3.2. Một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo
3.2.7. Biện pháp 7: Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả chương trình
trình hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp
3.2.7.1. Mục tiêu của biện pháp
Thực tế cho thấy, không kiểm tra sẽ không đánh giá đúng thực trạng, cũng khơng có tác dụng đơn đốc, thúc đẩy và hỗ trợ các đối tượng tham gia
hoàn thành nhiệm vụ. Như vậy, kiểm tra đánh giá là một trong những chức năng quản lý quan trọng trong quá trình quản lý. Qua đó nhà quản lý nắm được toàn bộ cơng việc đang diễn ra trong tổ chức của mình, từ đó điều chỉnh kế hoạch hoạt động hoặc đôn đốc nhắc nhở, hoặc động viên khích lệ để các thành viên trong tổ chức tham gia hoạt động tích cực hiệu quả hơn.
Nhà quản lý cần thực hiện thường xuyên, đánh giá chính xác ưu, nhược điểm, khen thưởng động viên, phê bình và kỷ luật kịp thời tập thể, cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Tổ chức rút kinh nghiệm để những hoạt động diễn ra đạt kết quả cao hơn.
3.2.7.2. Nội dung và cách thực hiện
Qua kết quả khảo sát thực trạng cho thấy công tác kiểm tra đánh giá chưa đem lại hiệu quả cao. Vì vậy cần xây dựng tiêu chí cụ thể về kiểm tra, đánh giá kết quả, đảm bảo công bằng, khách quan dựa trên ý thức tham gia và hiệu quả của các hoạt động. Mỗi một hoạt động đều có những tiêu chí chung và những tiêu chí đặc thù.
Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm về nội dung và hình thức kiểm tra đánh giá. Khi xây dựng chương trình kiểm tra đánh giá cần có ý kiến chỉ đạo của Hiệu trưởng nhà trường. Ban chỉ đạo có trách nhiệm kiểm tra thường xuyên theo kế hoạch việc thực hiện đúng chương trình của các lực lượng tham gia. Khi kiểm tra phải có kết luận và biên bản kiểm tra để lưu giữ hồ sơ.
Kiểm tra về nhận thức, quan điểm giáo dục, nhiệm vụ, nội dung hoạt động GDNGLL, kiểm tra các bước từ khâu chuẩn bị tới khâu đánh giá kết quả trên kế hoạch và trong quá trình thực hiện của các lực lượng tham gia, đặc biệt là GVCN. Hình thức kiểm tra đa dạng có thể dự giờ theo kế hoạch hoặc đột xuất, kiểm tra giáo án, kiểm tra bằng phiếu điều tra…
Cần đề ra và thống nhất các tiêu chuẩn đánh giá phù hợp với thực tiễn HĐGDNGLL, dựa trên cơ sở tiêu chuẩn quy định của Bộ GD&ĐT. Phải lấy kết quả tham gia HĐGDNGLL để xem xét đánh giá năng lực của CB Đoàn, GVCN lớp sau mỗi năm học.
Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động của học sinh và tập thể lớp dựa trên tiêu chí: mức độ nhận thức các vấn đề mà nội dung hoạt động cần chuyển tải, ý thức trách nhiệm khi tham gia và hiệu quả hoạt động. Số lượng học sinh tham gia hoạt động, các sản phẩm của hoạt động, ý thức làm việc theo nhóm… GVCN có thể xem xét đánh giá xếp loại hạnh kiểm HS, xét điều kiện lên lớp, điều kiện dự thi THPT Quốc gia, khen thưởng đối với học sinh.