học sinh
Có 4 chức năng cơ bản của quản lý là: chức năng kế hoạch hóa; chức năng tổ chức; chức năng điều khiển (chỉ huy, lãnh đạo); chức năng kiểm tra đánh giá.
Sơ đồ 1.6: Quan hệ các chức năng quản lý
Theo cách tiếp cận các chức năng quản lý giáo dục của quản lý, nội dung quản lý giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho HS tại trường THPT gồm có:
* Lập kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật học sinh:
Lập kế hoạch công tác giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho HS là nội dung quản lý được thực hiện đầu tiên trong quá trình quản lý giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật và giữ vị trí quan trọng trong suốt quá trình giáo dục.
Kế hoạch là công cụ quản lý giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho HS một cách có hiệu quả, tránh sự tùy tiện, kinh nghiệm chủ nghĩa đồng thời giúp nhà quản lý chủ động và hành động đúng hướng. Mục đích cuối cùng của kế hoạch hóa là đạt được mục tiêu quản lý, đưa công tác quản lý giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho HS đạt hiệu quả, chất lượng ngày càng cao.
Người Hiệu trưởng và CBQL là chủ thể lập kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho học sinh, vừa là để thực hiện đúng chức năng quản lý, vừa là để thực hiện một trong những nhiệm vụ quan trọng trong lãnh đạo quản lý một nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu GD&ĐT.
Lập kế hoạch quản lý giáo dục trong nhà trường THPT bao gồm việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật trong nhà trường, đảm bảo sao cho kế hoạch phải vừa bao quát, vừa cụ thể phù hợp với từng đối tượng HS khác nhau, kế hoạch đưa ra phải có tính khả thi, phù hợp với điều kiện của nhà trường THPT.
Lập kế hoạch trong công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật bao gồm các yếu tố cơ bản sau: Xác định thực trạng, đưa ra diễn biến, thực hiện pháp luật; xác định mục tiêu, phương hướng cụ thể cần đạt tới; xác định nội dung, xác định phương pháp, biện pháp giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật; lên phương án thích hợp, xác định các lực lượng tham gia, phân công, phân nhiệm vụ cụ thể; xác định các điều kiện phục vụ công tác giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật.
Đồng thời, Hiệu trưởng và CBQL cần thiết kế các bước đi (quy trình cụ thể, chi tiết) trong công tác quản lý giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật HS của nhà trường để đạt được những mục tiêu đã xác định thông qua sử dụng tối ưu những nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực và nguồn lực thơng tin) đã có và sẽ khai thác.
Hiệu trưởng và CBQL cần làm cho mọi người biết nhiệm vụ của mình đối với hoạt động giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho HS, biết phương pháp hoạt động nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu của tổ chức.
Như vậy, lập kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật HS của nhà trường kế bao gồm việc xây dựng mục tiêu, chương trình hành động, xác định từng bước đi, những điều kiện, phương tiện cần thiết trong một thời gian nhất định của cả hệ thống quản lý và được quản lý.
* Tổ chức thực hiện kế hoạch hóa giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật học sinh:
Để thực hiện kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho HS của nhà trường, công việc tiếp theo người Hiệu trưởng và CBQL trường THPT cần phải tiến hành đó là tổ chức nhân sự, bộ máy quản lý với những vai trò, chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, logic, phù hợp với mục tiêu GD&ĐT của nhà trường, phù hợp với phương thức hoạt động, quyền hạn của từng bộ phận. Từ đó giúp cho GV và HS trong nhà trường cùng làm việc, cùng phối hợp một cách nhịp nhàng, đồng bộ, đạt hiệu quả cao.
