Các yếu tố tác động tới quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sin hở trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường tiểu học đồn đạc huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 32)

trƣờng tiểu học.

1.7.1.Yếu tố bên trong nhà trường

Giáo dục bên trong nhà trƣờng là hoạt động giáo dục trong các trƣờng lớp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo mục đích, nội dung, phƣơng pháp có chọn lọc trên cơ sở khoa học và thực tiễn nhất định. Giáo dục nhà trƣờng đƣợc tiến hành có tổ chức, tác động trực tiếp, có hệ thống đến sự hình thành và phát triển của nhân cách. Thông qua giáo dục nhà trƣờng, mỗi cá nhân đƣợc bồi dƣỡng phẩm chất đạo đức, kiến thức khoa học, kỹ năng thực hành cần thiết, đáp ứng yêu cầu trình độ phát triển của xã hội trong từng giai đoạn.

Nhà trƣờng là một hệ thống giáo dục đƣợc tổ chức quản lý chặt chẽ, là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình GD kỹ năng sống cho HS. Với hệ thống chƣơng trình khoa học, các tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo, các phƣơng tiện hỗ trợ giáo dục ngày càng hiện đại, đặc biệt là với một đội ngũ cán bộ, giáo viên, giáo viên chủ nhiệm đƣợc đào tạo cơ bản có đủ phẩm chất và năng lực tổ chức lớp là yếu tố có tính chất quyết định hoạt động GD kỹ năng sống cho học sinh.

1.7.2. Yếu tố bên ngồi nhà trường

1.7.2.1. Cha, mẹ học sinh

Gia đình là cơ sở đầu tiên, có vị trí quan trọng và ý nghĩa lớn đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi ngƣời. Vì vậy, mỗi ngƣời ln hƣớng về gia đình để tìm sự bao bọc, chia sẻ.

Trong gia đình, cha mẹ là những ngƣời đầu tiên dạy dỗ, truyền đạt cho con cái những phẩm chất nhân cách cơ bản, tạo nền tảng cho q trình phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể lực, thẩm mĩ…đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Đây là điều có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các em trong xã hội hiện đại. Tuy vậy, giáo dục gia đình vẫn khơng thể thay thế hoàn toàn giáo dục của nhà trƣờng.

Nền kinh tế thị trƣờng hiện nay đang ảnh hƣởng mạnh mẽ đến toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của gia đình. Các tệ nạn xã hội tạo ra nhiều thách thức và khó khăn trong việc lựa chọn các giá trị chân, thiện, mĩ trong giáo dục gia đình. Mặt khác, giáo dục gia đình chịu ảnh hƣởng lớn của điều kiện kinh tế, tiện nghi, nếp sống, nghề nghiệp của cha mẹ…đặc biệt là mối quan hệ gắn bó, gần gũi giữa cha mẹ và con cái. Vì vậy, cha mẹ cần dành thời gian để tìm hiểu những tâm tƣ, nguyện vọng của con, gần gũi và chia sẻ với con những điều con cảm thấy vƣớng mắc, khó khăn, tiếp thêm cho con sức mạnh và bản lĩnh để ứng phó với các tình huống, vấn đề nảy sinh trong cuộc sống.

1.7.2.2. Yếu tố giáo dục xã hội

Địa bàn dân cƣ nơi HS cƣ trú, các cơ quan, ban, ngành... ảnh hƣởng rất lớn đến việc GD kỹ năng sống cho học sinh nói chung và học sinh TH nói riêng. Môi trƣờng xã hội trong sạch, lành mạnh, văn minh là điều kiện thuận lợi cho GD kỹ năng sống và hình thành nhân cách HS. Vì vậy, cần phải có sự phối hợp, thống nhất giữa nhà trƣờng, gia đình và XH. Sự phối hợp này tạo ra mơi trƣờng thuận lợi, sức mạnh tổng hợp để giáo dục học sinh có hiệu quả.

1.7.3. Yếu tố chủ quan

Tự giáo dục là một bộ phận của quá trình giáo dục, là hoạt động có ý thức, mục đích của mỗi cá nhân để tự hồn thiện những phẩm chất nhân cách bản thân theo định hƣớng giá trị xác định. Nhu cầu tự giáo dục nảy sinh theo từng giai đoạn

phát triển của cá nhân. Ở lứa tuổi học sinh TH, bƣớc đầu các em đã có nhu cầu tự giáo dục, các em đã tự ý thức đƣợc những giá trị mà các em cho là hữu ích với cuộc sống nhƣ: rèn luyện thân thể, tập thói quen tốt…Đồng thời, các em đã bắt đầu hình thành ý thức về trách nhiệm của bản thân với bạn bè, ngƣời thân, tự phấn đấu, nỗ lực trong học tập.... Quá trình tự giáo dục bao gồm 4 yếu tố cơ bản:

+ Năng lực tự ý thức của học sinh về sự phát triển nhân cách bản thân + Năng lực tổ chức tự giáo dục: Lập kế hoạch, lựa chọn phƣơng pháp, phƣơng tiện thực hiện…

+ Sự nỗ lực của bản thân để vƣợt qua khó khăn, trở ngại trong q trình thực hiện kế hoạch tự giáo dục.

