Trên đây là những biện pháp đề xuất nhằm tăng cường quản lý các hoạt động GDNGLL ở trường THPT Trực Ninh B. Các biện pháp này được nhìn trong một chỉnh thể thống nhất bởi chúng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Nếu chỉ thực hiện riêng một biện pháp nào đó thì hiệu quả quản lý sẽ không cao. Các biện pháp đưa ra xếp theo thứ tự từ nhận thức đến hành động để phù hợp với quá trình nhận thức cũng như khả năng thực hiện hoạt động.
- Muốn có hoạt động tốt, trước hết các lực lượng giáo dục phải có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vai trị, tác dụng của HĐGDNGLL đến việc hình thành và phát triển phẩm chất năng lực của học sinh. Trong HĐGDNGLL, việc tổ chức nâng cao nhận thức cho những người thực hiện. Nếu không nhận thức đúng về vị trí, vai trị, tác dụng của nó thì dù có kế hoạch tốt, cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ cũng khơng thể có hoạt động tốt được.
- Từ nhận thức đầy đủ về HĐGDNGLL, người thực hiện có tâm thế tham gia vào hoạt động. Lúc này cần phải có sự phân cấp trách nhiệm về quản lí một cách khoa học để mọi thành viên trong nhà trường đều có thể đóng góp sức mình cho HĐGDNGLL.
- Tiếp theo là QL việc thực hiện kế hoạch chương trình hoạt động GDNGLL của tiểu ban, CB Đoàn, GVCN. Quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động sẽ thực hiện kế hoạch theo tiến độ cụ thể đã đề ra.
- Việc QL tốt nội dung và hình thức tổ chức HĐGDNGLL có ý nghĩa hết sức quan trọng, vì nếu nội dung phong phú và hấp dẫn, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh sẽ thu hút được đông đảo học sinh tham gia.
- Quản lý việc phối hợp, huy động các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia thực hiện HĐGDNGLL là việc làm rất cần thiết. Vì vậy, cần thiết phải có sự QL việc phối hợp và huy động các nguồn lực này ngay từ khâu lên kế hoạch đầu năm cho đến suốt quá trình thực hiện.
- Để tổ chức tốt hoạt động cần phải có CSVC và các điều kiện đảm bảo nguồn lực thực hiện chương trình HĐGDNGLL. Nếu khơng có CSVC và các nguồn lực hỗ trợ thì khó có thể thực hiện được hoạt động có hiệu quả.
- Thực tế cho thấy nhất thiết phải có khâu KT - ĐG kết quả, rút kinh nghiệm để hoạt động sau thành công hơn. Việc kiểm tra cần đánh giá phải căn cứ vào kế hoạch đề ra, yêu cầu về mục tiêu GD cần đạt được của hoạt động và đánh giá cần dựa vào quy trình đánh giá thì kết quả sẽ khách quan hơn.
Tóm lại các biện pháp trên có sự kết hợp chặt chẽ, tương tác lẫn nhau. Mỗi biện pháp có thế mạnh, có vị trí cần thiết trong quá trình QL HĐGDNGLL. Muốn đạt được hiệu quả cao nhất thì khơng thể xem nhẹ biện pháp nào, không thể thực hiện riêng biệt, tách rời các biện pháp nêu trên mà cần thực hiện một cách đồng bộ. Vì chúng có sự gắn kết, quan hệ ràng buộc mật thiết với nhau, tạo điều kiện hỗ trợ bổ sung cho nhau trong quá trình QL.