Trên cơ sở các kế hoạch và bộ máy quản lý đã có, người Hiệu trưởng và CBQL trong nhà trường THPT thực hiện các công việc cụ thể chỉ ra những nhiệm vụ chức năng của từng thành viên, thiết lập các mối quan hệ trong mọi hoạt động, đồng thời ra có các quyết định giao việc cho các bộ phận và cá nhân thực hiện các nội dung cụ thể như: Tổ chức các hoạt động theo các kế hoạch đã định, Thực hiện việc hướng dẫn GV chủ nhiệm lớp, Đoàn TNCS HCM và chi Đoàn thanh niên từng lớp tiến hành các hoạt động ở đơn vị mình có hiệu quả, phối hợp các lực lượng giáo dục khác trong việc giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho HS; Xây dựng củng cố đội ngũ GV chủ nhiệm thành lực lượng giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật nòng cốt, khai thác các lượng ngồi xã hội tham gia cơng tác giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật học sinh.
* Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật học sinh:
Để mục tiêu của kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho HS trở thành hiện thực thì bước quan trọng tiếp theo mà người Hiệu trưởng và
CBQL trong nhà trường phải thực hiện đó là lãnh đạo, chỉ đạo toàn thể nhà trường hoạt động theo kế hoạch đã đề ra.
Đây là quá trình sử dụng phạm vi quyền lực quản lý của Hiệu trưởng và CBQL tác động đến các đối tượng liên quan (đối tượng được QL) một cách có chủ đích nhằm phát huy hết tiềm năng của họ hướng vào việc đạt mục tiêu giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật HS của nhà trường. Điều này đòi hỏi người Hiệu trưởng và CBQL phải có tri thức, có kỹ năng ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định.
Trong chỉ đạo thực hiện kế hoạch hóa giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật học sinh thì Hiệu trưởng và CBQL trong nhà trường THPT cần chỉ đạo tổ chức triển khai việc thực hiện kế hoạch theo đúng nội dung yêu cầu đề ra về tiến độ thời gian; thường xuyên kiểm tra, uốn nắn những sai lệch, bổ sung và điều chỉnh nội dung giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho phù hợp với tình hình cụ thể.
Trong việc chỉ đạo các hoạt động giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật ở trường THPT thì chủ thể quản lý là Hiệu trưởng và CBQL phải vận dụng linh hoạt các phương pháp quản lý như: Phương pháp tổ chức hành chính, phương pháp kinh tế, phương pháp tâm lý - xã hội để tác động vào các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Phương pháp tổ chức hành chính là các phương pháp thể hiện qua các nghị quyết của Hội đồng giáo dục, Hội đồng sư phạm, Đồn thanh niên, Cơng đồn nhà trường, ...
Phương pháp kinh tế là sự tác động một cách gián tiếp của người quản lý bằng cơ chế kích thích lao động thơng qua lợi ích vật chất để người bị quản lý tích cực tham gia cơng việc chung và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Phương pháp tâm lý xã hội là phương pháp mà chủ thể quản lý là Hiệu trưởng và CBQL với những các biện pháp logic và tâm lý nhằm biến yêu cầu của người lãnh đạo đề ra thành nghĩa vụ tự giác bên trong, thành nhu cầu của người thực hiện công tác giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật.
* Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật học sinh:
Để hoạt động quản lý giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật đạt hiệu quả cao người Hiệu trưởng và CBQL phải tiến hành thường xuyên công tác kiểm tra trong suốt q trình quản lý, xem xét tính phù hợp của cơng tác giáo dục đạo đức cho HS nhà trường, những ưu điểm, thiếu sót và những nguyên nhân tương ứng để kịp thời điều chỉnh các quyết định QL, xem xét hoạt động của các cá nhân, các tổ chức trong nhà trường có phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đạo đức, pháp luật cho HS đã được đề ra hay không; phát hiện những nhân tố mới giúp cho việc điều chỉnh kế hoạch, những khả năng tiềm năng, sáng tạo của cấp dưới để kịp thời bồi dưỡng, điều chỉnh về mặt nhân sự để hoạt động giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật HS của nhà trường đạt được mục tiêu đề ra.
Không những thế Hiệu trưởng và CBQL của nhà trường cần có những tổng kết, đánh giá, khen thưởng, trách phạt kịp thời, nhằm động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên, Ban đại diện cha mẹ H S... làm tốt công tác giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật trong nhà trường.
1.6. Các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho học sinh tại trường THPT