+ Tự kiểm tra kết quả tự giáo dục để rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.

Kết luận chƣơng 1

Qua tìm hiểu các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu, có thể rút ra một số kết luận sau:

Hoạt động giáo dục KNS trong trƣờng tiểu học là cần thiết, cấp bách. Đã đến lúc phải coi giáo dục KNS là một nhiệm vụ thiết yếu trong công tác giáo dục học sinh. Thực hiện tốt việc giáo dục KNS cho học sinh cũng chính là thực hiện bốn trụ cột trong giáo dục của UNESCO là: Học để biết (kỹ năng sống liên quan đến “kiến thức”), học để làm (KNS liên quan đến “hành vi”), học để tự khẳng định mình (KNS liên quan đến “giá trị”), học để cùng chung sống (KNS liên quan đến “thái độ”)

Công tác quản lý của nhà trƣờng ln đóng vai trị chủ đạo trong việc thực hiện hoạt động giáo dục KNS. Muốn nâng cao chất lƣợng giáo dục KNS trong nhà trƣờng thì ngƣời hiệu trƣởng phải quản lý tốt các hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng theo hƣớng tiếp cận KNS. Ngƣời hiệu trƣởng cần chú trọng đến tất cả các khâu từ việc lập kế hoạch, tổ chức triển khai, chỉ đạo thực hiện đến việc kiểm tra đánh giá của các lực lƣợng tham gia giáo dục KNS trong nhà trƣờng. Ngƣời quản lý cần nâng cao nhận thức và trang bị kiến thức về giáo dục KNS cho tập thể đội ngũ giáo viên nhà trƣờng, xây dựng và triển khai

kế hoạch, thực hiện chỉ đạo thực hiện và kiểm tra kế hoạch trong lực lƣợng giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, tổ chức Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và biết phối hợp với các lực lƣợng giáo dục khác ngoài nhà trƣờng, làm tốt các chức năng quản lý, biết động viên tập thể cán bộ giáo viên tham gia tích cực nhiệt tình nhằm đảm bảo học sinh đến trƣờng khơng chỉ đơn thuần đƣợc dạy chữ mà cịn đƣợc dạy cách ứng xử làm ngƣời. Trong quá trình trang bị các kiến thức về kỹ năng sống cần căn cứ vào các đặc điểm tâm sinh lý nhân cách của học sinh TH để có những phƣơng pháp giáo dục phù hợp.

Trong chƣơng 1, tơi đã phân tích và làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản về giáo dục KNS, tầm quan trọng và các kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh cũng nhƣ công tác quản lý GDKNS cho học sinh TH. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để chúng tôi có cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trƣờng TH Đồn Đạc. Tuy nhiên muốn đề ra đƣợc các biện pháp mang tính khả thi và có hiệu quả thì địi hỏi ngƣời cán bộ quản lý ngoài việc nắm vững những vấn đề về mặt lý luận đã trình bày ở trên thì phải có sự đánh giá một cách khách quan, khoa học về thực trạng công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong giai đoạn hiện nay của các nhà trƣờng.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC ĐỒN ĐẠC, HUYỆN BA CHẼ 2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội huyện Ba Chẽ

Huyện Ba Chẽ có tổng diện tích tự nhiên 60.855,56 ha trong đó tài nguyên rừng và đất rừng chiếm trên 90% tổng diện tích tự nhiên; Phía Bắc giáp huyện Định Lập tỉnh Lạng Sơn, phía Nam giáp Hoành Bồ và thành phố Cẩm Phả, phía Đơng giáp huyện Tiên n, phía Tây giáp huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang. Ba Chẽ thuộc địa hình đồi núi cao nằm trong cánh cung Bình Liêu, Đơng Triều, các dãy núi chạy dài theo hƣớng Đông Bắc - Tây Nam. Ba Chẽ có địa hình dốc, bị chia cắt mạnh bằng các dãy núi đất tạo thành các thung lũng hẹp và các con suối, sơng lớn nhỏ. Độ cao trung bình của Ba Chẽ từ 300 - 500m so với mực nƣớc biển. Chủ yếu là đất dốc nên ngƣời dân Ba Chẽ sống chủ yếu bằng nghề trồng rừng. Đất nông nghiệp rất hẹp và manh mún, chủ yếu là các thung lũng dƣới chân núi có thể cấy lúa nƣớc, còn chủ yếu là ruộng bậc thang và đất đồi trồng lúa nƣơng, sắn, ngô, khoai.

