3.1.3.1. Đảm bảo phù hợp với đặc điểm nhà trường và thực tiễn địa phương
Trong quá trình quản lý giáo dục chung, mỗi nhà trường đều có các điều kiện khác nhau về CSVC, về đội ngũ, về đặc điểm văn hóa kinh tế, xã hội địa phương, về các khả năng quản lý, tổ chức, điều hành. Đề đề xuất các biện pháp
quản lý có hiệu quả cần phải xem xét thực tiễn cụ thể như điều kiện về cơ sở vật chất, về con người, cách thức quản lý và các hình thức phối hợp.
Triết học Mác- Lênin đã khái quát quy luật của quá trình nhận thức: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng trở về thực tiễn. Nhận thức dựa trên thực tiễn mới có thể đưa ra sự khái quát các quy luật, thực tiễn là cơ sở ban đầu, là xuất phát điểm của quá trình nhận thức, là nơi kiểm nghiệm tính đúng đắn của q trình nhận thức.
Các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho học sinh ở trường THPT Lê Quý Đôn cần phải nghiên cứu, đánh giá đầy đủ ưu, nhược điểm thực tế của quản lý giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho học sinh THPT một cách tồn diện, chính xác, chúng ta mới có thể đưa ra một biện pháp phù hợp với công tác này. Vận dụng được các biện pháp vào thực tế nhà trường sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho học sinh, giúp nhà trường đạt được mục tiêu giáo dục, đáp ứng những yêu cầu của xã hội về giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho học sinh.
Những tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân trong huyện Trực Ninh đặc biệt tầng lớp thanh thiếu niên, trong đó có học sinh THPT. Các tệ nạn như ma túy, văn hóa phẩm đồi trụy, bạo lực học đường, cá độ, lơ đề, các trị chơi điện tử... thì vấn đề giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho học sinh THPT đặt ra nhiều bức thiết cho chúng ta địi hỏi phải có những nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục phong phú, đa dạng phù hợp.
3.I.3.2. Đảm bảo thực hiện đồng bộ các biện pháp
Hệ thống giáo dục của nhà trường được hình thành từ các bộ phận chức năng: BGH, các tổ chuyên môn, hành chính, Cơng đồn, Chi Đồn TNCS HCM, Ban đại diện CMHS... Quản lý nhà trường là tác động tự giác, có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, hệ thống và hợp với quy luật nhằm đưa các hoạt động giáo dục và dạy học của nhà trường đạt được mục tiêu đào tạo đã đặt ra. Do vậy khi nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý phải có tính đồng bộ trong mọi hoạt động.
3.1.3.3. Đảm bảo tính hệ khả thi, hiệu quả: + Đảm bảo tính khả thi
Mỗi biện pháp giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho học sinh cần chú trọng đến khả năng thực hiện được trong thực tiễn giáo dục của các nhà trường.
Xây dựng biện pháp, tôi căn cứ vào khả năng về nhân lực, vật lực, tài lực có thể của nhà trường.
Căn cứ vào khả năng của nhà trường trong việc huy động thực tế và tiềm năng có thể của các lực lượng giáo dục trong đó việc kết hợp gia đình - nhà trường - xã hội là cơ bản trong việc giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật học sinh.
Bên cạnh đó, chú ý đến năng lực, đặc điểm của học sinh THPT về tính cách, tâm sinh lý là một vấn đề rất cần thiết.
Từ những lưu ý trên, sẽ đưa ra các biện pháp thích hợp có khả năng thực hiện tốt triển khai đại trà trong nhà trường.
+ Đảm bảo tính hiệu quả
Qua nghiên cứu thực trạng giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho học sinh, tôi thấy: giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho học sinh hiện nay chất lượng còn nhiều hạn chế. Từ thực tế đó, nghiên cứu các biện pháp giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho học sinh THPT sao cho chất lượng giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật đạt hiệu quả là một điều trăn trở của các nhà QLGD. Đề tài đề cập đến một số biện pháp giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật với mong muốn sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho học sinh trường THPT Lê Q Đơn.
3.1.3.4. Đảm bảo tính thừa và phát triển trong xây dựng môi trường sư phạm thân thiện trong nhà trường
Kế thừa và phát triển là quy luật chung của tự nhiên, xã hội và tư duy con người, cần phải nghiên cứu xem nó diễn ra thế nào, cái nào là tốt và cần phải gìn giữ phát huy, cái nào khơng cịn phù hợp cần chỉnh sửa hoặc thay thế. Tựu chung lại, các biện pháp cần được xây dựng làm sao để khi áp dụng vào thực tế đảm bảo
"ít bị xáo trộn nhất". Cơng tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - ý thức pháp
luật ở trường THPT Lê Quý Đôn là sự bảo tồn những nghiên cứu, quy định đã được Nhà nước quy định nhằm có những biện pháp quản lý nói chung nhằm phát huy yêu cầu vốn có các quy định hiện hành, nhưng đồng thời sẽ đặt các u cầu có sự chính xác hơn, cụ thể hơn và bám sát hơn với thực tế hiện tại và tương lai của sự phát triển ở trường THPT Lê Quý Đôn.
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho học sinh trường THPT Lê Quý Đôn