1.3. Các thành tố của HĐGDNGLL theo hướng phát triển năng lực và phẩm
1.3.2. Vị trí, vai trị và các hình thức tổ chức HĐGDNGLL ở trường THPT
HĐGDNGLL là một bộ phận gắn bó hữu cơ, thống nhất và tồn diện của quá trình sư phạm ở nhà trường phổ thơng nói chung và trường THPT nói riêng; là điều kiện thuận lợi để HS phát huy vai trị chủ thể của mình trong hoạt động, nâng cao được tính tích cực hoạt động.
Qua đó rèn luyện những nét nhân cách của con người mới phát triển tồn diện.(xem hình 1.2).
(Hình: 1.1: Sơ đồ mối quan hệ giữa 2 HĐ GD trong quá trình sư phạm)
HĐGDNGLL là điều kiện tốt nhất để HS phát huy vai trị chủ thể, tính tích cực, chủ động của các em trong quá trình học tập, rèn luyện toàn diện. HĐGDNGLL vừa củng cố, mở rộng kiến thức đã học, vừa phát triển các kỹ năng sống cơ bản của HS theo mục tiêu GD ở THPT. Mặt khác, HĐGDNGLL thu hút và phát huy tiềm năng của các lực lượng GD, nhằm nâng cao hiệu quả GD toàn diện của nhà trường.“ Hoạt động GDNGLL ở THPT đặt HS (lứa tuổi đầu thanh niên) trước những vấn đề của thời đại, của xã hội mà họ phải đối mặt trong tương lai không xa. Vì vậy, ở THPT các em phải được chuẩn bị hành trang để gánh vác trách nhiệm chủ nhân của đất nước trong tương lai”.
QUÁ TRÌNH SƯ PHẠM
HĐ DẠY VÀ HỌC TRÊN LỚP
NHÂN CÁCH - SỨC LĐ PHÁT TRIỂN TỒN DIỆN
*Vị trí
- HĐGDNGLL thực sự cần thiết, là một đòi hỏi tất yếu của quá trình giáo dục và khơng có gì có thể thay thế được. Bởi quá trình dạy học và quá trình giáo dục là những bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể. Q trình dạy học ngồi việc truyền thụ cho HS những kiến thức cơ bản và có hệ thống thì phải mang lại hiệu quả giáo dục nhân cách HS. Bên cạnh đó, trong q trình giáo dục cho HS ngồi việc hình thành cho các em ý thức niềm tin, thái độ ứng xử đúng đắn trong quan hệ giao tiếp hàng ngày, bổ sung và hoàn thiện những tri thức đã học ở trên lớp.
- HĐGDNGLL là hoạt động mang tính bắt buộc, diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín q trình giáo dục. Nó là hoạt động giáo dục cơ bản, mang tính chủ đạo, được tổ chức thực hiện theo kế hoạch của nhà trường, tiếp nối và thống nhất với hoạt động dạy và học góp phần hình thành và phát triển tồn diện nhân cách HS theo mục tiêu đào tạo.
*Vai trò
- Từ vị trí quan trọng nêu trên, có thể thấy rõ vai trị của HĐGDNGLL
ở trường THPT thể hiện ở những điểm sau:
- Đây là dịp để HS củng cố kết quả hoạt động học tập ở trên lớp, biến tri thức thành niềm tin. Thơng qua hình thức hoạt động cụ thể, HS có dịp để đối chiếu, để kiểm nghiệm tri thức đã học, bổ sung, cập nhật thơng tin làm cho tri thức đó trở thành của chính các em. HĐGDNGLL với nhiều nội dung hấp dẫn, kiến thức tích hợp nhiều lĩnh vực khoa học và cuộc sống có tác dụng bổ trợ cho hoạt động dạy - học ở trên lớp, nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc, từ đó khơi dậy niềm tự hào dân tộc và mong muốn được cống hiến.
- HĐGDNGLL là sự tiếp nối hoạt động dạy - học, do đó tạo nên sự hài hịa, cân đối trong q trình sư phạm tổng thể nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của cấp học.
- HĐGDNGLL vừa củng cố, vừa phát triển quan hệ giao tiếp giữa các lớp trong trường và với cộng đồng xã hội, góp phần giáo dục tinh thần hợp tác, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ, phải có sự tương tác giữa các thành viên.
