Mục tiêu của nền giáo dục Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế theo định hướng XHCN là phải chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo. Điều này được thể hiện qua quyết tâm của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT trong đó nhấn mạnh: Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, tinh thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
Nghị quyết cũng nêu lên 9 nhiệm vụ, giải pháp, cụ thể như sau:
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với đổi mói giáo dục, đào tạo.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học.
Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan.
Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập.
Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng.
Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo.
Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của tồn xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý.
Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo.
Như vậy, Đổi mới giáo dục là xu hướng tất yếu trong thời đại tồn cầu hóa và xã hội tri thức ngày nay, là nhiệm vụ chiến lược quan trọng hàng đầu của giáo dục Việt Nam, trong đó đổi mới dạy học và quản lý dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của người học là rất quan trọng và cần thiết.
3.1.2. Những yêu cầu đặt ra cho Giáo dục và Đào tạo Nam Định
Chương trình hành động của Chính phủ, Kế hoạch hành động của ngành GD&ĐT thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, cả nước nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng đang đứng trước những thuận lợi, thời cơ và khó khăn thách thức đan xen, đòi hỏi đội ngũ CBQL- GV-NV và HS phải quyết tâm nỗ lực, phấn đấu hơn nữa để thực hiện có hiệu quả mục tiêu đề ra. Do đó, Những yêu cầu đặt ra cho giáo dục Nam Định:
Cần phải nâng cao hiêu lực, hiệu qua công tac quản ly, chi đao của Ban giám hiệu, chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, tổ chức nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục, chỉ đạo điều hành và triển khai nhiệm vụ giáo dục, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ, đánh giá công tác thi đua, khen thưởng bảo đảm công khai, minh bạch với các tiêu chí rõ ràng, cụ thể theo hướng gắn với hiệu quả công việc, bám sát nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị, của ngành.
Tổ chức hoạt động giáo dục: Phải đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố cơ bản của GD&ĐT, giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho HS gắn với việc đưa nội dung các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành, nâng cao chất lượng GD toàn diện, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo phù hợp với tình hình cụ thể của nhà trường và địa phương.
Đổi mới mạnh mẽ phương pháp, hình thức dạy học đồng bộ với đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện theo hướng phát triển năng lực học sinh, tiếp cận với chương trình giáo dục phổ thông mới. Chú trọng dạy phương pháp học và hướng dẫn học sinh tự học; kết hợp lí thuyết và thực hành; coi trọng dạy học phân hoá, gây hứng thú cho học sinh; tạo cơ hội và hướng dẫn cho học sinh giỏi tự học, tự nghiên cứu, tìm tịi; học sinh yếu có động lực vươn lên.
Cần phải tăng cường tự kiểm tra, đánh giá trong học sinh; tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức bài kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực toàn diện; tăng cường kiểm tra khảo sát, đánh giá kết quả khảo sát để có điều chỉnh kịp thời trong nội dung, chương trình và phương pháp dạy và học.
Tích cực triên khai co hiêu quả Đe an ngoai ngũ: 2020 va Đe an Thí điêm tăng cương giang day tiê ng Anh
Tiếp tục làm tốt cơng tác quản lí tài chính, CSVC, trang thiêt bi, tăng cường công tác bảo quản, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm thiết bị, phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học, làm tốt cơng tác xã hội hóa GD, huy động các nguồn lực xã hội để đẩy mạnh công tác giáo dục của nhà trường.
Tiếp nối truyền thống của các thế hệ nhà giáo đi trước, toàn thể đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và người lao động ngành GD&ĐT tỉnh Nam Định cần phải ra sức thi đua lập thành tích vì sự nghiệp trồng cây, trồng người, đổi mới, sáng tạo khi thực hiện nhiệm vụ được giao,. góp phần tơ thắm thêm truyền thống vẻ vang của nhà trường, của cơ quan đơn vị trong ngành GD&ĐT tỉnh, của các thế hệ thầy giáo, cô giáo đưa nhà trường, cơ quan, đơn vị ngày càng phát triển bền vững.
3.1.3. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.3.1. Đảm bảo phù hợp với đặc điểm nhà trường và thực tiễn địa phương
Trong quá trình quản lý giáo dục chung, mỗi nhà trường đều có các điều kiện khác nhau về CSVC, về đội ngũ, về đặc điểm văn hóa kinh tế, xã hội địa phương, về các khả năng quản lý, tổ chức, điều hành. Đề đề xuất các biện pháp
quản lý có hiệu quả cần phải xem xét thực tiễn cụ thể như điều kiện về cơ sở vật chất, về con người, cách thức quản lý và các hình thức phối hợp.
