Xuất biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho học sinh dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường tiểu học đồn đạc huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 64)

1.7.1 .Yếu tố bên trong nhà trƣờng

3.2. xuất biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho học sinh dân tộc

thiểu số ở trƣờng Tiểu học Đồn Đạc, tỉnh Quảng Ninh

3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số của công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số

3.2.1.1.Mục tiêu của biện pháp

Nhận thức là khâu đầu tiên của bất kì hoạt động nào, nó có ý nghĩa to lớn cho sự thành công hay thất bại của công việc. Việc nâng cao nhận thức cho CBQL và bồi dƣỡng ý thức trách nhiệm về giáo dục KNS và trang bị kiến thức về giáo dục KNS cho đội ngũ giáo viên là yếu tố hết sức quan trọng.

3.2.1.2.Nội dung của biện pháp

Tuyên truyền làm cho tất cả cán bộ giáo viên trong trƣờng, tuỳ theo nhiệm vụ cơng tác đƣợc giao, có đƣợc nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc giáo dục KNS cho học sinh đồng thời trang bị những kiến thức, cách thức cần thiết để giáo dục KNS cho học sinh dân tộc thiểu số để mọi giáo viên có ý thức trách nhiệm tốt hơn và có cơng cụ để thực hiện giáo dục KNS một cách hiệu quả. Việc giáo dục KNS là một cơng việc cịn mới mẻ với các nhà trƣờng tiểu học, hơn thế nữa, nhiều giáo viên cũng chƣa đƣợc trang bị cách thức và các kiến thức hiểu biết cần thiết để giáo dục KNS dân tộc thiểu số do đó đây là cơng việc cần phải thực hiện trong nhà trƣờng. Việc nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho cán bộ, giáo viên đóng một vai trị hết sức quan trọng, có tác dụng tích cực

đến việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số nhằm góp phần quyết định vào cơng tác giáo dục tồn diện trong nhà trƣờng.

- Tổ chức cho giáo viên học tập các chủ trương về đổi mới giáo dục nhất

là tiếp tục học tập và vận dụng sáng tạo các nội dung của phong trào thi đua ”Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực”. Nhà trƣờng cũng xác định 2 vấn đề chủ yếu trọng tâm cần thực hiện trong 5 nội dung của phong trào “Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực” trong giai đoạn tiếp theo là thực hiện dạy học hiệu quả và rèn luyện KNS cho học sinh. Nhà trƣờng cũng lấy đó là tiêu chí đánh giá thực hiện nhiệm vụ cuối năm học.

- Thực hiện lồng ghép vào kiểm tra nhận thức, năng lực giáo viên trong mỗi năm học. Các nội dung kiểm tra nhận thức, năng lực giáo viên đều có nội

dung về việc thực hiện giáo dục KNS, thơng qua đó phát hiện những nội dung giáo viên chƣa nắm vững cần tiếp tục tuyên truyền đồng thời cũng là kênh thông tin để xếp loại viên chức cuối năm.

3.2.1.3.Cách thức thực hiện

- Đổi mới cách thức tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về giáo dục KNS cho đội ngũ giáo viên:

Ban giám hiệu nhà trƣờng cần phải có biện pháp tốt nhất để tăng cƣờng việc nhận thức đúng đắn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và các lực lƣợng ngoài nhà trƣờng về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số .

Đối với cán bộ quản lý: Phải quán triệt mọi chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc, các quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ thị của Sở Giáo dục và Đào tạo về mục tiêu giáo dục tồn diện trong đó chú trọng đến cơng tác GD kỹ năng sống cho học sinh.

Đối với tổng phụ trách Đội: Đề ra u cầu đối với đồng chí làm cơng tác tổng phụ trách Đội là phải nắm bắt kịp thời chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, các văn bản hƣớng dẫn của các cấp để có định hƣớng hoạt động xuyên suốt trong năm học với nhiều hình thức hoạt động phong phú, đa dạng, thiết thực nhằm GD kỹ năng sống cho học sinh.

