Biện pháp 5: Quản lý việc phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh ở trường THPT trực ninh b tỉnh nam định (Trang 94 - 96)

3.2. Một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo

3.2.5. Biện pháp 5: Quản lý việc phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà

trường tham gia thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhà trường cần tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, các tổ chức quần chúng vào các hoạt động của học sinh. Các lực lượng này bao gồm: Mặt trận tổ quốc, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, hội phụ nữ, hội khuyến học, hội cựu chiến binh, các đơn vị kết nghĩa...

Việc phối hợp giữa các lực tham gia vào HĐGDNGLL là việc làm rất cần thiết. Mục tiêu của biện pháp này là phát huy tối đa nguồn lực hiện có của nhà trường và huy động tốt nhất các lực lượng ngoài xã hội nhằm đạt được sự thống nhất về mục tiêu, nội dung, hình thức và các điều kiện phục vụ tốt nhất cho việc tổ chức HĐGDNGLL. Việc phối hợp tốt các lực lượng tham gia vào HĐGDNGLL là tạo môi trường giáo dục tốt nhất cho HS. Đặc biệt các lực lượng ngoài nhà trường sẽ là lực lực lượng nòng cốt trong việc tổ chức các hoạt động tại địa phương trong thời gian các em nghỉ hè.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Sự nghiệp GD&ĐT là sự nghiệp của tồn dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói với các nhà trường: “Phải liên hệ mật thiết với gia đình học trị bởi vì

giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần sự giáo dục ngồi xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngồi xã hội thì kết quả cũng khơng cao”.

Tư tưởng trên nhấn mạnh: phải coi trọng sự phối hợp với nhà trường, gia đình, xã hội, từ đó tạo ra các sức mạnh tổng hợp. Vì vậy, phải làm tốt công tác phối hợp với các lực lượng ngoài xã hội để hỗ trợ tổ chức các hoạt động giáo dục.

* Đối với các lực lượng trong nhà trường:

Nhà trường cần biết tuyên truyền để các lực lượng giáo dục hiểu được vai trò của HĐGDNGLL ảnh hưởng đến phát triển NL, PC của học sinh. Nhà trường và các lực lượng GVCN, GVBM, CB Đoàn, HS cần thống nhất được nội dung chương trình, yêu cầu của các hoạt động, cơ chế phối hợp hành động để phát huy được tiềm năng sức mạnh, trí tuệ của tập thể.

* Đối với các lực lượng ngoài nhà trường:

- Phối hợp với lực lượng công an: đảm bảo an ninh trật tự xung quanh trường, đảm bảo tổ chức các hoạt động an toàn hiệu quả; tổ chức tuyên truyền, giáo dục luật giao thông đường bộ cho thầy trò nhà trường; tổ chức các hoạt động phòng chống ma túy...

- Phối hợp với trung tâm y tế: tổ chức giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, kiểm tra sức khỏe định kỳ cho học sinh.

- Phối hợp với hội Cựu chiến binh tổ chức giáo dục truyền thống cách mạng ở địa phương.

- Phối hợp với tổ chức Đoàn địa phương để tổ chức các phong trào Đoàn, tổ chức các hoạt động cơng ích, hoạt động xã hội.

- Phối hợp với đơn vị kết nghĩa tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống, giáo dục lí tưởng sống cho thế hệ trẻ.

- Phối hợp với các trường chuyên nghiệp, các cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp làm tốt công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh ở trường THPT trực ninh b tỉnh nam định (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)