Đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh ở trường THPT trực ninh b tỉnh nam định (Trang 41 - 42)

Nam Định là tỉnh duyên hải ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ. Phía đơng nam là biển Đơng, phía đơng giáp tỉnh Thái Bình, phía tây giáp tỉnh Ninh Bình, phía bắc giáp tỉnh Hà Nam. Toạ độ địa lý: 19053'- 200 vĩ độ Bắc, 105055' - 106037' kinh độ Đông . Với diện tích 1652,29 km2 (bằng khoảng 0,5% diện tích tồn quốc), chia thành 10 đơn vị hành chính, bao gồm thành phố Nam Định và 9 huyện, tính từ bắc xuống nam là Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng với 230 xã, phường, thị trấn. Địa hình: tương đối bằng phẳng, chủ yếu là đồng bằng thấp trũng và đồng bằng ven biển. Khu vực phía tây bắc tỉnh tập trung một số ít đồi núi thấp như Bảo Đài, Ngơ Xá (cịn gọi là Thương Sơn, Mai Sơn – Ý n), Cơi Sơn (cịn gọi là núi Gơi), Non Cơi, Hổ Sơn, Kim Bảng nay là Kim Thái, Trang Nghiêm tức núi Ngăm (Vụ Bản)… Dưới chân núi thường có những dịng sơng nhỏ chảy quanh tạo nên cảnh trí hữu tình. Non Cơi – sơng Vị là những danh thắng đại diện cho Nam Định mà cả nước nhiều người biết đến. Nam Định có bờ biển dài 72 km từ cửa Ba Lạt đến cửa Đáy, một số nơi có bãi cát thoải mịn thích hợp với phát triển du lịch nghỉ mát tắm biển.

Kinh tế: Nam Định nằm trong vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm của đồng bằng Bắc Bộ. Đồng thời, có nền sản xuất cơng nghiệp phát triển tương đối sớm với nhiều ngành nghề truyền thống, là một trong những trung tâm dệt may hàng đầu của cả nước. Nam Định được thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Xây dựng nền kinh tế của tỉnh Nam Định có bước

phát triển nhanh, bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, trọng tâm là cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Tập trung đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, hệ thống đô thị tương đối phát triển, các lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng phát triển; mức sống người dân từng bước được cải thiện; môi trường được bảo vệ bền vững, bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phịng và trật tự an tồn xã hội; xây dựng thành phố Nam Định thành trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng. Đến năm 2020, Nam Định có trình độ phát triển ở mức trung bình khá và đến năm 2030 đạt mức phát triển khá của vùng đồng bằng sông Hồng.

Định hướng đến năm 2030: Tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp giảm xuống dưới 10%; tỷ trọng phi nông nghiệp tăng trên 90% trong cơ cấu kinh tế. Về xã hội: Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo 1 - 2%/năm; giảm tỷ lệ sinh bình quân 15 - 0,2%/năm; mỗi năm giải quyết được 30 - 40 nghìn lượt lao động; giảm tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị và ổn định ở mức 3% - 4%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh ở trường THPT trực ninh b tỉnh nam định (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)