* Năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên:
Giáo viên giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động dạy học nhằm truyền thụ kiến thức, giáo dục học sinh bằng chính tấm gương của mình như gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định pháp luật. Bên cạnh đó, giáo viên cịn có vai trị quan trọng trong việc giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật, rèn luyện tu dưỡng đạo đức, về thế giới quan, nhân sinh quan, ước mơ lý tưởng...cho học sinh,
Đội ngũ GV là lực lượng có tác động lớn đến đạo đức - ý thức pháp luật HS. Đối với công tác giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật, chất lượng đôi ngũ thể hiện ở phẩm chất đạo đức, năng lực công tác và hiệu quả công tác của mỗi cán bộ GV. Để
hoàn thành nhiệm vụ giáo dục HS, mỗi cán bộ GV phải là những tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức, về lối sống, về kiến thức và năng lực công tác, đồng thời phải tận tâm, tâm huyết với nghề nghiệp, nắm vững mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, có uy tín với HS, được HS mến phục. Chính vì lẽ đó mà nhà quản lý phải thường xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng đội ngũ và coi đó là một trong những biện pháp hiệu quả trong quản lý công tác giáo dục nói chung và cơng tác giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật nói riêng.
* Sự tích cực, hưởng ứng và yếu tố tự giáo dục của học sinh:
Để biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục cần phải chú trọng phát triển đặc điểm tự ý thức, tự giáo dục của lứa tuổi HS THPT. Mặc dù đặc điểm tự ý thức được phát triển mạnh mẽ ở HS THPT, tạo cho HS khả năng độc lập sáng tạo nhiều hơn nhưng HS dễ mắc sai lầm trong nhận thức và hành vi, dễ có những suy nghĩ, hành động bồng bột, nông nổi nhất thời. Vì vậy cần phải thực hiện các biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật thật chặt chẽ và khoa học. Các nhà quản lý và các nhà giáo dục phải xây dựng được chương trình giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật phù hợp với trình độ nhận thức, tâm lý lứa tuổi, có sự chỉ đạo thống nhất đồng bộ, vận dụng linh hoạt các phương pháp giáo dục, phát huy khả năng tự ý thức, tự giáo dục của HS một cách đúng đắn nhằm đạt mục tiêu giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật trong nhà trường.
HS THPT lứa tuổi “bùng nổ” có nhiều thay đổi về tâm, sinh lý muốn được mọi người nhìn nhận mình như người trưởng thành, bắt đầu tự ý thức và có nhu cầu tự giáo dục. Vì vậy đây là yếu tố chi phối việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho HS THPT. Trong quá trình hình thành nhân cách HS phải tự tu dưỡng giáo dục bản thân. Sự hình thành phát triển đạo đức của mỗi con người là một quá trình phức tạp lâu dài phải trải qua bao khó khăn, thử thách trong cuộc sống mới dẫn đến thành cơng. Vì vậy người HS từ chỗ là đối tượng của giáo dục dần thành chủ thể giáo dục tu dưỡng, rèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách đạo đức của mình.
Tiểu kết chương 1
Cùng với xu thế hội nhập quốc tế hóa, tồn cầu hóa trong điều kiện đất nước ta đang chuyển sang thời kỳ CNH-HĐH đất nước. Đây là thời kỳ đòi hỏi cùng với sự phát triển kinh tế, chúng ta phải hết sức coi trọng yếu tố con người, đặt nhân tố con người làm trung tâm. Chăm lo cho thế hệ trẻ để các em phát triển toàn diện cả về tài năng, sức khỏe, phẩm chất đạo đức, có sự hiểu biết, sống và làm theo pháp luật là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay.
