Đánh giá thực trạng ứng dụng Công nghệ thông tin và quản lý việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học cơ sở, quận đồ sơn, thành phố hải phòng trong giai đoạn hiện nay (Trang 79)

sở của quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng

2.5.1. Mặt mạnh

Đội ngũ cán bộ quản lý và đa số GV của các trường đã nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào dạy học. Cơ sở vật trường học nói chung và TBDH nói riêng cần thiết cho việc ứng dụng CNTT bước đầu đã được đầu tư. Việc kết nối mạng Internet với đường truyền ADSL, đường truyền cáp quang là một điều kiện quan trọng cho việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT vào dạy học đã được các trường THCS quận Đồ Sơn lắp đặt, sử dụng. Hàng năm, các trường THCS trong quận đều tích cực hưởng ứng và tham gia ngày hội CNTT do Sở GD&ĐT Hải Phòng tổ chức

vào ngày 10 tháng 01; các cuộc thi về ứng dụng CNTT do Phòng GD&ĐT quận tổ chức.

Trong những năm học gần đây, Phòng GD&ĐT quận Đồ Sơn rất quan tâm chỉ đạo việc triển khai nhiệm vụ CNTT, đặc biệt là về ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, dạy học của các nhà trường. Trong năm học 2014- 2015, Phòng GD&ĐT quận tổ chức cuộc thi thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT cho GV nhằm thúc đẩy, nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng CNTT. Hàng năm, Phòng GD&ĐT quận đều tổ chức bồi dưỡng nâng cao kiến thức tin học văn phòng cho GV; mở các lớp tập huấn PMDH, coi việc soạn GADHTC có ứng dụng CNTT là một tiêu chí quan trọng để đánh giá công tác ứng dụng CNTT của các nhà trường. Ngành GD&ĐT quận Đồ Sơn đang ứng dụng tương đối tốt CNTT vào công tác quản lý: Hệ thống quản lý thơng tin phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; phần mềm quản lý nhân sự (PMIS), phần mềm quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục (EMIS), phần mềm quản lý nhà trường SMAS, .... Việc tổ chức các cuộc thi trên mạng do Bộ GD&ĐT phát động như “Giải toán bằng Tiếng Anh qua mạng mạng Internet”; “Giải toán bằng Tiếng Việt qua mạng Internet”; “Olympic Tiếng Anh”; “Giao thông thông minh” được các trường THCS quận Đồ Sơn hưởng ứng và tham gia tích cực giúp việc định hướng cho HS sử dụng mạng Internet hỗ trợ việc học tập. Việc xây dựng ngân hàng đề kiểm tra và lưu trữ các tài nguyên dạy học trên máy tính được các trường THCS nghiêm túc thực hiện. Từ năm học 2013-2014, Sở GD&ĐT Hải Phòng triển khai Hệ thống văn phòng điện tử S- Office hai chiều thì tất cả văn bản hành chính, trao đổi thơng tin liên lạc giữa Sở GĐ&ĐT, Phòng GD&ĐT và các trường đều được thực hiện trên hệ thống này một cách thuận lợi, chuyên nghiệp, nhanh chóng, đảm bảo tính bảo mật thơng tin nội bộ của ngành và giảm nhiều cơng việc hành chính, tiết kiệm nhiều cho chi phí in ấn văn bản.

2.5.2. Mặt yếu

Tuy đã đạt được một số kết quả nhưng việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS quận Đồ Sơn vẫn cịn nhiều hạn chế: Mặc dù, CSVC

