của cha mẹ học sinh về quản lý của gia đình đối với con đi học xa

Ơng Chíu Văn Thắng thơn Nam Kim: Nhà tôi ở trong Nam Kim ngọn, từ

nhà ra đến trường hơn 6km, nghe các thầy cô vận động dồn ghép điểm trường thì cho con ra Nam Kim giữa học thôi, hàng ngày con tự đi xe đạp đến lớp, sáng nó đi, chiều nó về. Con ăn ngủ cả ngày tại trường, ở xa thế này, đi lại khó khăn tơi cũng khơng mấy khi ra được để xem con ăn ngủ thế nào.

Bà Triệu Thị Thanh: Cho con đi học xa cũng lo lắm, đường xá đi lại thì

khó khăn nhưng biết làm thế nào được, nó muốn đi học thì nó phải tự lo thơi…

Nhƣ vậy để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục KNS cho học sinh thì nhà trƣờng phải thực hiện đồng thời hai công việc: Tuyên truyền cho phụ huynh và tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho học sinh có sự tham gia của phụ huynh học sinh để có sự quan tâm của cha mẹ học sinh cả về nội dung giáo dục cũng nhƣ hỗ trợ tài chính cho các hoạt động. Một loạt vấn đề cần đƣợc khắc phục trong thời gian tới nhƣ: Phải tuyên truyền cho cha mẹ học sinh hiểu muốn con cái thành đạt và trở thành công dân tốt cho xã hội không chỉ quan tâm đển

điểm số học tập mà cần quan tâm xem con mình nghĩ gì, có thái độ nhƣ thế nào trƣớc một sự việc, hành vi ứng xử trong xã hội ra sao...để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống hiện đại. Chính gia đình là nơi giáo dục hiệu quả đối với từng cá nhân học sinh

2.2.2.5. Quản lý cơ sở vật chất và tài chính cho hoạt động giáo dục KNS

Những năm qua, trƣờng Tiểu học Đồn Đạc đã bƣớc đầu đƣợc đầu tƣ xây dựng, về cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu dạy học của một huyện miền núi. Nhà trƣờng đƣợc trang bị tại điểm trƣờng chính máy tính, máy chiếu projector, hệ thống loa đài đáp ứng yêu cầu cho các hoạt động dạy học và hoạt động tập thể. Việc quản lý sử dụng các thiết bị dạy học phục vụ cho các hoạt động giáo dục nói chung, cho các hoạt động giáo dục KNS nói riêng đã đƣợc quan tâm. Nhà trƣờng thƣờng xuyên theo dõi, kiểm tra việc sử dụng các thiết bị dạy học trong các hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục của giáo viên. Trong 2 năm qua nhà trƣờng cũng đã dành một phần kinh phí chi cho các hoạt động tập thể nhƣ các chƣơng trình ngoại khố, các hoạt động văn hố văn nghệ, các chƣơng trình tƣ vấn về sức khoẻ, phịng tránh dịch bệnh theo mùa...

Qua thống kế số tiền sử dụng cho các hoạt động ngoại khố có lồng ghép tích hợp giáo dục KNS trong 2 năm 2014 - 2015 và 2015 - 2016 là 6.580.000 đồng, số tiền mua sách tham khảo có chủ đề về giáo dục kỹ năng sống là 1.250.000 đồng. Mặc dù vậy do nguồn kinh phí nhà nƣớc cấp cịn eo hẹp nên chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu giáo dục của nhà trƣờng.Việc huy động các nguồn lực của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm hoặc của phụ huynh chƣa đƣợc nhà trƣờng đề xuất. Có thể nói, nguồn tài chính ngân sách cấp chủ yếu là dành cho hoạt động dạy học ở trên lớp. Nguồn ngân sách dành cho các hoạt động giáo dục ngoại khố nói chung và hoạt động giáo dục KNS nói riêng cịn rất eo hẹp.

2.2.3. Nhận xét, đánh giá chung về thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường Tiểu học Đồn Đạc học sinh dân tộc thiểu số ở trường Tiểu học Đồn Đạc

2.2.3.1. Ưu điểm và hạn chế a.Ưu điểm

Qua điều tra và khảo sát chúng tôi thấy rằng đa số học sinh dân tộc thiểu số trƣờng Tiểu học Đồn Đạc đều có nhận thức đúng đắn và hiểu rõ tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống đối với bản thân mình. Các em đã tích cực tham gia vào các hoạt động GD kỹ năng sống thông qua các hoạt động do nhà trƣờng tổ chức để nhằm trang bị cho mình những kiến thức, sự hiểu biết và rèn luyện khả năng ứng xử, giao tiếp, ra quyết định...

Thấy đƣợc tầm quan trọng của vấn đề GDKNS cho học sinh dân tộc thiểu số, nhà trƣờng đã có nhiều kế hoạch hoạt động và triển khai thực hiện dƣới nhiều hình thức phong phú, đa dạng để đạt hiệu quả cao trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

b. Hạn chế

Mặc dù trong thời gian qua công tác giáo dục kỹ năng sống cho dân tộc thiểu số trƣờng Tiểu học Đồn Đạc đã đƣợc Ban giám hiệu quan tâm bằng cách xây dựng kế hoạch giáo dục lồng ghép thơng qua hoạt động ngồi giờ lên lớp, giáo dục đạo đức... Tuy nhiên hiệu quả đạt đƣợc vẫn còn rất thấp, một số nhà quản lý vẫn còn tỏ ra lúng túng khi hiểu về kỹ năng sống, vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh vẫn là vấn đề mới mẻ và chƣa tìm ra phƣơng pháp giáo dục thích hợp để xây dựng nội dung giáo dục cho học sinh. Nhà trƣờng chủ yếu chú trọng giáo dục trí dục, chƣa quan tâm đúng mức đến cơng tác giáo dục, rèn luyện thái độ, hành vi ứng xử cho học sinh... Hoạt động GDKNS chủ yếu thơng qua hoạt động ngồi giờ lên lớp của nhà trƣờng, qua đội ngũ GVCN, qua các tiết chào cờ...