Trong nhà trường THPT, hoạt động quản lý bao gồm nhiều nội dung, trong đó quản lý giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho HS là một nội dung quan trọng. Quản lý giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng và CBQL) tới đối tượng quản lý (HS) nhằm hình thành và phát triển ý thức, tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen đạo đức - ý thức pháp luật cho HS, giúp cho HS biết ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội, cá nhân với lao động, cá nhân với tự nhiên, với mọi người xung quanh và với chính mình, góp phần quan trọng trong quá trình hình thành, phát triển nhân cách của HS. Quản lý giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho HS là quá trình chủ thể quản lý xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch, vạch ra phương hướng, tìm biện pháp, huy động các nguồn lực, triển khai thực hiện, đôn đốc, giám sát, điều chỉnh và đưa ra những quyết định sáng suốt, kịp thời nhằm thực hiện được các mục tiêu, đáp ứng được các nhu cầu của xã hội về chất lượng đạo đức HS.
Cơ sở lý luận được xác định là định hướng cho việc khảo sát thực tiễn giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật và việc đề xuất các biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật HS tại trường THPT Lê Quý Đôn, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
CHƯƠNG 2: THỰC t r ạ n g q u ả n l ý h o ạ t đ ộ n g
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC - Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN - NAM ĐỊNH
2.1. K hái quát về địa bàn nghiên cứu
Nam Định có 1 Thành phố và 9 Huyện với diện tích: 1.669 km2, là một tỉnh nằm ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ, tiếp giáp với tỉnh Thái Bình ở phía bắc, tỉnh Ninh Bình ở phía nam, tỉnh Hà Nam ở phía tây bắc, giáp biển (vịnh Bắc Bộ) ở phía đơng. Dân số Nam Định năm 2016 gần 2 triệu người
Địa hình có thể chia thành 3 vùng:
Vùng đồng bằng thấp trũng như huyện Trực Ninh, Nam Trực, Xuân Trường, Mỹ Lộc có nhiều khả năng thâm canh phát triển nông nghiệp, công nghiệp dệt, công nghiệp chế biến, cơng nghiệp cơ khí và các ngành nghề truyền thống. Vùng trung tâm công nghiệp - dịch vụ thành phố Nam Định: có các ngành cơng nghiệp dệt may, cơng nghiệp cơ khí, cơng nghiệp chế biến, các ngành nghề truyền thống, các phố nghề... Vùng đồng bằng ven biển như huyện Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Giao Thủy có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế về thủy hải sản, làm muối, du lịch...
Nhân dân Nam Định từ lâu đời phần lớn vẫn là dân nông nghiệp, giàu truyền thống yêu nước, đồn kết, mưu trí, dũng cảm trong đấu tranh chống ngoại xâm; lao động cần cù, sáng tạo, kiên trì và lạc quan. Qua nhiều thế hệ, người dân nơi đây đó sớm tạo ra nhiều giá trị văn hoá vật chất và tinh thần để xây dựng quê hương. Là cư dân nông nghiệp nhưng người dân Nam Định sớm có sự năng động, nhạy bén với cái mới, hơn nữa lại là địa bàn dân cư có trình độ dân trí cao nên đây chính là một nguồn lực to lớn, vững chắc cho sự phát triển của Nam Định.
Được công nhận là đô thị loại II năm 2014 và nằm ở trung tâm phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng nên trong những năm gần đây Nam Định có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh và ổn định. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Năm 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 6,71%, giá trị sản xuất nông nghiệp giảm 0,45%, giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng 9,4%, thương mại, dịch vụ tăng 24,1%; cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp - Công nghiệp, xây dựng - Dịch vụ, thương mại là: 5,4% - 68,6% ; giá trị thu được trên 1 ha canh tác đạt 91,5 triệu đồng; giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 60 triệu đồng, thu ngân sách đạt 3000 tỷ đồng. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có lễ Khai Ân Đền Trần, chùa Cổ Lễ, tỷ lệ làng văn hóa đạt 975,4%, có truyền thống hiếu học của cả nước, 23 năm dẫn đầu toàn quốc về giáo dục và đào tạo, tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia đạt 65%, tỷ lệ hộ nghèo 3,5%; tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 1,05%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 14,5%.