nói chung và TBDH nói riêng phục vụ cho ứng dụng CNTT trong dạy học đã được đầu tư mua sắm nhưng vẫn còn thiếu nhiều so với nhu cầu thực tế ở các trường: Phịng máy tính có q ít máy tính; CSVC và TBDH hiện đại để ứng dụng CNTT trang bị trong các phòng học ĐPT còn thiếu nhiều; phần lớn đường truyền Internet ở các trường hiện nay chỉ là cáp đồng ADSL làm ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đặc biệt là dạy học trực tuyến, tham gia các cuộc thi trên mạng; sinh hoạt chuyên môn của các tổ chuyên môn trên “Trường học kết nối”. Việc khai thác và phát huy hiệu quả sử dụng CSVC trường học, hạ tầng ứng dụng CNTT còn rất hạn chế, số giờ dạy có sử dụng TBDH hiện đại cịn ít. Kỹ năng sử dụng TBDH hiện đại chưa thành thạo dẫn đến việc sử dụng chưa hiệu quả. Điều này cho thấy công tác quản lý việc khai thác sử dụng đồ dùng, TBDH hiện đại để ứng dụng CNTT trong dạy học còn nhiều hạn chế.

Số CBQL, GV của các trường THCS có trình độ đào tạo ĐH, CĐ về CNTT cịn q ít. Hiệu quả của việc khai thác thông tin, tư liệu trên mạng Internet để tích hợp vào các GADHTC có ứng dụng CNTT cịn hạn chế. Việc thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT cịn tự phát, chưa có sự quản lý chặt chẽ của CBQL.

Sự thống nhất, đồng thuận của CBQL, GV trong việc thiết kế và sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT chưa cao. Công tác quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học cịn nhiều hạn chế.

2.5.3. Phân tích nguyên nhân

2.5.3.1. Nguyên nhân khách quan

CSVC nói chung và TBDH nói riêng của các nhà trường đóng vai trị rất quan trọng trong dạy học. Trong dạy học thì các TBDH hiện đại giữ vai trị then chốt trong việc ứng dụng CNTT. Nếu các nhà trường khơng xây dựng được phịng học ĐPT, khơng đầu tư mua sắm các TBDH hiện đại, khơng có đủ số máy tính, đường truyền mạng Internet tốc độ không đảm bảo, ... thì khơng thể ứng dụng hiệu quả CNTT vào dạy học. Đồ Sơn là một quận mới

được thành lập, còn nhiều khó khăn về kinh tế, xã hội nên việc đầu tư về CSVC nói chung, TBDH hiện đại nói riêng để ứng dụng CNTT cịn chậm, thiếu nhiều, cơng tác xã hội hóa giáo dục để đầu tư mua sắm CSVC về CNTT cịn gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, việc ứng dụng hiệu quả CNTT trong dạy học là việc tương đối khó đối với đội ngũ GV của các trường vì nhiều GV cịn chưa tự trang bị được máy tính để sử dụng cho việc thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT.

Bên cạnh đó, để có được một giờ dạy có ứng dụng CNTT thì GV phải chuẩn bị mất nhiều thời gian, công sức ngay từ khâu soạn giáo án. Mỗi GV của các trường THCS phải soạn nhiều giáo án/ tuần, đặc biệt GV dạy các môn như Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ còn phải soạn nhiều giáo án hơn và GV thường được phân công dạy hai môn như Ngữ văn, Lịch sử; Ngữ văn, Giáo dục cơng dân; Tốn, Vật lý; Hóa học, Sinh học, ... Theo quy định hiện hành, mỗi GV phải dạy 19 tiết/1 tuần, nhưng trên thực tế GV của các trường thường phải dạy nhiều hơn so với quy định, do ngồi tiết dạy chính khóa cịn dạy bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu, chủ nhiệm lớp. Đồng thời việc dạy thay cho các GV nghỉ thai sản, ốm hoặc tham gia các đợt tập huấn, chuyên đề làm cho GV các trường phải dạy tăng tiết,…

Những nguyên nhân khách quan trên đã ảnh hưởng lớn đến việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS của quận Đồ Sơn.

