3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo đáp ứng mục tiêu giáo dục THPT
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khoá IX (nghị quyết số 29- NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã khẳng định: "Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát
triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Hồn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thơng giai đoạn sau năm 2015. Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thơng nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thơng có chất lượng. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020 ".
Do đó các biện pháp đưa ra phải đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục THPT, của đổi mới phương pháp giáo dục nhằm tạo ra sản phẩm con người có trình độ cao, biết cách tự học, có năng lực sáng tạo, năng lực thích ứng với sự thay đổi nghề nghiệp.
Về kiến thức: Nâng cao hiểu biết các giá trị truyền thống của dân tộc,
biết phát huy tinh hoa, giá trị tốt đẹp của nhân loại, củng cố mở rộng kiến thức đã học trên lớp, có lý tưởng sống, có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
Về kĩ năng: Củng cố vững chắc các kiến thức cơ bản, tiếp tục phát triển
các năng lực chủ yếu như: năng lực tự hoàn thiện, năng lực giao tiếp ứng xử, năng lực thích ứng, năng lực hoạt động nhóm…
Về thái độ: Bồi dưỡng nhân sinh quan, thế giới quan khoa học để từ đó
có thái độ đúng đắn trước những vấn đề cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về những hành vi của mình và biết đấu tranh tích cực với với những biểu hiện sai trái, biết cảm thụ và đánh giá cái đẹp của cuộc sống.