Triết học Mác- Lênin đã khái quát quy luật của quá trình nhận thức: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng trở về thực tiễn. Nhận thức dựa trên thực tiễn mới có thể đưa ra sự khái quát các quy luật, thực tiễn là cơ sở ban đầu, là xuất phát điểm của quá trình nhận thức, là nơi kiểm nghiệm tính đúng đắn của q trình nhận thức.
Các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho học sinh ở trường THPT Lê Quý Đôn cần phải nghiên cứu, đánh giá đầy đủ ưu, nhược điểm thực tế của quản lý giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho học sinh THPT một cách tồn diện, chính xác, chúng ta mới có thể đưa ra một biện pháp phù hợp với công tác này. Vận dụng được các biện pháp vào thực tế nhà trường sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho học sinh, giúp nhà trường đạt được mục tiêu giáo dục, đáp ứng những yêu cầu của xã hội về giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho học sinh.
Những tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân trong huyện Trực Ninh đặc biệt tầng lớp thanh thiếu niên, trong đó có học sinh THPT. Các tệ nạn như ma túy, văn hóa phẩm đồi trụy, bạo lực học đường, cá độ, lơ đề, các trị chơi điện tử... thì vấn đề giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho học sinh THPT đặt ra nhiều bức thiết cho chúng ta địi hỏi phải có những nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục phong phú, đa dạng phù hợp.
3.I.3.2. Đảm bảo thực hiện đồng bộ các biện pháp
Hệ thống giáo dục của nhà trường được hình thành từ các bộ phận chức năng: BGH, các tổ chuyên môn, hành chính, Cơng đồn, Chi Đồn TNCS HCM, Ban đại diện CMHS... Quản lý nhà trường là tác động tự giác, có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, hệ thống và hợp với quy luật nhằm đưa các hoạt động giáo dục và dạy học của nhà trường đạt được mục tiêu đào tạo đã đặt ra. Do vậy khi nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý phải có tính đồng bộ trong mọi hoạt động.
3.1.3.3. Đảm bảo tính hệ khả thi, hiệu quả: + Đảm bảo tính khả thi
Mỗi biện pháp giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho học sinh cần chú trọng đến khả năng thực hiện được trong thực tiễn giáo dục của các nhà trường.
Xây dựng biện pháp, tôi căn cứ vào khả năng về nhân lực, vật lực, tài lực có thể của nhà trường.
Căn cứ vào khả năng của nhà trường trong việc huy động thực tế và tiềm năng có thể của các lực lượng giáo dục trong đó việc kết hợp gia đình - nhà trường - xã hội là cơ bản trong việc giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật học sinh.
Bên cạnh đó, chú ý đến năng lực, đặc điểm của học sinh THPT về tính cách, tâm sinh lý là một vấn đề rất cần thiết.
Từ những lưu ý trên, sẽ đưa ra các biện pháp thích hợp có khả năng thực hiện tốt triển khai đại trà trong nhà trường.
+ Đảm bảo tính hiệu quả
Qua nghiên cứu thực trạng giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho học sinh, tôi thấy: giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho học sinh hiện nay chất lượng còn nhiều hạn chế. Từ thực tế đó, nghiên cứu các biện pháp giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho học sinh THPT sao cho chất lượng giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật đạt hiệu quả là một điều trăn trở của các nhà QLGD. Đề tài đề cập đến một số biện pháp giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật với mong muốn sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho học sinh trường THPT Lê Quý Đôn.
3.1.3.4. Đảm bảo tính thừa và phát triển trong xây dựng môi trường sư phạm thân thiện trong nhà trường
Kế thừa và phát triển là quy luật chung của tự nhiên, xã hội và tư duy con người, cần phải nghiên cứu xem nó diễn ra thế nào, cái nào là tốt và cần phải gìn giữ phát huy, cái nào khơng cịn phù hợp cần chỉnh sửa hoặc thay thế. Tựu chung lại, các biện pháp cần được xây dựng làm sao để khi áp dụng vào thực tế đảm bảo
"ít bị xáo trộn nhất". Công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - ý thức pháp
luật ở trường THPT Lê Quý Đôn là sự bảo tồn những nghiên cứu, quy định đã được Nhà nước quy định nhằm có những biện pháp quản lý nói chung nhằm phát huy yêu cầu vốn có các quy định hiện hành, nhưng đồng thời sẽ đặt các yêu cầu có sự chính xác hơn, cụ thể hơn và bám sát hơn với thực tế hiện tại và tương lai của sự phát triển ở trường THPT Lê Quý Đôn.