2.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Xét trên góc độ QLGD, một số CBQL của các trường THCS trên địa bàn quận Đồ Sơn chưa quan tâm đúng mức đến việc ứng dụng CNTT trong dạy học, các nhà trường chưa có kế hoạch chiến lược, mà chỉ có kế hoạch hàng năm để đối phó với việc thanh tra, kiểm tra của cấp trên, mới chỉ coi việc ứng dụng CNTT trong dạy học như một phong trào. Trước yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI, đội ngũ CBQL các trường THCS vẫn chưa thực sự chủ động sáng tạo, tính hiệu quả trong cơng tác quản

lý chưa cao, chưa phát huy được hết thế mạnh, năng lực của đội ngũ GV trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học.

Thông qua kết quả điều tra, phỏng vấn đội ngũ GV của các trường THCS cho thấy rằng còn nhiều GV rất lúng túng khi ứng dụng CNTT trong dạy học. Có ngun nhân là do trình độ tin học của đội ngũ GV còn hạn chế, nhưng chủ yếu vẫn là do GV chưa có sự tìm tịi, nghiên cứu và sáng tạo. Sự nỗ lực ở một số GV còn chưa cao, chưa tâm huyết, chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện, một số GV cao tuổi khơng thích ứng được với việc đổi mới PPDH, việc ứng dụng CNTT trong dạy học.

Kết luận chương 2

Đồ Sơn là một quận với thế mạnh về du lịch nên có rất nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, xã hội nói chung và về GD&ĐT nói riêng. Tuy vậy, chất lượng giáo dục của quận Đồ Sơn còn chưa tương xứng, chưa đáp ứng được với tiềm năng phát triển của địa phương. Do vậy, nâng cao chất lượng giáo dục đặc biệt là giáo dục THCS để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho địa phương là một yêu cầu hết sức cấp bách của quận Đồ Sơn trong giai đoạn hiện nay. Vậy muốn nâng cao chất lượng giáo dục cấp THCS của quận thì các trường THCS phải có sự đột phá, đề ra các biện pháp trong công tác quản lý và dạy học.

Với sự phát triển như vũ bão của lĩnh vực khoa học cơng nghệ nói chung và CNTT nói riêng, cho thấy việc ứng dụng CNTT trong dạy học là tất yếu khách quan, là xu thế của giáo dục hiện đại. Ứng dụng CNTT trong dạy học đang là hướng đi đúng đắn, ngắn nhất để nâng cao chất lượng giáo dục cho các nhà trường. Trong khi đó từ kết quả điều tra về thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS quận Đồ Sơn cho thấy việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường còn nhiều hạn chế. Để thay đổi thực trạng này đòi hỏi CBQL của các trường THCS phải nghiên cứu đề xuất được các biện pháp nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong dạy học cho đội ngũ GV nhằm góp phần thúc đẩy, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Trong chương 2, tác giả đã chỉ ra những thuận lợi, khó khăn, thời cơ, thách thức có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phịng. Đây chính là căn cứ thực tiễn để đề xuất một số biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS của quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng ở chương 3 của Luận văn này.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN ĐỒ

SƠN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Việc đề xuất một số biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Không đề cao biện pháp này, hạ thấp biện pháp kia, biết kết hợp biện pháp chung với biện pháp mang tính đặc thù. Biện pháp nào cũng có ưu điểm và nhược điểm riêng.

