Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học cơ sở, quận đồ sơn, thành phố hải phòng trong giai đoạn hiện nay (Trang 35 - 39)

1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy họ cở các trường Trung học

1.3.2. Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học

CNTT đã thâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Nó được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của xã hội và làm thay đổi căn bản cách quản lý, học tập và làm việc của con người. Thực tế cho thấy, việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động sẽ giúp nâng cao hiệu quả của các hoạt động này. Vì vậy, hiện nay hoạt động của bất kỳ một đơn vị, cơ quan nào, ngành nào cũng đều có ứng dụng CNTT và nó dần dần trở thành phổ biến.

Theo Luật CNTT: “Ứng dụng CNTT là việc sử dụng CNTT vào các hoạt

động thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này”. [24, tr. 2]

Đối với lĩnh vực GD&ĐT, ứng dụng CNTT là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động của từng cơ sở giáo dục nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của các hoạt động quản lý, các hoạt động giáo dục.

Như vậy, ứng dụng CNTT trong dạy học là việc sử dụng CNTT vào hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS nhằm tích cực hố hoạt động nhận thức của HS, nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học.

*Ứng dụng hiệu quả CNTT trong dạy học:

Theo từ điển bách khoa mở tiếng Việt: Hiệu quả được định nghĩa là đạt được một kết quả giống nhau nhưng sử dụng ít thời gian, công sức và nguồn lực nhất.

Ứng dụng hiệu quả CNTT trong dạy học được hiểu là GV sử dụng những hình ảnh, đoạn video, đoạn âm thanh, PMDH, ... làm cho giờ học trở nên sinh động, có khả năng cuốn hút, tạo hứng thú cho HS. Chẳng hạn ở môn sinh học, khi biểu thị q trình tuần hồn máu trong cơ thể người, mơ hình

minh họa trên máy chiếu sẽ khiến HS dễ hình dung hơn; hoặc ở mơn Địa lý, GV giới thiệu về hiện tượng núi lửa, sóng thần qua những hình ảnh sinh động trên màn hình có thể giúp HS dễ hiểu bài hơn so với việc chỉ mơ tả bằng lời nói. Ứng dụng CNTT trong một tiết dạy khối lượng kiến thức có thể được truyền đạt tới HS nhiều hơn, thay cho thời gian đọc chép hay ghi bảng, GV có thể lấy thêm nhiều ví dụ minh họa, dẫn dắt HS tiếp cận với các kiến thức phong phú hơn.

Tuy nhiên, nếu sử dụng khơng phù hợp thì lại trở thành lạm dụng CNTT trong dạy học. Nghĩa là, GV trình chiếu cả 45 phút trong 1 tiết học cho HS q nhiều thơng tin, hình ảnh, số liệu khiến cho HS bị “quá tải” với những gì nghe và nhìn thấy, GV khơng có sự linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động nhận thức của HS. Với hình thức dạy học như trên kết quả là chuyển từ hình thức “đọc chép” sang “nhìn chép”, “chiếu chép” nên khơng đem lại hiệu quả mà cịn làm giảm chất lượng của các giờ dạy.

*Ứng dụng CNTT trong soạn giáo án:

Một trong những ứng dụng của CNTT trong dạy học là soạn giáo án. Hiện nay có nhiều phần mềm soạn thảo giúp cho GV soạn giáo án, trong đó phần mềm thơng dụng nhất hiện nay là MS.Word.

Ngồi ra, tùy theo mơn học GV có thể biết một số PMDH, các phần mềm hỗ trợ soạn giáo án mơn Tốn: Mathtype, Sketpad, Latex, …; phần mềm hỗ trợ soạn giáo án mơn Vật lý, Hóa học, Sinh học: Novoasoft Science Word, Ngoài việc soạn giáo án, số GV sử dụng bài trình chiếu điện tử trong giảng dạy cũng tăng đáng kể. Một trong các phần mềm thiết kế bài trình chiếu điện tử thơng dụng và đơn giản nhất hiện nay mà GV thường dùng là MS. PowerPoint; một số phần mềm hỗ trợ về ảnh, Video như: Adobe Photoshop; Gif Animation, Video Cut, Ultra Video Joiner, ...

Một trong các yếu tố để đổi mới PPDH và nâng cao CLDH là sử dụng TBDH. Đặc biệt, khi sử dụng bài giảng có ứng dụng CNTT, GV cần phải sử dụng các TBDH hiện đại.

Một sự thay đổi đáng kể trong việc quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học là nhà trường đưa tiêu chí ứng dụng CNTT vào việc đánh giá giờ dạy của GV. Tuy mức độ chưa cao, nhưng nó đã trở thành động lực để GV khai thác các TBDH hiện đại, nâng cao chất lượng bài dạy.

