Bản đồ hành chính tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức ý thức pháp luật cho học sinh tại trường THPT lê quý đôn, huyện trực ninh, tỉnh nam định (Trang 48)

Địa hình có thể chia thành 3 vùng:

Vùng đồng bằng thấp trũng như huyện Trực Ninh, Nam Trực, Xuân Trường, Mỹ Lộc có nhiều khả năng thâm canh phát triển nông nghiệp, công nghiệp dệt, công nghiệp chế biến, cơng nghiệp cơ khí và các ngành nghề truyền thống. Vùng trung tâm công nghiệp - dịch vụ thành phố Nam Định: có các ngành cơng nghiệp dệt may, cơng nghiệp cơ khí, cơng nghiệp chế biến, các ngành nghề truyền thống, các phố nghề... Vùng đồng bằng ven biển như huyện Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Giao Thủy có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế về thủy hải sản, làm muối, du lịch...

Nhân dân Nam Định từ lâu đời phần lớn vẫn là dân nông nghiệp, giàu truyền thống yêu nước, đồn kết, mưu trí, dũng cảm trong đấu tranh chống ngoại xâm; lao động cần cù, sáng tạo, kiên trì và lạc quan. Qua nhiều thế hệ, người dân nơi đây đó sớm tạo ra nhiều giá trị văn hoá vật chất và tinh thần để xây dựng quê hương. Là cư dân nông nghiệp nhưng người dân Nam Định sớm có sự năng động, nhạy bén với cái mới, hơn nữa lại là địa bàn dân cư có trình độ dân trí cao nên đây chính là một nguồn lực to lớn, vững chắc cho sự phát triển của Nam Định.

Được công nhận là đô thị loại II năm 2014 và nằm ở trung tâm phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng nên trong những năm gần đây Nam Định có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh và ổn định. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Năm 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 6,71%, giá trị sản xuất nông nghiệp giảm 0,45%, giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng 9,4%, thương mại, dịch vụ tăng 24,1%; cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp - Công nghiệp, xây dựng - Dịch vụ, thương mại là: 5,4% - 68,6% ; giá trị thu được trên 1 ha canh tác đạt 91,5 triệu đồng; giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 60 triệu đồng, thu ngân sách đạt 3000 tỷ đồng. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có lễ Khai Ân Đền Trần, chùa Cổ Lễ, tỷ lệ làng văn hóa đạt 975,4%, có truyền thống hiếu học của cả nước, 23 năm dẫn đầu toàn quốc về giáo dục và đào tạo, tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia đạt 65%, tỷ lệ hộ nghèo 3,5%; tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 1,05%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 14,5%.

2.2. Tình hình về Giáo dục và Đào đào Nam Định

Từ ngàn xưa, Nam Định đã là vùng đất địa linh, nhân kiệt, là đất học nổi tiếng với nhiều Trạng nguyên, Bảng nhãn, Tiến sỹ: Theo các sách ghi chép về khoa cử ở nước ta, từ năm 1075 đến năm 1919 các triều đại phong kiến đã tổ chức các khoa thi thì Phủ Thiên Trường - Nam Định có tới 88 vị đỗ đại khoa, 5 trạng nguyên Nguyễn Hiền, Đào Sư tích, Lương Thế Vinh, Vũ Tuấn Chiêu, Trần Văn Bảo. Quê hương Nam Định chính là chiếc nơi ni dưỡng, vun đắp ước mơ và khát vọng của họ. Những nhà khoa bảng Thiên Trường- Nam Định trước khi thành đạt chủ yếu xuất thân từ các gia đình nghèo nhưng rất ham học, thơng minh và có ý chí vươn lên. Từ khi còn niên thiếu đến khi đỗ đạt làm quan, họ đều có tình cảm đạo đức trong sáng, lối sống thuỷ chung nhất quán vì nghĩa lớn, vì sự hưng thịnh của quê hương đất nước và là những tấm gương mẫu mực về nhân cách và văn hoá.

Nối truyền thống hiếu học của quê hương Phủ Thiên Trường xưa, hơn 70 năm qua Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định phát huy lên tầm cao. Các thế hệ nhà giáo tỉnh Nam Định phát huy truyền thống yêu nước, yêu nghề, cần cù, sáng tạo trong lao động, gương mẫu hưởng ứng và thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động của ngành, liên hệ mật thiết với các tầng lớp nhân dân, nhân ái vị tha, tận tụy với sự nghiệp trọng người.