Trang bị kiến thức và kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho học sinh dân tộc thiểu số thiết thực, phù hợp từng chủ điểm và tình hình của nhà trƣờng, quan tâm tổ chức đều khắp cả tại điểm trƣờng chính và các điểm trƣờng lẻ giúp cho đội viên, thiếu niên nhi đồng toàn trƣờng đƣợc rèn luyện và hình thành những KNS cần thiết cho bản thân.

Đối với tổ chuyên mơn: Chỉ đạo tập huấn các kỹ năng tích hợp giáo dục KNS vào bài dạy theo từng nhóm chun mơn, trƣớc mắt là các mơn có lợi thế nhƣ Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, ngoài giờ lên lớp,…

Tổ chức các hoạt động dự giờ thăm lớp để giáo viên bộ môn thấy rõ hiệu quả việc dạy tích hợp lồng ghép giáo dục KNS cho học sinh dân tộc thiểu số không làm cho bài giảng nặng nề hơn mà chính là làm cho việc lĩnh hội tri thức của học sinh đƣợc nhẹ nhàng uyển chuyển và linh hoạt hơn. Từ việc nhận thức rõ hiệu quả của bài dạy, giáo viên có ý thức trách nhiệm hơn trong việc thực hiện các hoạt động giáo dục KNS tích hợp vào bài dạy.

Giáo viên chủ nhiệm cộng tác chặt chẽ với CMHS, chủ động phối hợp với các giáo viên dạy bộ mơn, Đồn thanh niên, Đội thiếu niên, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh. Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh. Xây dựng tập thể lớp thành một tập thể phát triển toàn diện, tự quản để trở thành phƣơng tiện giáo dục KNS cho học sinh.

Giáo viên chủ nhiệm phải tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do nhà trƣờng tổ chức. Giáo viên chủ nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá học sinh từng tháng để kịp thời điều chỉnh các biện pháp giáo dục phù hợp.

Nhƣ vậy ngƣời quản lý cần chú ý những vấn đề sau:

- Phân công giáo viên chủ nhiệm cần phải cân nhắc chọn lựa phù hợp với từng khối lớp và đặc trƣng mỗi lớp. Khi phân công chủ nhiệm cần chú ý sao cho các giáo viên có thể học hỏi lẫn nhau, bổ trợ cho nhau trong công tác đồng thời ngƣời quản lý cần chú ý đến những lớp cuối cấp, lớp có điều kiện hồn cảnh đặc biệt hơn các lớp khác (lớp có học sinh cá biệt, lớp có nhóm bạn học tốt...). Quan tâm đầu tƣ trang bị cơ sở vật chất cho các điểm trƣờng lẻ để tổ chức hoạt động đƣợc thuận lợi dễ dàng hơn.

- Thƣờng xuyên bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, giúp họ nắm vững nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình, những kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm đồng thời động viên, khuyến khích, giúp đỡ họ học tập, trau dồi kinh nghiệm nâng cao năng lực và nghiệp vụ công tác chủ nhiệm qua đồng nghiệp và học hỏi ở trƣờng bạn.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện:

- Nhà trƣờng phải cụ thể hoá các chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng, nhà nƣớc, các chỉ thị của ngành, cụ thể hoá nội dung giáo dục KNS bằng những kế hoạch, việc làm cụ thể đến cán bộ giáo viên nhà trƣờng.

- Có cơ chế đặc thù khuyến khích sự say mê sáng tạo của Tổng phụ trách Đội bởi chính đồng chí TPT Đội là linh hồn của các hoạt động trong nhà trƣờng, góp phần đắc lực trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

- Việc tuyên truyền phải diễn ra thƣờng xuyên trong các kỳ họp hội đồng, sinh hoạt tổ chun mơn, các tổ chức đồn thể.

- Thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, kịp thời nêu những điển hình tiêu biểu trong việc ứng xử các tình huống hay của giáo viên chủ nhiệm, các bài giảng hiệu quả trong việc tích hợp giáo dục KNS...tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên.

- Trang bị tài liệu về giáo dục KNS cho giáo viên và học sinh: Cung cấp các tài liệu về chủ để giáo dục KNS cho thƣ viện nhà trƣờng và đến tận tay từng giáo viên, đảm bảo mỗi giáo viên có ít nhất một cuốn sách hƣớng dẫn về giáo dục KNS. các sách này giúp cho các thầy cơ giáo có thêm nhận thức và cách thức tiến hành giáo dục KNS. Ví dụ, Một số tài liệu nhƣ “Giáo trình chuyên đề giáo dục kỹ năng sống” của Nguyễn Thanh Bình, “Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh tiểu học” của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Đinh Thị Kim Thoa - Trần Văn Tính - Vũ Phƣơng Liên... nên đƣợc cung cấp cho GV...