*Ứng dụng CNTT trong khai thác dữ liệu trên mạng Internet:

Trong thời đại CNTT phát triển như hiện nay, thông tin trên mạng Internet đã trở thành một kho tài nguyên tri thức vô tận, về mọi lĩnh vực đối với mọi người nếu biết cách khai thác. Để khai thác được các thông tin trên mạng Internet, ta phải sử dụng các cơng cụ tìm kiếm: Google, Cốc Cốc,… Một trong các công cụ được sử dụng phổ biến và hiệu quả là cơng cụ tìm kiếm Google. Đối với GV, ngồi việc tìm kiếm các thơng tin trên mạng Internet thông thường, cần biết khai thác từ các nguồn từ điển mở, thư viện bài giảng…

Trong xu thế người dùng khai thác thông tin trên mạng Internet ngày càng nhiều, địi hỏi phải có những cơng cụ hỗ trợ, tra cứu các khái niệm, từ vựng một cách nhanh chóng, thuận tiện, điều này dẫn đến khái niệm từ điển mở ra đời. Một số từ điển mở được dùng khá phổ biến hiện nay như: Bách khoa toàn thư mở (www.wikipedia.org); Bách khoa toàn thư mở tiếng Việt (http://vi.wikipedia.org/).

Để tạo được một GADHTC có ứng dụng CNTT, GV cần rất nhiều kỹ năng như: Soạn thảo văn bản, đồ họa, quay phim, chụp ảnh, biên tập Video, lồng tiếng, … nhưng khơng phải GV nào cũng có thể thực hiện được. Vì vậy, GV cần biết khai thác các tài nguyên trên mạng Internet để phục vụ cho bài giảng của mình.

*Ứng dụng CNTT trong kiểm tra đánh giá:

Hiện nay, CNTT được ứng dụng nhiều trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS vì nhờ những lợi thế về lưu trữ, thống kê, tính tốn, sắp xếp, lọc dữ liệu…của nó.

Nhờ ứng dụng CNTT mà HS có thể tự đánh giá kiến thức của mình bằng các phần mềm trắc nghiệm để tự bổ sung, hoàn thiện kiến thức, giúp GV đánh giá kết quả học tập của HS một cách chính xác, khách quan hơn khi tổ chức thi, kiểm tra bằng máy tính. Hiện nay, một số mơn thi đại học đã chấm bằng máy chấm trắc nghiệm tự động mang lại độ chính xác gần như tuyệt đối. Ở nhiều trường đã sử các phần mềm thi trắc nghiệm để tổ chức thi học kỳ, thi thử cho HS. Việc sử dụng các phần mềm thi trắc nghiệm trong đánh giá kết quả học tập của HS mang lại những lợi ích cơ bản sau:

- Thuận tiện trong việc tạo đề thi. - Cho kết quả chính xác, khách quan.

- Có các số liệu thống kê, tổng hợp nhanh chóng, chính xác. - Xây dựng được ngân hàng đề thi để sử dụng nhiều lần.

- Có khả năng kiểm tra lượng kiến thức, kỹ năng của tồn bộ chương trình trong một khoảng thời gian ngắn.

Trong quản lý, các nhà quản lý sử dụng các kênh thơng tin: diễn đàn, hệ thống bình chọn, các phần mềm quản lý để làm cơ sở đánh giá GV, NV đảm bảo tính tiện lợi, khách quan, nhanh chóng.

* Ứng dụng CNTT trong học tập của HS:

Giáo dục đang thay đổi một cách mạnh mẽ, nhiều phương pháp, quan điểm dạy học mới ra đời, hướng tới mục tiêu “dạy ít, học nhiều”, tăng tính chủ động, khả năng tự học của người học. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, khối lượng tri thức được tạo ra nhanh chóng, địi hỏi mỗi người phải học thường xuyên, học liên tục, học suốt đời, học mọi lúc, học mọi nơi. CNTT đang trở thành phương tiện không thể thiếu được để thực hiện các

mục tiêu trên. Ngoài ra, CNTT cũng hỗ trợ rất tốt cho việc học tập của HS dưới nhiều hình thức:

- Tìm kiếm, tra cứu tài liệu học tập trên mạng Internet. - Tham gia các lớp học qua mạng Internet.

- Tự đánh giá kiến thức của mình bằng các phần mềm trắc nghiệm. - Chia sẻ thông tin với GV, bạn bè qua các diễn đàn.

- Tham gia các cuộc thi trực tuyến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học cơ sở, quận đồ sơn, thành phố hải phòng trong giai đoạn hiện nay (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)