Giáo dục và đào tạo có bước phát triển ổn định, chất lượng giáo dục toàn diện và mũi nhọn được nâng lên. Toàn ngành tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và

làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ”; các cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô

giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo ” và phong trào thi đua “Xây dựng

trường học thân thiện, học sinh tích cực ”; Phong trào thi đua hai tốt “Dạy tốt - Học

tốt”; tăng cường hiệu lực quản lý, nền nếp, kỷ cương trong trường học. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ở từng cấp học. Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát các hoạt động giáo dục tại các đơn vị trong toàn ngành được đảm bảo. Việc thực hiện Đề án nâng cao chất lượng môn Tiếng Anh được GD&ĐT tỉnh Nam Định giai đoạn 2015-2020

bước đầu đạt hiệu quả. Chất lượng giáo dục toàn diện ổn định ở mức độ cao; chất lượng mũi nhọn được nâng lên rõ rệt; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp được duy trì trên 99%; tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào các trường Đại học năm sau cao hơn năm trước. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được quan tâm, tồn tỉnh Nam Định đó có 29 trường THPT đạt chuẩn quốc gia

Công tác bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo được quan tâm. Việc xây dựng kế hoạch nhằm bồi dưỡng đội ngũ GV có phẩm chất đạo đức tốt, đủ về số lượng đồng bộ về cơ cấu loại hình, chuẩn hóa về trình độ đào tạo được ngành quan tâm. Việc triển khai, tổ chức hội thảo, tập huấn chuyên môn thực hiện theo đúng kế hoạch, kịp thời; sinh hoạt tổ/nhóm chun mơn trong các nhà trường được đổi mới theo hướng phục vụ nâng cao chất lượng giờ dạy và hoạt động giáo dục. Năm học 2016-2017, cấp THPT có 118/170 GV đạt danh hiệu GV dạy giỏi cấp tỉnh. Bên cạnh đó, cơng tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn được quan tâm, tạo điều kiện. Đến năm 2016, số GV đạt trên chuẩn về trì nh độ đào tạo ở THPT là 18,71%; nhiều cán bộ, GV đang tiếp tục theo học nâng cao trình độ. Cơng tác xã hội hố giáo dục được quan tâm, qua đó tạo điều kiện để toàn xã hội đầu tư chăm lo cho sự nghiệp giáo dục của địa phương.

Nét nổi bật phẩm chất Nhà giáo Nam Định là: “Bản lĩnh, tâm huyết, trách nhiệm, đam mê, sáng tạo”. Trong từ năm 1998 đến 2014, ngành GD&ĐT tỉnh Nam Định có 121 Nhà giáo vinh dự được phong tặng Nhà giáo Ưu tú. Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định 23 năm liên tục là “Đơn vị Xuất sắc, tiêu biểu” dẫn đầu toàn quốc. Vinh dự và tự hào, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất năm 2010.

Xứng tầm với vị thế dẫn đầu trong thời kỳ hội nhập, Nam Định luôn tiên phong trong việc đổi mới phương pháp giáo dục trong đó hoạt động giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho học sinh được quan tâm đúng mức, có bước đột phá về ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động học tập, giảng dạy. Trong chặng đường phát triển đã qua ngành GD&ĐT, Nam Định đạt được những thành tựu to

lớn cả về quy mô phát triển, chất lượng và hiệu quả..., đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp giáo dục của đất nước và công cuộc phát triển KT - XH của địa phương.

2.3. Tiến trình xây dựng và phát triển của trường THPT Lê Quý Đôn, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định

Trường THPT Lê Quý Đôn thành lập ngày 9/7/1999, trải qua 18 năm xây dựng và phát triển nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp từ tỉnh đến huyện và các xã, thị trấn, đặc biệt là sự quan tâm của Sở GD&ĐT và Huyện ủy, UBND huyện Trực Ninh, của cán bộ, nhân dân trong khu vực.

Đội ngũ CBQL-GV-NV trẻ trung, có năng lực tốt, nhiệt tình, trách nhiệm, đồn kết, đồng lịng, có ý chí phấn đấu vươn lên, ln hồn thành nhiệm vụ được giao, có uy tín với phụ huynh và học sinh. Học sinh chăm ngoan, học tốt.

Bộ máy lãnh đạo của nhà trường luôn đồng thuận, quyết tâm, năng động, sáng tạo luôn nhận được sự tin tưởng, đồng tình ủng hộ của giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh.