Hoạt động quản lý về bản chất là một chỉnh thể bao gồm nhiều bộ phận hợp thành có quan hệ tương tác, gắn bó hữu cơ với nhau: Do đó một biện pháp quản lý cụ thể không thể cùng một lúc tác động hiệu quả đến tất cả các mối quan hệ trong hoạt động quản lý. Khơng có biện pháp quản lý nào là vạn năng. Hơn nữa, đối tượng QLGD là con người, mà bản chất của con người lại là sự tổng hòa mối quan hệ xã hội, bởi vậy chỉ có kết hợp các biện pháp quản lý mới có thể tạo ra sức mạnh tổng hợp làm thay đổi kết quả quản lý. Bản chất của quá trình quản lý của HT nhà trường là tập trung vào việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá việc thiết kế và sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT của GV; điều hành các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động dạy học trong nhà trường nhằm tạo ra một bước đột phá trong đổi mới PPDH nhằm nâng cao CLDH. Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp phải chú ý đến các yếu tố tác động tham gia vào các biện pháp như đội ngũ CBQL, GV, NV từ công tác tuyên truyền, kết hợp các biện pháp hành chính, quy định trách nhiệm, quyền hạn của GV đến việc đầu tư, mua sắm CSVC. Muốn phát huy điểm mạnh của từng biện pháp trong quản lý việc ứng dụng CNTT trong dạy học thì phải đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp đề xuất.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Bên cạnh việc đảm bảo tính đồng bộ, tính thực tiễn của các biện pháp thì đồng thời phải quan tâm đến tính khả thi. Nếu khơng đảm bảo tính khả thi thì các biện pháp đề xuất đều khơng có giá trị, ý nghĩa trong thực tế quản lý và không thực hiện được.

Khi đưa ra các biện pháp địi hỏi phải có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý của HT các trường THCS một cách thuận lợi, đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng quản lý. Vì vậy, khi đề xuất các biện pháp phải đảm bảo tính khả thi với các bước thực hiện cụ thể, mới mang lại hiệu quả trong hoạt động quản lý.

3.2. Một số biện pháp quản lý ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường Trung học cơ sở của quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học và hình thành nhận thức đúng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học và hình thành nhận thức đúng cho đội ngũ giáo viên về việc thiết kế và sử dụng giáo án dạy học tích cực có ứng dụng Cơng nghệ thông tin

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

- Làm cho CBQL, GV thấy được vai trò to lớn của việc ứng dụng CNTT trong dạy học, tầm quan trọng, tính tích cực và hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong dạy học.

- Hình thành được nhận thức đúng về việc thiết kế, sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT trong dạy học hiện nay, tạo động lực cho GV hình thành nhu cầu ứng dụng CNTT trong dạy học.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Với quan điểm, hành động được diễn ra trên cơ sở của nhận thức, muốn có hành động đúng trước hết phải có nhận thức đúng về những vần đề có liên đến hành động. Vì vậy xây dựng biện pháp: “Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học và hình thành nhận thức đúng

cho đội ngũ GV về việc thiết kế và sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT” có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Qua khảo sát thực trạng nhận thức về vai trò của việc ứng dụng CNTT trong dạy học, cho thấy một số CBQL, GV, NV của các trường THCS quận Đồ Sơn chưa thấy được hết vai trò, tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Do vậy, nhiệm vụ cấp thiết mà HT các trường THCS cần làm ngay là nâng cao nhận thức của các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường và đội ngũ GV về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Để thực hiện được điều này, mỗi GV cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với chuyên môn giảng dạy để đầu tư thời gian, công sức vào mỗi bài dạy. HT phải tạo được bầu khơng khí làm việc cởi mở, thân thiện, biết chia sẻ, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau về chuyên môn, về ứng dụng CNTT trong dạy học, HT cần làm những việc sau:

- Bằng nhiều hình thức, quán triệt trong BGH, Cơng đồn, Đồn thanh niên và các tổ chức khác trong nhà trường. Tuyên truyền các văn bản chỉ đạo của Đảng, của Nhà nước, của các cấp QLGD về việc đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong nhà trường. Xây dựng kế hoạch chiến lược, kế hoạch hàng năm kết hợp triển khai theo từng mảng công việc, giao trách nhiệm cho các tổ chức trong nhà trường thực hiện các nhiệm vụ về việc ứng dụng CNTT. Tạo sự đồng thuận, nhất trí trong BGH và các tổ chức khác trong nhà trường.

- Tổ chức cho CBQL, GV, NV nhà trường đi tham quan thực tế, học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học cơ sở, quận đồ sơn, thành phố hải phòng trong giai đoạn hiện nay (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)