3.2.2. Tăng cường tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào các môn học

3.2.2.1.Mục tiêu của biện pháp

Trong quá trình dạy học việc cung cấp kiến thức mới và hình thành kỹ năng ban đầu cho HS là hết sức cần thiết. Song việc hƣớng dẫn HS dân tộc thiểu số vận dụng những kỹ năng ấy vào trong cuộc sống đạt hiệu quả, tăng cƣờng khả

năng tâm lý xã hội, khả năng thích ứng và giúp các em có cách thức tích cực để đối phó với những thách thức trong cuộc sống còn quan trọng hơn rất nhiều. Chính vì vậy, giáo dục KNS đƣợc dựa trên việc học tập thông qua mối quan hệ tƣơng hộ của kiến thức mới, thu thập kỹ năng, thực hành và vận dụng trong cuộc sống.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Để củng cố và phát triển kỹ năng giáo viên cần hƣớng dẫn học sinh dân tộc thiểu số những hoạt động tiếp nối thực hành và vận dụng chúng trong các tình huống cụ thể mà hàng ngày các em thƣờng bắt gặp.

- Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ, kỹ năng phù hợp: Hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực; KNS giúp HS có khả năng ứng phó phù hợp và linh hoạt trong các tình huống của cuộc sống hàng ngày; KNS giúp HS vận dụng tốt kiến thức đã học, làm tăng tính thực hành.

- Tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển tồn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.

- Tiếp tục vận dụng sáng tạo phong trào thi đua “Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực”, đồng thời có sự thống nhất cao việc tăng cƣờng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trong toàn cấp học; trang bị cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày; giúp các em có khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử, ứng phó phù hợp, tích cực trƣớc tình huống cuộc sống.

Ngồi việc GDKNS cho HS TH thơng qua các kĩ thuật dạy học, tổ chức các hoạt động GDNGLL, phối hợp với gia đình, PGD&ĐT chỉ đạo các lớp đƣa nội dung GDKNS vào dạy trong tiết SHTT (2 tiết/tháng, bắt đầu từ tuần đầu tiên của tháng 9/2015).

Nhà trƣờng cần phải rà sốt lại thực trạng của trƣờng mình, về hạn chế và hƣớng giải quyết để có thể tổ chức tốt việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sau đó căn cứ vào chƣơng trình khung của PGD, xây dựng chƣơng trình cụ thể

cho đơn vị. Tùy theo hoàn cảnh thực tế của từng địa phƣơng, từng trƣờng để triển khai GDKNS cho thật hiệu quả.

Các trƣờng cũng cần phải xây dựng đƣợc quy tắc ứng xử văn hóa. Thầy cơ giáo, cán bộ, phụ huynh phải gƣơng mẫu. Bên cạnh đó, cần tạo đƣợc mơi trƣờng thân thiện, gia đình thân thiện, cộng đồng thân thiện.

Ngoài ra, việc tiếp tục vận dụng sáng tạo phong trào thi đua “Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực” cũng là biện pháp góp phần trang bị thêm nhiều kiến thức kỹ năng sống cho học sinh.

3.2.2.3.Cách thức thực hiện các nội dung cụ thể

Việc bố trí sắp xếp bàn ghế trong phịng học, vị trí trƣng bày sản phẩm

của học sinh….Chuẩn bị thiết bị đồ dùng dạy học, các loại phiếu học tâp sử dụng cho các hoạt động trong giờ học. Giáo viên mạnh dạn, tích cực trong việc tổ chức các hoạt động dạy học, vận dụng các phƣơng pháp dạy học, các kỹ thuật dạy học phù hợp…Tạo đƣợc sự thân thiện, hợp tác, các giao tiếp ứng xử trong giờ học giữa giáo viên và học sinh, học sinh và học sinh, động viên, tạo cơ hôị cho mọi đối tƣợng học sinh cùng tham gia; có thể minh họa cách thực hiện một số nội dung cụ thể nhƣ sau:

Môn Tiếng Việt:

- Mục tiêu và nội dung sống qua môn Tiếng Việt: Giúp HS bƣớc đầu hình

thành và rèn luyện các KNS cần thiết về ngôn ngữ quốc gia. Nội dung GD KNS đƣợc thể hiện ở tất cả các nội dung học tập của môn học này nhƣng kỹ năng sử dụng ngơn ngữ trong giao tiếp (nói và viết); KN tự nhận thức..