Những năm gần đây phong trào thi đua của nhà trường ngày càng sơi động, thành tích GD ngày càng nở rộ, nhà trường đó chiếm được niềm tin của cán bộ, nhân dân, phụ huynh gửi gắm con em theo học.

Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên kể cả hợp đồng: 64 người, trong biên chế là 58 người.

Trong đó: + Ban Giám hiệu: 3, Giáo viên: 54, Nhân viên: 8

So với chỉ tiêu được giao đủ. Chất lượng đội ngũ: 100% cán bộ, giáo viên đạt chuẩn đào tạo và trên chuẩn.

Trong đó: + Thạc sỹ: 4 chiếm 6,15%

+ Đảng viên: 37 chiếm 56,92%

* Bộ máy nhà trường: Gồm 7 tổ: 6 tổ chuyên môn và 1 tổ văn phòng

Thực hiện tốt nghị quyết ngành giáo dục, chống bệnh thành tích, chống gian lận trong thi cử. Không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy, đưa công nghệ

thông tin vào giảng dạy, thực hiện nghiêm chỉnh dạy theo phân phối chương trình và văn bản chỉ đạo giảm tải.

Phong trào hội giảng, hội giảng chuyên đề, dự giờ thăm lớp, thanh tra định kỳ được duy trì làm tốt; tổng số tiết dự giờ của BGH năm học 2016 - 2017 là 92 tiết, số tiết dự giờ của GV là 350 tiết trong đó tiết dạy loại giỏi chiếm trên 64.8%.

Thực hiện các tiêu chí của nhà trường trong việc phấn đấu “nhà giáo mẫu

m ực”. GV thực hiện tốt qui định hành nghề của sở, phịng GD&ĐT.

* Nâng cao chất lượng văn hóa: - Kết quả xếp loại hạnh kiểm

Năm học TS học sinh Hạnh kiểm Tốt Hạnh ’ K kiểm há Hạnh kiểm Trung bình Hạnh kiểm Yếu Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 2015­ 2016 999 745 74.57 174 17.42 48 4.80 32 3.2 2016­ 2017 1018 787 77.31 129 12.67 61 5.99 41 4.03 r r

- Kêt quả xêp loại học lực:

Năm học TS học sinh Học lực Giỏi Học lực Khá Học lực Trung bình Học lực Yếu Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 2015­ 2016 999 254 25.43 616 61.66 82 8.21 47 4.7 2016­ 2017 1018 266 26.13 638 62.67 75 7.37 39 3.83

* Hoạt động giáo dục tư tưởng:

Cơng tác giáo dục tư tưởng, chính trị ln được quan tâm, coi trọng. Chi bộ nghiêm túc, nghiên cứu, học tập, quán triệt nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, đặc biệt là nghị quyết 29 Hội nghị trung ương lần thứ 8 về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT. Nghị quyết đại hội đảng bộ thành phố XIV, chỉ thị nghị quyết

của ngành giáo dục. Tổ chức tốt việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Vì vậy mà đội ngũ GV thêm kiên định, lập trường, tư tưởng vững vàng, phẩm chất đạo đức được nâng cao.

* Cơ sở vật chất:

Tổng diện tích nhà trường: 12000 m2

Số phòng học: 24 phòng, đảm bảo ánh sáng, bàn ghế, bảng chống lóa.

Thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập (máy chiếu, máy vi tính, máy quét, máy in, tivi, đầu đĩa, cassette, đàn organ, tủ lưu trữ...).

* Đánh giá chung về thuận lợi và khó khăn:

BGH và tập thể sư phạm đồn kết cùng nhau xây dựng nhà trường.

Nền nếp làm việc ngày càng đi vào ổn định, có kế hoạch, đại bộ phận GV có nhận thức đúng đắn về yêu cầu bức thiết việc đổi mới phong cách làm việc và giảng dạy.

Được sự quan tâm thiết thực, hiệu quả của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương.

Bên cạnh đó, những khó khăn bao gồm: Điều kiện dạy học chưa được đảm bảo, thiếu tất cả các phịng học bộ mơn, sân bãi phịng tập. Đại bộ phận cha mẹ HS làm nghề tự do, buôn bán nhỏ, điều kiện kinh tế cịn nhiều khó khăn, chưa quan tâm nhiều đến việc học tập của con cái.

