Đê tìm hiêu nguyên nhân của những hạn chế trong việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho HS tác giả khảo sát 57 CBQL và GV trường THPT Lê Quý Đôn, kết quả được thê hiện qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.17: Nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho học sinh
Stt r r i • /V 1 r Tiêu chí Mức độ đánh giá Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Công tác thanh tra, kiếm
tra chưa thường xuyên 45 78.95 11 19.30 1 1.75 0 0 2 Do đội ngũ cán bộ, GV
biến động 46 80.70 9 15.79 2 3.51 0 0 3 Đánh giá, khen thưởng
chưa khách quan kịp thời 27 47.37 7 12.28 21 36.84 2 3.51 4 Cơng tác kế hoạch hóa cịn
yếu 28 49.12 25 43.86 4 7.02 0 0 5 Do thiếu chỉ đạo từ trên
những chi tiết cụ thế 21 36.84 13 22.81 23 40.35 0 0
6
Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục chưa đồng bộ
35 61.40 15 26.32 7 12.28 0 0
8 Chưa xây dựng được mạng
lưới tổ chức quản lý 36 63.16 12 21.05 8 14.04 1 1.75
9
Do nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức, pháp luật
24 42.11 14 24.56 15 26.32 4 7.02
Với kết quả bảng 2.17 trên cho thây có hai nhóm nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến tính hiệu quả của việc quản lý giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho HS.
* Nguyên nhân khách quan:
Do sự chỉ đạo thiếu đồng bộ từ trên xuống và do thiếu các tài liệu văn bản pháp quy hướng dẫn. Trên thực tế nhà trường chưa có các văn bản hướng dẫn cụ thể về việc đánh giá đạo đức, hạnh kiểm, việc thực hiện pháp luật của HS, dẫn đến tình trạng khơng ít GV chủ nhiệm lúng túng trong việc xếp loại hạnh kiểm HS.
Do đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi THPT: Học sinh ở lứa tuổi này đang trong giai đoạn dậy thì, khả năng nhận thức cịn hạn chế, bồng bột, thiếu tự chủ... nhiều khi dẫn đến những hành động bột phát.
Cũng cần nhìn thẳng vào sự thật đó là chúng ta chưa có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục nên việc liên kết trong giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho học sinh nhiều lúc còn bị các cấp, các ngành, các lực lượng giáo dục xem nhẹ.
Do những hiện tượng tiêu cực của xã hội như đánh nhau, buôn bán ma túy, mại dâm, tham ô tham nhũng đang hăng ngày, hăng giờ nảy sinh làm ảnh hưởng đến tư tưởng, lối sống, tâm hồn lớp trẻ.
* Nguyên nhân chủ quan
Do nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật. Vì nhận thức còn hạn chế nên nhiều CBQL, GV chưa thật nhiệt tình tham gia quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho HS, có GV chủ nhiệm bng lỏng công tác giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho HS,
chưa xây dựng được mạng lưới tổ chức quản lý, công tác thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên, chặt chẽ. Sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục.
Công tác đánh giá khen thưởng chưa động viên kịp thời, chưa động viên được phong trào thi đua của GV và HS. Nguyên nhân chủ quan rất cốt lõi là số GV chủ nhiệm tâm huyết với nghề, yêu trẻ và có nhiều kinh nghiệm trong công tác giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho HS chưa nhiều, những GV trẻ mới ra trường nên chưa có nhiều kinh nghiệm sống và công tác giảng dạy như công tác chủ nhiệm. Chính vì vậy cần thiết phải bồi dưỡng đội ngũ GVCN là lực lượng nòng cốt giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho HS.
Sự phối hợp giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho học sinh của nhà trường với gia đình học sinh, với các lực lượng giáo dục cịn chưa tích cực.
Khả năng tập hợp và khai thác thế mạnh của nhà trường trong việc giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật nhiều khi còn hạn chế.
Thực tế cho thấy rằng, một số học sinh yếu kém do chính các em bị thiếu hụt các tri thức về văn hóa và pháp luật; nhiều học sinh chưa nhận thức được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội nên rất dễ vi phạm đạo đức, ý thức thực hiện pháp luật.
Các lực lượng giáo dục chưa thấy hết được vai trị, trách nhiệm của mình với giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật nhiều lúc cịn phó mặc cho nhà trường.
Chưa có sự thay đổi nhận thức từ các cán bộ, giáo viên của nhà trường đến các lực lượng giáo dục. Nhà trường chưa chủ động kế hoạch và phối hợp hành động với các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho học sinh.
Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động quản lý giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho HS trường THPT Lê Quý Đôn thấy rằng: Công tác giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho HS đã được mọi cấp, ban ngành quan tâm, nhà trường đã chú trọng và đã đạt được kết quả nhất định, song chưa đáp ứng tốt được yêu cầu của xã hội.
Tiểu kết chương 2
Công tác giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho HS ở trường THPT Lê Quý Đôn, Nam Định đã tạo được những bước chuyển biến đáng kể. BGH và đội ngũ CBQL, GV đã luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Nhà trường đã chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật theo đúng quy trình quản lý như: thành lập ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch hoạt động, tổ chức triển khai, giao nhiệm vụ cụ thể tới từng bộ phận, từng cá nhân trong nhà trường.
Chính vì vậy đại đa số HS có ý thức tu dưỡng đạo đức, chăm chỉ học tập, trở thành con ngoan, trò giỏi. Tuy nhiên vẫn còn những trường hợp HS chưa ngoan, vi phạm đạo đức, pháp luật. Nguyên nhân cơ bản là do công tác quản lý giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho HS còn hạn chế, các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật chưa thiết thực, mang nặng tính hình thức. Để khắc phục vấn đề này, địi hỏi cán bộ làm cơng tác quản lý phải tìm tịi nghiên cứu tìm ra những biện pháp nhăm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho HS. Đó là nội dung chính tác giả trình bày ở chương 3.
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC - Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN, NAM ĐỊNH
3.1. Đổi mới giáo dục, những yêu cầu đặt ra cho giáo dục Nam Định và
^ - Ẩ ^ - -1- /V ^ J 1 _ • ^ _ _ 1 _ ? _
nguyên tăc đề xuât biện pháp