- HĐGDNGLL thu hút và phát huy được tiềm năng của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để nâng cao hiệu quả giáo dục HS. Đồng thời, HĐGDNGLL cũng giúp các nhà giáo dục phát hiện được năng khiếu của HS, giúp các em phát triển năng khiếu, sở thích của bản thân trong học tập và cuộc sống.
- HĐGDNGLL phát huy cao độ tính chủ thể, chủ động, tích cực và giảm thiểu tình trạng yếu kém đạo đức của HS. Dưới sự cố vấn, giúp đỡ của GV, HS cùng nhau tổ chức các hoạt động tập thể khác nhau trong đời sống hàng ngày ở nhà trường, ngoài xã hội. Tham gia vào các hoạt động, các em HS yếu kém về đạo đức có nhiều cơ hội điều chỉnh nhận thức, hành vi sai lệch của mình.
Như vậy, với vị trí và vai trị của mình, HĐGDNGLL thực sự là một bộ phận cấu thành trong hệ thống các hoạt động giáo dục ở nhà trường THPT hiện nay. Việc thực hiện HĐGDNGLL tích cực và hiệu quả sẽ góp phần vào việc gắn liền nhà trường với cuộc sống xã hội, thiết thực phục vụ những mục tiêu kinh tế - xã hội và quốc phịng trong giai đoạn CNH - HĐH.
* Hình thức tổ chức cơ bản
Từ năm học 2006 - 2007 khối lớp 10 THPT bắt đầu thực hiện chương trình đại trà. Căn cứ vào kế hoạch giáo dục của trường THPT được Bộ GD & ĐT ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ - BGD&ĐT ngày 5-5-2006:
“HĐGDNGLL là môn học bắt buộc được qui định trong kế hoạch giáo dục ở trường THPT”.“HĐGDNGLL được qui định thực hiện vào tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, tiết sinh hoạt lớp cuối tuần và 4 tiết hoạt động trong một tháng”.
định thực hiện vào tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần (thường gọi là tiết chào cờ), tiết sinh hoạt lớp cuối tuần và 2 tiết hoạt động trong một tháng.
Tiết chào cờ đầu tuần:
- Yêu cầu của tiết chào cờ đầu tuần: giúp HS khắc sâu ý thức đối với tổ quốc, Đảng, Bác Hồ, xây dựng ý thức và động cơ đạo đức, xác định được trách nhiệm của mình là học tập vì Tổ quốc, tạo khí thế mới thúc đẩy HS thi đua rèn luyện, phát huy tính tự giác và khả năng tự quản của HS trong các hoạt động dưới cờ như khả năng điều khiển hoạt động, đánh giá thi đua.
- Nội dung của tiết chào cờ đầu tuần: Tổng kết thi đua, rút ra ưu nhược điểm, đánh giá các hoạt động sau một tuần hay sau một đợt thi đua của trường, của lớp. Nội dung này có tác dụng động viên, kích thích, gây khí thế mới trong hoạt động hàng ngày, hàng tuần của HS. Bên cạnh đó là những sự kiện chính trị - xã hội, những vấn đề có tính tồn cầu như bảo vệ mơi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội, quyền bình đẳng giữa các dân tộc, hịa bình và hợp tác, hội nhập quốc tế, các hoạt động vui chơi, văn hóa nghệ thuật,…
Tiết sinh hoạt cuối tuần
- Yêu cầu tiết sinh hoạt cuối tuần: Có những hiểu biết cần thiết về tập thể, về vai trò nhiệm vụ của bản thân trong việc đóng góp xây dựng tập thể; nâng cao tính tích cực tự giác trong hoạt động tập thể, có ý thức phấn đấu vì danh dự của lớp, của trường, có ý thức kỷ luật, phê bình và tự phê bình; có kĩ năng xây dựng tập thể, kĩ năng đánh giá và tự đánh giá.
- Nội dung tiết sinh hoạt cuối tuần: Đánh giá các công việc thực hiện trong tuần về mọi mặt như học tập, tham gia các phong trào thi đua, tổ chức đăng kí thi đua, định hướng cho các hoạt động sẽ phải diễn ra trong tuần tới, biến các yêu cầu của trường thành nhiệm vụ mà lớp phải thực hiện.