2.4. Thực trạng và Nguyên nhân giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho học sinh THPT Lê Quý Đôn cho học sinh THPT Lê Quý Đôn

2.4.1. Thực trạng đạo đức - ý thức pháp luật cho học sinh THPT L ê Quý Đôn, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định

- Thực tnạng về nhận thức, thái độ, hành vi:

* về nhận thức: Để tìm hiểu về nhận thức của HS về phẩm chất đạo đức,

pháp luật cần được giáo dục này tác giả đã tiến hành điều tra đối với 355 em HS lớp 12 trường THPT Lê Quý Đôn với câu hỏi: “Em hãy cho biết ý kiến của mình

về các phẩm chất đạo đức, pháp luật cần được giáo dục cho HS hiện nay? ”. Kết quả thu được được thể hiện cụ thể bằng bảng 2.1:

> 9 r

Bảng 2.1: Nhận thức của học sinh về các phẩm chât đạo đức, pháp luật

Stt Các phẩm chất

Mức độ đánh giá

Quan trọng Bình thường Khơng quan trọng SL % SL % SL % 1 Động cơ học tập đúng đăn 307 86.48 36 10.14 12 3.38 2 Tính tự lập, cân cù, vượt khó 289 81.41 55 15.49 11 3.10 3 Lập trường chính trị 283 79.72 57 16.06 15 4.23 4 Tình bạn, tình yêu 341 96.06 11 3.10 3 0.85

5 Không tham gia các tệ nạn

XH 256 72.11 79 22.25 20 5.63 6 Lòng tự trọng trung thực,

dũng cảm 257 72.39 89 25.07 9 2.54

7

Lịng hiếu thảo với cha mẹ, ơng bà, thầy cô, tôn trọng bạn bè

324 91.27 29 8.17 2 0.56

8 Y thức bảo vệ tài sản, bảo

vệ môi trường 301 84.79 31 8.73 23 6.48 9 Y thức tự phê bình và phê

bình 247 69.58 95 26.76 13 3.66 10 Khiêm tốn, học hỏi, quyết

đoán 322 90.70 32 9.01 1 0.28 11 Tinh thần đoàn kết, săn

sàng giúp đỡ bạn bè 323 90.99 17 4.79 15 4.23 12 Y thức tiết kiệm thời gian,

tiền của 257 72.39 82 23.10 16 4.51

13

Y thức tổ chức kỷ luật, tổ chức kỷ luật, thực hiện nội quy trường lớp

229 68.77 113 31.83 13 3.66

Nhìn vào bảng số liệu 2.1 cho thấy, nhận thức của HS về các phẩm chất đạo đức, pháp luật cần được giáo dục HS hiện nay, phần lớn các em đều cho rằng rất quan trọng. Hầu hết các phẩm chất được đánh giá ở mức quan trọng cao hầu hết là trên 80%. Như vậy các em HS có nhu cầu lớn trong quá trình giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật ở nhà trường.

Trong đó những phẩm chất “'Lòng hiếu thảo với cha mẹ, ông bà, thầy cô, tôn

trọng bạn bè ”, “Tình bạn, tình yêu ”, “Khiêm tốn, học hỏi, quyết đoán ”, “Tinh thần

đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè ” được các em quan tâm hàng đầu, với mức

quan trọng từ 90% trở lên.

Tuy nhiên những phẩm chất như “Ý thức tự phê bình và phê bình để tiến b ộ ”, “Ýthức tiết kiệm thời gian, tiền của”, “Ýthức tổ chức kỷ luật, tổ chức kỷ luật,

thực hiện nội quy trường lớp ”, “Ý thức tuân thủ pháp luật ” thì HS ít quan tâm hơn

với mức với mức quan trọng dưới 70% trở xuống.

Từ kết quả của khảo sát trên cho thấy nhà trường đã chú trọng đến việc giáo dục cho HS những phẩm chất cần thiết cho một cơng dân, nhưng chưa tồn diện, đặc biệt là những phẩm chất có liên quan đến thái độ của mình đối với cuộc sống, đối với xã hội, đối với con người, đối với công việc tập thể.

* Về thái độ:

Khi tìm hiểu thái độ của HS đối với các quan niệm về đạo đức, tác giả đã điều tra bằng phiếu 355 em HS lớp 12 trường THPT Lê Quý Đôn. Câu hỏi đặt ra

là: “Em hãy cho biết ý kiến của mình với các quan niệm dưới đây? Kết quả thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức ý thức pháp luật cho học sinh tại trường THPT lê quý đôn, huyện trực ninh, tỉnh nam định (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)