Biện pháp 6: Tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin trong kiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học cơ sở, quận đồ sơn, thành phố hải phòng trong giai đoạn hiện nay (Trang 103 - 105)

tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Kiểm tra đánh giá được việc ứng dụng CNTT trong công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS một cách chính xác, khách quan để làm căn cứ đưa ra những quyết định quan trọng về việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS. Thống nhất trong chỉ đạo việc ứng dụng CNTT trong đổi

mới quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, hướng dẫn HS sử dụng các PMDH để tự kiểm tra, đánh giá kiến thức của bản thân nhằm góp phần nâng cao CLDH của các trường THCS quận Đồ Sơn.

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng trong QLGD; có chức năng, điều chỉnh quá trình dạy và học, là động lực để đổi mới PPDH, góp phần nâng cao CLDH.

Đánh giá có nhiều ý nghĩa với GV, HS cũng như với CBQL. Với HS, kiểm tra, đánh giá tạo cơ hội để các em tư duy: Ghi nhớ, tóm tắt, khái quát, hệ thống hóa, vận dụng, đồng thời cũng là để tự đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập cũng như những tiến bộ của bản thân. Thông qua việc kiểm tra đánh giá cũng giúp cho HS điều chỉnh phương pháp học tập, kiến thức và kỹ năng các bộ môn và tạo động lực để HS phấn đấu tốt hơn.

Để ứng dụng CNTT trong đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, HT các trường THCS cần chỉ đạo các việc sau:

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá dạy học phải căn cứ vào mục tiêu dạy học của từng bộ môn trong trường THCS.

- Đưa hình thức kiểm tra TNKQ để đánh giá kết quả học tập của HS: Khuyến khích việc kiểm tra củng cố bài bằng hình thức TNKQ; quy định bài kiểm tra 15 phút với 100% câu hỏi TNKQ cho các mơn học; TNKQ chiếm ít nhất 30% tổng số điểm các bài kiểm tra 45 phút, kiểm tra chất lượng học kỳ với các môn học.

- Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn phân công thực hiện việc biên soạn đề trắc nghiệm với nhiều hình thức TNKQ (câu hỏi ghép đơi; câu hỏi đúng sai; câu hỏi điền khuyết; câu hỏi nhiều lựa chọn), sắp xếp theo từng chương, mục để xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm.

- Sưu tầm, cài đặt các phần mềm trộn đề kiểm tra, các phần mềm kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm để làm phong phú thêm ngân hàng đề kiểm tra, tạo điều kiện cho HS tự kiểm tra kiến thức của bản thân đối với các bộ môn.

- Kết nối mạng LAN, mạng Internet các máy tính trong phịng máy tính để HS tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập: xây dựng Website của nhà trường có phần ơn tập củng cố kiến thức với hệ thống câu hỏi TNKQ của các môn học được sắp xếp từ dễ đến khó có quy định thời gian làm bài và chấm điểm.

- Để đảm bảo tính giáo dục tồn diện, việc biên soạn câu hỏi TNKQ cần thực hiện việc tách rời ba khâu: dạy, ra đề và kiểm tra. Khi số lượng câu hỏi đủ lớn, có thể đưa lên mạng cho HS tự ôn tập ở nhà. Tổ chức kiểm tra trên máy cũng là hình thức chống tiêu cực trong thi cử. Biện pháp chống tiêu cực trong kiểm tra là giáo dục HS tự giác khơng muốn quay cóp, tuy nhiên giáo dục hiện nay chưa thể đạt tới điều này. Cách chống tiêu cực phổ biến hiện nay là kỷ luật thật nặng để HS không dám quay cóp, cịn việc kiểm tra trắc nghiệm trên máy sẽ làm cho HS khơng thể quay cóp.

- Chỉ đạo ứng dụng CNTT vào quản lý điểm, nhằm mục đích quản lý được tiến độ kiểm tra theo qui định của GV, đánh giá kết quả học tập của HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học cơ sở, quận đồ sơn, thành phố hải phòng trong giai đoạn hiện nay (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)