* Các tác động từ gia đình:
Gia đình là trường học đầu tiên của mỗi con người, ở đó cá nhân được học bởi người Thầy là những người thân trong gia đình. Trong gia đình, ơng bà, cha mẹ, anh chị là tấm gương sáng để các em học tập, làm theo: “Khơng có gì tác động lên tâm hồn non trẻ bằng quyền lực của sự làm gương. Cồn giữa muôn vàn tấm gương, khơng có tấm gương nào gây ấn tượng sâu sắc, bền chặt bằng tấm gương của bố mẹ
và thầy cơ giáo ” (Ni-vi-cốp). Vì vậy, gia đình là tế bào của xã hội, là mảnh đất đầu
liêng nhất trong cuộc đời của mỗi con người, là môi trường giáo dục đầu tiên của mỗi con người.
Những tác động cụ thể về vai trị giáo dục của gia đình như sau:
+ Giáo dục của gia đình diễn ra thường xuyên, liên tục. Sự tác động đó khơng thể xác định trước về thời gian... Từ cách ăn ở gọn gàng, ngăn nắp đến cách cư xử, sự tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên, ý thức tôn trọng pháp luật và các chuẩn mực của đời sống cộng đồng. Tất cả những gì xảy ra trong đời sống, nếp sống của gia đình đều có ý nghĩa giáo dục, ảnh hưởng hưởng đến chiều hướng phát triển của trẻ.
+ Giáo dục của gia đình chủ yếu diễn ra theo cơ chế bắt chước, là sự phản chiếu lại tấm gương của người lớn, cho nên chỉ có thể diễn biến theo hướng tích cực khi những lời dạy bảo của người lớn thống nhất với cách ứng xử và hành động của họ.
+ Nếu giáo dục của gia đình chủ yếu dựa trên cơ sở tình cảm, sự hiểu biết, tơn trọng và quan tâm đến nhau của mọi thành viên trong gia đình thì HS sẽ có giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật theo hướng tích cực. Ngược lại, Cha mẹ lạnh lùng, ngược đãi, thờ ơ, vô cảm của cha mẹ sẽ dẫn đến rối nhiễu cảm xúc, thái độ, hành vi lệch lạc thậm chí vi phạm pháp luật.
Như vậy, gia đình là một lực lượng giáo dục không thể thiếu được trong quá trình giáo dục học sinh nói chung, giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật nói riêng. Giáo dục gia đình có vai trị hết sức quan trọng và ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con trẻ. Chính vì vậy, gia đình phải là một mơi trường chuẩn mực “ấm no, hạnh phúc, bình đẳng, hịa thuận”, các bậc cha mẹ phải thường xuyên liên hệ chặt chẽ với nhà trường để kịp thời giáo dục con cái.
* Điềụ kiện cơ sở vật chất, tài chính nhà trường:
Nhà trường là một thiết chế xã hội đặc biệt, thực hiện chức năng cơ bản phát triển nhân cách con người mà thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau đảm bảo có sự phù hợp với xu thế của thời đại nhằm duy trì, phát triển xã hội.
Mục tiêu giáo dục trong nhà trường được thực hiện bởi đội ngũ các nhà giáo dục được đào tạo, bồi dưỡng tại các trường sư phạm về nội dung, chương trình, phương pháp, cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ và thiết bị hiện đ ạ i , . nhằm phát triển toàn diện nhân cách hướng tới sự thành đạt của người công dân.
Nhà trường là nhân tố quan trọng giữ vai trò trung tâm trong việc giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho học sinh trong sự kết hợp với gia đình và xã hội để tạo nên một môi trường giáo dục thường xuyên, liên tục cho các em. Nhà trường được thành lập để thực hiện công việc đặc trách: thực hiện đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng trong từng giai đoạn phát triển của đất nước; là một tổ chức duy nhất tổ chức lao động trí tuệ và sáng tạo tồn bộ tri thức, kinh nghiệm lịch sử của nhân loại cho thế hệ trẻ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi.
Để thống nhất trong việc giáo dục một mặt cho thế hệ trẻ nói chung, giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật nói riêng thì nhà trường phải thực hiện tốt chức năng giảng dạy và giáo dục của mình, phát huy sức mạnh của tập thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, các tổ chức Cơng đồn, Đồn TNCS HCM trong nhà trường cùng các lực lượng giáo dục khác như gia đình, các cơ quan, đồn thể, các tổ chức chính trị và mọi người cùng tham gia vào quá trình giáo dục.
* Các tác động từ xã hội:
Nói đến yếu tố giáo dục xã hội có thể hiểu theo hai nghĩa: Giáo dục xã hội hiểu theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm các hoạt động do các đoàn thể nhân dân tham gia gánh vác như: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các tập thể, cá nhân có tâm huyết cộng tác, đảm nhiệm việc giáo dục thế hệ trẻ. Hiểu theo nghĩa rộng, giáo dục xã hội là nền giáo dục được tiến hành trong các cơ quan, tổ chức đoàn thể do Nhà nước và xã hội thiết lập, cung cấp các phương tiện và đảm nhiệm các chi phí, đồng thời được các lực lượng và các thành viên trong xã hội tham gia tổ chức và tiến hành quá trình đào tạo thế hệ trẻ trong cũng như ngoài nhà trường.
Các nhân tố tiến bộ trong xã hội chiếm ưu thế thì đó là điều kiện cơ bản đảm bảo sự phát triển nhân cách theo hướng tích cực thì con người ln gắn liền với xã hội, hịa vào đời sống xã hội “Nếu mơi trường gia đình là nơi nảy sinh và ươm mầm thì mơi trường xã hội lại chính là mảnh đất quyết định sự phát triển của nhân
cách ” [29, tr. 45]
Môi trường xã hội là cộng đồng cư trú của các em học sinh ảnh hưởng rất lớn đến việc giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho học sinh THPT nói riêng. Một mơi trường xã hội trong sạch, lành mạnh, một cộng đồng xã hội tốt đẹp, văn minh là điều kiện thuận lợi nhất để giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho học sinh. Do đó, các tổ chức, các cơ quan đoàn thể xã hội và các thành viên trong tổ chức phải thực hiện tốt chức năng chuyên biệt của mình để giáo dục thế hệ trẻ thành những người công dân tốt, phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu, địi hỏi của xã hội.
Vì vậy giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho học sinh không chỉ là nhiệm vụ của gia đình và nhà trường mà cần phải phát huy vai trò của xã hội. Luật giáo dục 2005 xác định “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” [28, Điều 3].