Quản lý, quản lý hoạt độnggiáo dục đạo đức-ý thức pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức ý thức pháp luật cho học sinh tại trường THPT lê quý đôn, huyện trực ninh, tỉnh nam định (Trang 25 - 29)

1.2. Khái niệm cơ bản của đề tà i

1.2.2. Quản lý, quản lý hoạt độnggiáo dục đạo đức-ý thức pháp luật

* Quản lý:

Quản lý là một dạng lao động xã hội mang tính đặc thù, gắn liền và phát triển cùng với lịch sử phát triển của loài người. Từ khi có sự phân cơng lao động trong xã hội đã xuất hiện một dạng lao động đặc biệt, đó là tổ chức, điều khiển các hoạt động lao động theo những yêu cầu nhất định.

Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý theo những cách tiếp cận khác nhau như:

+ “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể

(quản lý người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể quản lý (đối tượng quản lý) về các mặt chỉnh thể, văn hóa, xã hội, kinh tế, bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các giải pháp cụ thể nhằm tạo ra

môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng”. [24, tr. 7].

+ “Quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thế quản lý

(người quản lý) đến khách thế quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được những mục đích của tổ chức ” [21, tr. 8].

+ “Quản lý là bảo đảm sự hoạt động của hệ thống trong điều kiện có sự biến

đổi liên tục của hệ thống và môi trường, là chuyển hệ thống tới trạng thái mới

thích ứng với hồn cảnh m ới” [13, tr. 8].

Theo Frederick, W.Taylor, tác giả của học thuật quản lý theo khoa học thì:

“Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hồn thành cơng việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”.

Theo thuyết quản lý hành chính của Henry Fayol thì: “Quản lý hành chính là dự báo và lập kế hoạch, tổ chức và điều khiển, phối hợp và kiểm tra”.

Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý như đã dẫn ở trên, nhưng chúng ta có thể nhận thấy điểm chung của quản lý mà các khái niệm đó đã đề cập là:

Quản lý bao giờ cũng có mục tiêu. Hoạt động quản lý được thực hiện với một tổ chức hay một nhóm xã hội. Đây là điểm hội tụ cho những hoạt động cùng nhau của nhiều người.

Quản lý là thực hiện những tác động hướng đích từ chủ thể đến đối tượng. Yếu tố con người, trong đó người quản lý và người bị quản lý, giữ vai trò trung tâm trong hoạt động quản lý.

Quản lý khơng chỉ thể hiện ý chí của chủ thế mà còn là sự nhận thức và thực hiện hoạt động theo quy luật khách quan. Lao động quản lý là điều kiện quan trọng để làm cho xã hội loài người tồn tại, vận hành và phát triển.

Từ những dấu hiệu đặc trưng nêu trên, có thể hiểu: Qụản lý là sự tác động hợp qụy lụật củạ chủ thể qụản lý đến khách thể qụản lý bằng tổ hợp những cách thức, những phương pháp nhằm khại thác và sử dụng tối đạ các tiềm nặng, các cơ hội củạ cá nhân cũng như củạ tổ chức, để đạt được những mục tiệụ đã đề rạ.

* Quản lý giáo dục:

Quản lý giáo dục được hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau. Một số tác giả cho rằng: Bản chất của quản lý giáo dục là quản lý sư phạm: quản lý mục tiêu, nội dung Giáo dục, phương pháp giáo dục - dạy học, quản lý con người, quản lý các công cụ giáo dục; Quản lý giáo dục nhằm phối hợp các ngành, các lực lượng xã hội, tiến hành công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực và hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực GD&ĐT. quản lý giáo dục tiến hành những nhiệm vụ này thông qua việc thực hiện bốn chức năng của quản lý: Kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.

Nếu tiếp cận quản lý giáo dục ở cấp độ vi mô (qụản lý một cơ sở giáọ dục)

thì: Qụản lý giáọ dục là những tác động tự giác, có ý thức, có mục đích, có hệ thống và hợp qụy lụật củạ chủ thể qụản lý một cơ sở giáọ dục đến tập thể giáọ

viên, công nhân viên, tập thế người học và các lượng tham gia giáo dục khác trong và ngồi cơ sở giáo dục đó, nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục và dạy học nhằm làm cho cơ sở giáo dục vận hành luôn ổn định và phát triển đế đạt tới mục tiêu đào tạo của cơ sở giáo dục đó [21].

Theo PGS.TS. Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có kế hoạch và có mục đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu, các bộ phận của hệ thống nhằm đảm bảo các cơ quan trong hệ thống giáo dục vận hành tối ưu, đảm bảo sự phát triển cả về mặt số lượng cũng như chất

lượng để đạt được mục tiêu giáo dục” [4, tr. 16].

Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “Quản lý giáo dục là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo

đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng H S ” [15, tr. 58].