- Nội dung giáo dục kỹ năng sống trong môn Tiếng Việt:

+ KNS đặc thù, thể hiện ƣu thế của môn TV: KN giao tiếp

+ KN nhận thức (gồm nhận thức thế giới xung quanh, tự nhận thức, ra quyết định,...) là những KN mà mơn TV cũng có ƣu thế vì đối tƣợng của mơn học này là công cụ của tƣ duy.

+ Giao tiếp là hoạt động trao đổi tƣ tƣởng, tình cảm, cảm xúc,... giữa các thành viên trong xã hội. Gồm các hành vi giải mã (nhận thông tin), ký mã (phát thông tin) qua: nghe, nói và đọc, viết.

+ Các KNS này của HS đƣợc hình thành, phát triển dần, từ những KN đơn lẻ đến những KN tổng hợp.

Môn Đạo đức:

Môn Đạo đức GD cho HS bƣớc đầu biết sống và ứng xử phù hợp với các chuẩn mực biến nhận thức thành hành vi chuẩn mực thể hiện thông qua kỹ năng sống. Bƣớc đầu trang bị cho HS các KNS cần thiết, phù hợp với lứa tuổi. Hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực. Phát triển khả năng tƣ duy và sáng tạo của học sinh. Rèn cho học sinh biết cách tự phục vụ bản thân và vệ sinh cá nhân, giữ gìn vệ sinh mơi trƣờng, bảo vệ môi trƣờng. Rèn cho học sinh biết cách giao tiếp và ứng xử phù hợp và linh hoạt trong cuộc sống hằng ngày. Hƣớng dẫn học sinh biết cách phối hợp công việc của từng cá nhân khi làm việc đồng đội. KNS giúp HS vận dụng tốt kiến thức đã học, làm tăng tính thực hành. Biết sống tích cực, chủ động. Tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển tồn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.

Thông qua môn Đạo đức, kiến thức đƣợc hình thành trên cơ sở từ việc quan sát tranh, từ một truyện kể, một việc làm, một hành vi, chuẩn mực nào đó, sau đó rút ra bài học. Từ bài học đó các em liên hệ thực tế xung quanh, bản thân, gia đình và xã hội và môi trƣờng tự nhiên. Chỉ khác hơn là GV viên cố gắng trong phạm vi có thể khi soạn và giảng từng phần của bài học phải tạo một điểm nhấn cụ thể, rõ ràng, nhằm khắc sâu những kỹ năng sống đã có sẵn trong từng bài học và những kỹ năng sống chúng ta lồng ghép trong quá trình soạn –giảng.

Môn Khoa học:

- Địa chỉ giáo dục kỹ năng sống trong môn khoa học:

Lớp 4:

+ Có 21 địa chỉ, trong đó có 5 địa chỉ đã soạn sẵn theo mẫu: ~ Bài 13: Phịng bệnh béo phì.

~ Bài 14: Phịng bệnh lây qua đƣờng tiêu hóa

~ Bài 39-40: Khơng khí bị ơ nhiễm. Bảo vệ bầu khơng khí trong sạch.

~ Bài 66: Chuỗi thức ăn trong tự nhiên.

Lớp 5:

+ Có 26 địa chỉ, trong đó có 5 địa chỉ đã soạn sẵn theo mẫu: ~ Bài 9-10: Thực hành nói “khơng” với các chất gây nghiện ~ Bài 18: Phòng tránh bị xâm hại.

~ Bài 42-43: Sử dụng năng lƣợng chất đốt (2 tiết) ~ Bài 48: An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện ~ Bài 66: Tác động của con ngƣời đến môi trƣờng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường tiểu học đồn đạc huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)