Huyện Ba Chẽ là huyện miền núi có nhiều đồng bào các dân tộc cùng chung sống từ lâu đời. Tồn huyện có 10 dân tộc anh em (Dao, Tày, Kinh, Hoa, Sán Dìu, Sán Chỉ, Cao Lan, Nùng, Mƣờng, Thái) phân bố rải rác ở 75 thôn khu phố, thuộc 8 xã và 1 thị trấn. Dân tộc thiểu số chiếm 80% dân số, trong đó dân tộc Dao chiếm 41%, Kinh 21%, Tày 16%, Sán Chỉ 14% còn lại là các dân tộc khác.

Phong tục tập quán của dân tộc Dao, Tày, Sán Chay,... huyện Ba Chẽ vẫn giữ đƣợc những nét đẹp riêng, đó là nét đẹp trong văn hóa, trong ngơn ngữ, trong trang phục, trong các lễ hội và tình cảm gia đình gắn kết; tiếng nói dân tộc vẫn đƣợc bảo tồn trong giao tiếp hàng ngày, trong những lễ hội của dân tộc; Trang phục dân tộc vẫn là niềm tự hào của của mỗi ngƣời dân địa phƣơng, họ thƣờng mặc trang phục trong các ngày lễ quan trọng nhƣ Tết, hội làng, đám cƣới... Dân tộc Dao, Tày đề cao mối quan hệ dòng tộc, một ngƣời con của dòng họ thành đạt là niềm tự hào của cả dòng tộc, ngƣợc lại nếu dịng họ có một ngƣời làm việc

xấu, cả dịng họ đều cảm thấy đó là nỗi xấu hổ chung, họ có thể sẽ tuyên bố từ chối, khơng cơng nhận ngƣời đó là thành viên của dịng tộc nữa đó là điều "đáng sợ" nhất... Vì thế mỗi gia đình ngƣời dân tộc Dao, Tày đều ln quan tâm đến việc dạy dỗ chu đáo cho con em ngay từ khi còn nhỏ và ln tự học hỏi để hồn thiện mình trong cuộc đời. Tuy nhiên nhận thức của cha mẹ HS và cộng đồng về giá trị giáo dục còn thấp, nhất là việc giáo dục các kỹ năng sống để hịa nhập cuộc sống hiện đại thì cịn rất hạn chế.

Ba Chẽ là một huyện miền núi có nhiều sơng suối, địa hình hiểm trở, giao thơng đi lại cịn khó khăn, nhất là vào mùa mƣa lũ từ đầu nguồn đổ về thƣờng làm xói lở đƣờng liên thơn, liên xã, có nhiều em học sinh hàng tuần không đi học đƣợc do núi lở, tắc đƣờng. Từ những điều kiện tự nhiên trên, mức thu nhập của các gia đình cịn thấp, hầu hết chỉ trông vào cây lƣơng thực và gia súc chăn thả tự nhiên, kinh tế tự cung, tự cấp, mọi sản phẩm chƣa thành hàng hóa, do vậy điều kiện để đầu tƣ cho con em học tập còn rất hạn chế.

2.1.1. Khái quát về giáo dục huyện Ba Chẽ

Cùng với sự phát triển về kinh tế và xã hội, ngành giáo dục đào tạo huyện Ba Chẽ những năm gần đây đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn đáng ghi nhận. Đƣợc các cấp chính quyền và địa phƣơng quan tâm cùng với sự nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ giáo viên và học sinh, sinh viên trong toàn ngành, giáo dục Ba Chẽ đã có những chuyển biến rõ nét về cả quy mô, chất lƣợng và hiệu quả.

Toàn huyện Ba Chẽ hiện có tổng số 21 trƣờng (số liệu năm học 2015- 2016), trong đó có 7 trƣờng mầm non, 14 trƣờng phổ thơng (06 trƣờng có 2 cấp học) với 5.417 học sinh, chia ra: Cấp mầm non 88 nhóm (lớp), số trẻ là 1.750 trẻ; Cấp tiểu học 190 lớp với 1.952 học sinh; Cấp THCS 55 lớp, số học sinh 1.295 em; Cấp tiểu học 15 lớp, số học sinh 420 em. Những năm qua, chất lƣợng giáo dục trong các nhà trƣờng đƣợc nâng cao lên cả về đại trà cũng nhƣ mũi nhọn theo hƣớng ổn định, thực chất dần dần đáp ứng yêu cầu của một huyện miền núi. Cơ sở vật chất bắt đầu đƣợc đầu tƣ xây dựng theo hƣớng đồng bộ, hiên đại, trang thiết bị dạy học đƣợc quản lý và sử dụng vào nền nếp. Công tác quản lý của các nhà trƣờng bƣớc đầu đƣợc đổi mới, chú trọng đến tính kế hoạch, tự chủ, dân chủ trong các cơ sở giáo dục. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đƣợc đào tạo bồi dƣỡng khá bài bản, chú trọng cả về số lƣợng và chất lƣợng.