Theo MI.Kôndacôp: “Quản lý giáo dục là tập hợp các biện pháp tổ chức, cán bộ kế hoạch hóa, tài chính nhằm đảm bảo vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, để tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt

chất lượng lẫn số lượng”. Viện khoa học giáo dục- Hà Nội.

Quản lý giáo dục là sự tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống giáo dục nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho người học trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội như quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý người học.

Như vậy, quản lý giáo dục là hoạt động tự giác của chủ thể quản lý nhằm huy động tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát có hiệu quả các nguồn lực giáo dục để phục vụ cho mục tiêu giáo dục.

* Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức:

Trong nhà trường, hoạt động quản lý bao gồm nhiều nội dung, trong đó quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho HS là một nội dung quan trọng. Từ các khái

niệm về quản lý và giáo dục đạo đức có thể đi đến khái niệm về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức như sau: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức là hệ thống những tác động có kế hoạch, có hưởng đích của chủ thể quản lý đến tất cả các khâu các bộ phận nhằm giúp nhà trường sử dụng tối ưu các tiềm năng, các cơ hội để thực hiện hiệu quả các mục tiêu quản lý giáo dục đạo đức cho HS.

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho HS là một lĩnh vực quản lý rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi người quản lý phải có năng lực quản lý vững vàng, toàn diện, khả năng vận dụng các biện pháp quản lý linh hoạt và phải luôn là tấm gương sáng về đạo đức nhà giáo trước CB, GV và HS. Đó là một quá trình, bao gồm nhiều cấp độ và nhiều phạm vi:

+ Về cấp độ: Có hai cấp độ cơ bản bao gồm: Quản lý công tác giáo dục đạo đức cấp hệ thống giáo dục quốc gia, đây chính là cơng tác giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, với tư cách một nhiệm vụ giáo dục cơ bản nhằm thực hiện mục đích giáo dục tồn diện nhân cách. Ở cấp độ này, quản lý công tác giáo dục đạo đức là công tác quản lý hệ thống xã hội, mà nòng cốt là hệ thống nhà trường, các bậc học, các cấp học thuộc các cấp quản lý vĩ mô. Quản lý công tác giáo dục đạo đức HS cấp cơ sở giáo dục - đào tạo (các nhà trường) là quản lý các hoạt động giáo dục đạo đức tác động trực tiếp đến sự hình thành các phẩm chất của nhân cách người học. Đây là phạm vi mà luận văn tập trung nghiên cứu.

+ Về phạm vi: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức HS được xác định chính là một nội dung quan trọng đặc biệt trong công tác quản lý nhà trường của CBQL. Điều đó đồng nghĩa đề tài chỉ giới hạn phạm vi bàn về hoạt động giáo dục đạo đức và một số nội dung cơ bản của quản lý hoạt động này

* Quản lý hoạt động giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh

Quản lý giáo dục ý thức pháp luật là tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục ý thức pháp luật đạt kết quả mong muốn một cách hiệu quả nhất. Đó chính là hình thành, tạo dựng lịng tin vào

pháp luật, trang bị, bồi dưỡng và nâng cao tri thức pháp luật; xây dựng thói quen vững chắc xử sự theo những yêu cầu của pháp luật.

Hoạt động quản lý giáo dục ý thức pháp luật bao gồm các bước:

Lập kế hoạch quản lý giáo dục ý thức pháp luật với mục tiêu, biện pháp rõ ràng, những bước đi cụ thể trong quá trình thực hiện và các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục pháp luật.

Tổ chức thực hiện giáo dục ý thức pháp luật, sắp xếp con người, công việc một cách khoa học, hợp lý có tính khả thi cao, phối hợp với các lực lượng giáo dục trong xã hội để tạo ra các tác động thích hợp nhằm đạt hiệu quả.

Người quản lý phải chỉ đạo các hoạt động đến các thành viên, các lực lượng trong và ngoài nhà trường đồng thời quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng thành viên, xác lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận, các thành viên trong việc giáo dục ý thức pháp luật.

Kiểm tra công việc diễn ra ở mọi giai đoạn trong quá trình quản lý nhằm vào việc đánh giá tiến độ, nhịp độ của quá trình quản lý so với kế hoạch, xác định mức độ đạt được so với mục tiêu đề ra. Ngồi ra, kiểm tra cịn nhằm phát hiện sai sót, khuyết điểm cần khắc phục, những vấn đề mới nảy sinh tìm biện pháp giải quyết; rút ra những bài học kinh nghiệm cho quá trình quản lý sau đạt hiệu quả hơn.

1.3. Hoạt động giáo dục đạo đức- ý thức pháp luật cho học sinh ở trường TH PT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức ý thức pháp luật cho học sinh tại trường THPT lê quý đôn, huyện trực ninh, tỉnh nam định (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)