3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ
Không đề cao biện pháp này, hạ thấp biện pháp kia, biết kết hợp biện pháp chung với biện pháp mang tính đặc thù. Biện pháp nào cũng có ưu điểm và nhược điểm riêng.
Hoạt động quản lý về bản chất là một chỉnh thể bao gồm nhiều bộ phận hợp thành có quan hệ tương tác, gắn bó hữu cơ với nhau: Do đó một biện pháp quản lý cụ thể không thể cùng một lúc tác động hiệu quả đến tất cả các mối quan hệ trong hoạt động quản lý. Khơng có biện pháp quản lý nào là vạn năng. Hơn nữa, đối tượng QLGD là con người, mà bản chất của con người lại là sự tổng hòa mối quan hệ xã hội, bởi vậy chỉ có kết hợp các biện pháp quản lý mới có thể tạo ra sức mạnh tổng hợp làm thay đổi kết quả quản lý. Bản chất của quá trình quản lý của HT nhà trường là tập trung vào việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá việc thiết kế và sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT của GV; điều hành các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động dạy học trong nhà trường nhằm tạo ra một bước đột phá trong đổi mới PPDH nhằm nâng cao CLDH. Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp phải chú ý đến các yếu tố tác động tham gia vào các biện pháp như đội ngũ CBQL, GV, NV từ công tác tuyên truyền, kết hợp các biện pháp hành chính, quy định trách nhiệm, quyền hạn của GV đến việc đầu tư, mua sắm CSVC. Muốn phát huy điểm mạnh của từng biện pháp trong quản lý việc ứng dụng CNTT trong dạy học thì phải đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp đề xuất.