Bên cạnh những thành tựu to lớn mà ngành giáo dục đào tạo Ba Chẽ đã đạt đƣợc, cũng cịn nhiều những thiếu sót, bất cập cần khắc phục. Cơ sở vật chất cho các trƣờng vùng sâu vùng xa cịn nhiều khó khăn thiếu thốn. Đội ngũ giáo viên chƣa đồng bộ về cơ cấu mơn học cũng nhƣ chất lƣợng, trình độ chƣa đồng đều. Việc triển khai đổi mới phƣơng pháp dạy học tích cực cịn có nhiều khó khăn. Một bộ phận giáo viên cịn bảo thủ trì trệ, chƣa nghiêm túc trong việc thực hiện quy chế chuyên môn. Đa số học sinh dân tộc ở vùng sâu vùng xa cịn nhiều khó khăn về kinh tế cũng nhƣ trình độ dân trí, tác động khơng nhỏ đến chất lƣợng giáo dục chung của tồn huyện.

2.1.2. Đặc điểm tình hình trường Tiểu học Đồn Đạc

Trƣờng Tiểu học Đồn Đạc đƣợc thành lập theo Quyết định số 644/QĐ- UBND ngày 01/06/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh do sự chia tách từ trƣờng PTCS Đồn Đạc. Năm học 2011-2012, trƣờng đƣợc xây dựng điểm trƣờng chính tại thơn Làng Mô, xã Đồn Đạc huyện Ba Chẽ Tỉnh Quảng Ninh trên diện tích 7.600 m2 với 2 lơ nhà 2 tầng, gồm: 8 phịng học, nhà hiệu bộ, nhà cơng vụ, nhà bếp, nhà vệ sinh và các hạng mục phụ trợ. Tổng mức đầu tƣ 14.635.606.000 đồng. Trƣờng có khn viên rộng rãi, thoáng mát, hệ thống cây xanh đƣợc đầu tƣ đồng bộ góp phần xây dựng cảnh quan mơi trƣờng xanh, sạch, đẹp từ đó nâng cao chất lƣợng dạy - học của nhà trƣờng. Đến tháng 9/2012, trƣờng đƣợc xây xong và đƣa vào sử dụng với thiết kế của một ngôi trƣờng đạt chuẩn ở mức độ I. Trƣờng Tiểu học Đồn Đạc có địa bàn quản lí tƣơng đối rộng, gồm 8 thơn khe bản với 9 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Dao. Ngƣời dân sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa và kinh tế đồi rừng.

Năm học 2015 - 2016, trƣờng có 27 lớp trong đó có 4 lớp ghép hai trình độ với tổng số 315 học sinh, gồm 6 điểm trƣờng. Điểm trƣờng xa nhất cách trung tâm xã gần 20 km. Trƣờng có tổng số 50 cán bộ giáo viên, nhân viên. Đội ngũ giáo viên yêu nghề, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, nhiều thầy cơ có trình độ chun mơn vững vàng, n tâm cơng tác và gắn bó với nhà trƣờng. Tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trƣờng thực hiện tốt cơng tác chăm sóc, giáo dục trẻ.

- Về quy mô phát triển của nhà trường: Trong 4 năm gần đây, mỗi năm

nhà trƣờng có khoảng trên dƣới 300 học sinh đƣợc biên chế cho gần 30 lớp học. Số cán bộ, giáo viên nhà trƣờng trong năm học 2015 - 2016 là 50 ngƣời.

- Về xây dựng đội ngũ: Đội ngũ giáo viên nhà trƣờng ngày càng trƣởng

thành và lớn mạnh 100% giáo viên đạt chuẩn, có 87% giáo viên có trình độ trên chuẩn. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đồn kết, tích cực giúp đỡ lẫn nhau nâng cao chun mơn nghiệp vụ. Trƣờng có nhiều giáo viên là giáo viên giỏi cấp tỉnh, cấp huyện và Chiến sĩ thi đua các cấp. Việc bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên đƣợc tiến hành khá thƣờng xuyên bằng nhiều biện pháp thiết thực nhƣ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường tiểu học đồn đạc huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 32)