Sự phối hợp các lực lƣợng chƣa đồng bộ, nhất là các bậc cha mẹ học sinh chƣa nhận thức rõ đƣợc mục tiêu, nội dung GDKNS và các biện pháp GDKNS để cùng nhà trƣờng và các tổ chức đồn thể trong q trình GDKNS cho học sinh.

2.2.3.2. Nguyên nhân của những yếu kém a. Nguyên nhân khách quan

Xã hội ngày một phát triển thì đồng nghĩa với nó là các mối quan hệ xã hội cũng ngày càng phức tạp hơn kéo theo đó là sự tác động của mặt trái cơ chế thị trƣờng nên một số học sinh đã có những quan niệm, những suy nghĩ lệch

lạc. Nhiều em ham chơi, bị rủ rê, lôi kéo, bị cha mẹ bng thả khơng quan tâm, hồn cảnh gia đình q khó khăn, thiếu ăn, thiếu mặc … khiến các em mặc cảm, tự ti khi đến lớp. Song trong thực tế rất ít em khi gặp phải biến cố xảy ra nhƣ gia đình gặp hoạn nạn, ngƣời thân mất, bố mẹ ly hôn, bố lƣời lao động, say xỉn, đánh đập vợ con ... mà biết tự mình gƣợng dậy vƣợt qua đƣợc giai đoạn khó khăn đó. Nhiều em khi khơng may gặp phải các sự cố còn tỏ ra bi quan, chán chản tinh thần mệt mỏi, uể oải, muốn bỏ học… Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do các em khơng đƣợc trang bị đầy đủ các kiến thức về kỹ năng sống từ phía gia đình, nhà trƣờng và xã hội, đây có thể nói là kẽ hở để các em dễ bề bị lơi cuốn vào việc tìm cái mới, cái lạ... Một số em do khơng có bản lĩnh cịn bị kẻ xấu rủ rê trồn học, thậm chí là bỏ học để giáo viên phải đến nhà vận động nhiều lần.

Tài liệu về công tác giáo dục KNS cho học sinh hầu nhƣ chƣa đƣợc phổ biến một cách chính quy nên các trƣờng và thậm chí là các em học sinh nói chung, học sinh dân tộc thiểu số nói riêng gặp rất nhiều khó khăn trong q trình thực hiện công tác giáo dục kỹ năng sống.

Hơn nữa trong thực tế là do thiếu sự chỉ đạo từ trên xuống, do thiếu văn bản pháp quy nên công tác quản lý GDKNS cho học sinh chƣa đƣợc coi là một tiêu chí quan trọng..

b. Nguyên nhân chủ quan

Một số cán bộ quản lý, giáo viên, GVCN, cán bộ Đội chƣa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác GDKNS gắn với kết quả quá trình dạy học với hoạt động giáo dục tồn diện. Năng lực của ngƣời tổ chức giáo dục kỹ năng sống còn nhiều hạn chế, phƣơng tiện tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thì vẫn cịn thiếu. Chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy hiện nay các em học sinh dân tộc thiểu số đều thiếu hụt kiến thức, sự hiểu biết để giải quyết những vấn đề của cuộc sống, sự lệch lạc trong nhận thức và hành vi dẫn đến các sai phạm, sống thiếu trách nhiệm với bản thân và cộng đồng... chính là hậu quả trực tiếp của việc thiếu KNS cần thiết.

Kết luận chƣơng 2

Trong chƣơng 2 chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số cũng nhƣ các biện pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống mà trƣờng Tiểu học Đồn Đạc đã thực hiện. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân (cả về chủ quan và khách quan) nên hiện nay trong nhà trƣờng vấn đề giáo dục kỹ năng sống vẫn chƣa có sự quan tâm đúng mức, công tác quản lý GDKNS cho học sinh còn hạn chế, các biện pháp quản lý GDKNS chƣa thiết thực và khả thi. Để khắc phục tình trạng này địi hỏi đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý phải tìm tịi, nghiên cứu tìm ra những biện pháp mang tính đồng bộ, khoa học để nhằm nâng cao chất lƣợng GDKNS cho học sinh, làm giảm dần tình trạng học sinh dân tộc thiểu số nhút nhát, rụt rè, không biết giao tiếp với ngƣời lạ, thậm chí có em bỏ học, bi quan, chán nản khi gặp một vấn đề không may xảy ra trong cuộc sống. Xuất phát từ cơ sở lý luận đã nêu ở chƣơng 1, qua việc phân tích thực trạng các biện pháp quản lí hoạt động GDKNS ở trƣờng Tiểu học Đồn Đạc chƣơng 2, tôi sẽ tập trung làm rõ các biện pháp cụ thể trong chƣơng 3 của luận văn.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TRƢỜNG TH ĐỒN

ĐẠC, HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020

Xã hội càng phát triển kèm theo đó là sự hội nhập tồn cầu đòi hỏi đất nƣớc cần có một nền giáo dục tồn diện, trong mơi trƣờng giáo dục đó học sinh khơng chỉ đƣợc học văn hóa mà cịn đƣợc rèn luyện kỹ năng sống. Để gắn với trách nhiệm của một ngƣời làm công tác quản lý ở nhà trƣờng, bản thân chỉ tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường tiểu học đồn đạc huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)