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho học sinh trường THPT Lê Quý Đôn luật cho học sinh trường THPT Lê Quý Đôn
3.2.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho học sinh p h ù hợp với đặc điểm trường TH PT Lê Quý Đôn cho học sinh p h ù hợp với đặc điểm trường TH PT Lê Quý Đôn
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp:
Mục tiêu của kế hoạch hóa việc quản lý cơng tác giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật HS là thực hiện tốt chức năng kế hoạch trong quá trình thực hiện các tác động quản lý làm cho nội dung và cách thực hiện có tính khả thi và hiệu quả nhằm thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra trong công tác quản lý giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật HS.
3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện:
Muốn có kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho HS một cách khả thi, Hiệu trưởng phải nghiên cứu, điều tra thực trạng công tác này như các yếu tố chi phối đến đạo đức, pháp luật và giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật HS. Cụ thể Hiệu trưởng phải phân tích đặc điểm địa phương, đặc điểm nhà trường, mặt mạnh, mặt yếu của đội ngũ CBQL, GV, chất lượng dạy và học, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi HS THPT.
Nghiên cứu nắm vững các chủ trương, các văn bản chỉ đạo của cấp trên về công tác quản lý HS, công tác giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật HS.
Trên cơ sở đó, Hiệu trưởng trực tiếp xây dựng đề cương kế hoạch giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật HS của nhà trường. Trong đó cần nêu rõ các mục tiêu giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật HS và cụ thể hóa thành các chỉ tiêu định lượng,
các biện pháp cụ thê, như các dự kiến tổ chức nhân sự và việc phân phối các nguồn lực khác, các cách thức triên khai.
Muốn đạt được hiệu quả thiết thực, nhà trường phải có kế hoạch lâu dài, kế hoạch cho từng năm, học kỳ, tháng với những nội dung cụ thê cho từng chủ điêm. Có nhiều loại kế hoạch giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho HS:
+ Kế hoạch công tác giáo dục đạo đức, pháp luật cho HS trung hạn, triên khai liên tục trong nhiều năm, tích hợp trong kế hoạch phát triên nhà trường từ 5 đến 10 năm.
+ Kế hoạch công tác giáo dục đạo đức, pháp luật HS hàng năm, có thê là một kế hoạch chuyên đề về công tác giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho HS hoặc được tích hợp và có một vị trí quan trọng trong kế hoạch công tác hàng năm của Hiệu trưởng nhà trường.
+ Một số kế hoạch giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho HS theo chủ đề, cụ thê hóa việc triên khai thực hiện một số mục tiêu quan trọng trong kế hoạch hàng năm về giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho HS.
Các kế hoạch phải được thê hiện bằng các chương trình cơng tác tương ứng: Từ việc xác định mục tiêu và kế hoạch đạo đức - ý thức pháp luật trong nhà trường, Hiệu trưởng thông qua Ban chỉ đạo đạo đức - ý thức pháp luật cho HS, xây dựng các chương trình giáo giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật trong nhà trường cụ thê như:
+ Chương trình giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật thông qua hoạt động giảng dạy;
+ Chương trình giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật thông qua hoạt động chủ nhiệm, giáo viên bộ mơn;
+ Chương trình giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Đê quản lý giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật HS có tính khả thi cao, khi lên kế hoạch Hiệu trưởng cần phải nắm vững thực trạng công tác này, như các yếu
tố chi phối đến đạo đức, pháp luật và giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật HS của mình. Nắm được các yếu tố khách quan, chủ quan tác động đến việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường.
Các kế hoạch, chương trình giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật HS cần cụ thể, phù hợp với chức năng từng bộ phận, từng thành viên trong tổ chức, phù hợp với thực tiễn của đơn vị. Được lồng ghép và thống nhất với kế hoạch chung nhưng cần làm rõ và có sự ưu tiên đầu tư công sức và sự phân phối các nguồn lực.
Đảm bảo tính khoa học, dân chủ và phát huy vai trò các chủ thể, việc xây dựng công tác kế hoạch nhất thiết cần đưa ra lấy ý kiến của Hiệu phó phụ trách công tác giáo dục, Hội đồng tư vấn, sau đó hồn chỉnh và thơng qua kế hoạch.