Hoạt động giáo dục theo chủ điểm hàng tháng
- Yêu cầu: Tiết hoạt động giáo dục theo chủ điểm tháng giúp các em có những hiểu biết cần thiết về truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng của dân tộc, bồi dưỡng lòng tự hào, niềm tin vào Đảng, sự phát triển của dân tộc,
giáo dục lòng biết ơn các thế hệ cha anh đã xây dựng và bảo vệ tổ quốc,…hình thành và rèn luyện cho HS một số kỹ năng tổ chức và điều khiển các hoạt động của tập thể.
- Nội dung: Việc bố trí thời gian của tiết này do trường sắp xếp tổ chức theo các hoạt động tự chọn, qui định là 02 tiết/ tháng; căn cứ vào các ngày kỉ niệm, ngày lễ của dân tộc trong một tháng, trong năm, căn cứ vào yêu cầu giáo dục trọng tâm của nhà trường trong tháng để lựa chọn nội dung và hình thức hoạt động phù hợp.
Nội dung HĐGDNGLL được cụ thể hóa thành 10 chủ đề phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện học tập, rèn luyện của học sinh trong 12 tháng:
1.3.3. Nguyên tắc tổ chức HĐGDNGLL
Để đảm bảo hiệu quả GD của HĐGDNGLL, cho nên việc tổ chức các hoạt động phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
* Nguyên tắc về tính mục đích: HĐGDNGLL phải góp phần hình thành nhân cách người công dân, người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo, giàu lịng u nước, có chí tiến thủ và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
Nguyên tắc này đòi hỏi các cấp quản lý hoạt động GD, đội ngũ thầy cô giáo trong nhà trường và các lực lượng GD khác phải nhận thức đầy đủ về vị trí, nhiệm vụ của HĐGDNGLL, tích cực chỉ đạo và hổ trợ cho hoạt động này đạt được mục đích GD mong muốn.
* Nguyên tắc tính tự nguyện, tự giác: Đây là nguyên tắc chung, thể hiện đặc điểm của HĐGDNGLL. Nếu hoạt động học tập trên lớp là bắt buộc thì HĐGDNGLL là tự nguyện, tự giác. HS tự chọn tham gia các hoạt động theo khả năng, hứng thú, điều kiện sức khỏe của mình, chỉ có như vậy mới tạo ra được động cơ hoạt động, phát huy được thiên hướng của từng HS.
* Nguyên tắc tính đến các đặc điểm lứa tuổi và cá biệt của HS:
Nguyên tắc này địi hỏi nội dung và hình thức HĐGDNGLL phải được thay đổi, tùy thuộc vào sự chuyển từ giai đoạn lứa tuổi này sang lứa tuổi khác ở HS. Nhà trường, GV phải xác định các loại hình hoạt động và các hình thức
cơng việc sao cho chúng phù hợp với khả năng của lứa tuổi và hứng thú cá nhân HS.
* Nguyên tắc kết hợp sự lãnh đạo sư phạm với tính độc lập, tự quản của HS: HS THPT có tính tích cực hoạt động xã hội và có tính tự quản,
tuy nhiên các em chưa có đủ kinh nghiệm sống, vì vậy cần có sự lãnh đạo sư phạm của thầy cô trong việc tổ chức các HĐGDNGLL.
Nguyên tắc này địi hỏi phát triển tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS. HĐGDNGLL phải là hoạt động của HS, do HS tự tổ chức và quản lý. Vai trò của người thầy là xác định phương hướng hoạt động, giúp đỡ HS tổ chức công việc, là người cố vấn cho HS trong các hoạt động của họ.
* Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả: Khi tiến hành bất cứ hoạt động
nào cũng phải tính đến hiệu quả, nhưng hiệu quả GD ln được coi là vị trí hàng đầu, chủ yếu của HĐGDNGLL. Nếu tổ chức HĐGDNGLL có sự kết hợp hiệu quả GD với các hiệu quả khác như: kinh tế, chính trị, xã hội... thì phải lấy hiệu quả GD để điều chỉnh hiệu quả khác.