Biện pháp 4: Quản lý chỉ đạo đổi mới phương pháp, đa dạng hóa hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh ở trường THPT trực ninh b tỉnh nam định (Trang 91 - 94)

3.2. Một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo

3.2.4. Biện pháp 4: Quản lý chỉ đạo đổi mới phương pháp, đa dạng hóa hình

hình thức, nội dung HĐGDNGLL

3.2.4.1. Mục tiêu biện pháp

Đổi mới phương pháp, nơi dung và hình thức tổ chức HĐGD NGLL theo hướng PTNL và PC cho HS nhằm thu hút HS tham gia, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS khi tham gia HĐGD NGLL nói riêng và các hoạt động nói chung. Đối với HĐGD NGLL theo hướng PTNL và PC cho HS, HS tự đưa ra chủ đề, tự tìm hiểu các yêu cầu cần đạt, tự khám phá nội dung, tự hoạt động, tự kiểm tra và đánh giá... Các hình thức tổ chức HĐGD NGLL phải có tính đa dạng, phù hợp với nội dung từng hoạt động.

Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức HĐGD NGLL theo hướng phát triển PTNL HS để HĐGD NGLL để nhiều HS cùng tham gia. Các hoạt động phải mang tính tập thể nhưng cũng đồng thời giúp HS phát huy năng lực cá nhân. Đây là cơ hội để GV nhận ra những điểm cần phát huy cũng như những điểm cần khắc phục để đưa ra biện pháp giáo dục phù hợp để HS ngày càng cố gắng, ngày càng tiến bộ.

HĐGD NGLL theo hướng PTNL và PC cho HS là HĐGD “mềm” vì tính đa dạng, phong phú của nội dung hoạt động. Phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục NGLL luôn thay đổi để vừa đảm bảo mục tiêu hoạt động đồng thời khai thác và phát huy tốt nhất các nguồn lực thực hiện. Căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương, cá nhân và bộ phận phụ trách, bộ phận quản lý HĐGD NGLL cân đối, lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động sao cho đảm bảo tính khả thi và đạt hiệu quả giáo dục cao.

Các phương pháp thực hiện HĐGD NGLL theo hướng PTNL và PC cho HS đem lại hiệu quả như: phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp trao đổ. Các hình thức HĐGD NGLL đa dạng như: hình thức trên lớp học, hình thức ngồi sân trường, hình thức đi thăm quan, hình thức hội thi, hình thức trải nghiệm...

3.2.4.3. Cách thức thực hiện

Bộ máy quản lý HĐGD NGLL theo hướng PTNL và PC cho HS (trong đó gồm có HT, HP) định hướng cho CB, GV. Hình thức và phương pháp tổ chức các HĐGD NGLL theo tuần, theo tháng, theo học kỳ và trong cả năm học. Tiếp đó là việc tổ chức tập huấn cho GV chủ nhiệm lớp kỹ năng tổ chức các HĐGD NGLL. Cùng với đó là tổ chức đi dự giờ, thăm lớp để chỉ đạo, rút kinh nghiệm các HĐGD NGLL.

Việc đổi mới nội dung và hình thức các chủ đề là yếu tố thu hút các lực lượng tham gia đặc biệt là các em học sinh. Nội dung bao gồm: Hoạt động chính trị - xã hội và nhân văn, hoạt động văn hóa nghệ thuật, hoạt động học tập; hoạt động lao động, khoa học, kỹ thuật, hướng nghiệp; hoạt động thể thao và hoạt động vui chơi giải trí. Các hoạt động này có thể tổ chức thành một hoạt động lớn quy mơ tồn trường như hội diễn văn nghệ, hội khỏe Phù Đổng, hội trại, câu lạc bộ, sân chơi trí tuệ … tuy nhiên cũng có thể lồng ghép trong một hoạt động chủ đạo nào đó.

- Giáo dục lý tưởng sống, lý tưởng cách mạng cho học sinh thông qua diễn đàn thanh niên, nói chuyện thời sự. Có thể mời các gương người tốt việc tốt, có thể mời các nhà lãnh đạo đến nói chuyện tập trung, có thể tổ chức cho học sinh thi viết theo chủ đề hoặc tổ chức để các em bày tỏ suy nghĩ của mình thế nào là người có lý tưởng sống tốt và làm thế nào để trở thành con người sống có lý tưởng…

- Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc qua các ca khúc cách mạng, qua các làn điệu dân ca, qua việc biểu diễn các trang phục truyền thống… Có thể thực hiện hội diễn văn nghệ với những chủ đề trên hoặc tổ chức diễn đàn thể hiện quan điểm, hành động thể hiện tình yêu quê hương đất nước của bản thân mình qua các hoạt động cụ thể.

- Giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường qua việc thực hiện thi đua giữ gìn vệ sinh mơi trường trong nhà trường, chăm sóc cây xanh, trình diễn thời trang với chủ đề này…

- Giáo dục tình yêu quê hương đất nước thông qua các cuộc thi tìm hiểu: “Nghĩa tình biên giới hải đảo” tìm hiểu về vị trí chiến lược của biển, đảo Việt Nam…

- Giáo dục học sinh biết giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc bằng cách tổ chức các hoạt động như: thi hát các làn điệu dân ca dân tộc; thi nấu ăn, thi đấu các môn thể thao dân tộc như kéo co, đẩy gậy...

- Giáo dục tính kỷ luật, tinh thần tương trợ, đồn kết, tính năng động sáng tạo qua các hoạt động tham quan, hội trại…

- Củng cố, mở rộng kiến thức qua các sân chơi trí tuệ, CLB phù hợp với nội dung nhận thức và nội dung kiến thức học tập trong các giờ học văn hóa của các em.

- Giáo dục truyền thống hiếu học, truyền thống “Tôn sư trọng đạo” thông qua việc giao lưu với các thế hệ học trị nhà trường, các thầy cơ giáo cũ, qua sáng tác thơ, nhạc, viết về những kỷ niệm khó qn của tuổi học trị.

- Giáo dục lối sống lành mạnh, kỹ năng mềm, kỹ năng xử lý tình huống qua các chủ đề thanh niên với tình bạn, tình yêu bằng các hình thức như tọa đàm với chủ đề “Thì thầm bạn gái”, “u tuổi học trị – nên và khơng nên”…

- Giáo dục tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, qua các hoạt động từ thiện như quyên góp quần áo, sách vở, đồ dùng học tập cho học sinh vùng lũ lụt, vùng khó khăn…

Có rất nhiều các hình thức tổ chức hoạt động GDNGLL để thực hiện, đa dạng hóa nội dung giáo dục. Các nhà quản lý, các lực lượng tổ chức cần đa dạng hóa hình thức, phong phú về nội dung để tăng tính hấp dẫn cho học sinh. Quản lý về nội dung và hình thức các hoạt động GDNGLL cần linh hoạt, cần lựa chọn phối hợp phù hợp giữa nội dung và hình thức, để có được điều này cần căn cứ vào đặc điểm, tính chất cơng việc, điều kiện, hoàn cảnh, con người và thời gian cụ thể của các lực lượng tham gia hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh ở trường THPT trực ninh b tỉnh nam định (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)