Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường THPT hùng vương – thị xã phú thọ tỉnh phú thọ (Trang 38 - 42)

lớp ở trƣờng THPT

Ngoài các nội dung quản lý được quy định, trong quá trình quản lý, chỉ đạo hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường THPT, hiệu trưởng cần phải tính tốn, xem xét, nghiên cứu đến các yếu tố có thể ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý để từ đó có những biện pháp quản lý phù hợp nhằm đạt kết quả mong muốn.

Yếu tố nhận thức

Yếu tố nhận thức được xác định là một yếu tố chủ quan có ảnh hưởng tới tồn bộ việc quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường THPT. Nếu GVCN có nhận thức đúng đắn về vai trò, nhiệm vụ của hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường THPT thì quá trình quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp sẽ có hiệu quả hơn, ngược lại nếu nhận thức sai hoặc không đầy đủ sẽ khiến họ coi nhẹ hoạt động này, thậm chí là có những tác động tiêu cực. Điều này sẽ là rào cản đến quá trình quản lý, người quản lý sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, nhận thức của CBQL về vai trò, nhiệm vụ của hoạt động chủ nhiệm cũng có ảnh hưởng khơng nhỏ, nếu nhận thức không đúng sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm, ngược lại nếu họ có nhận thức đúng đắn sẽ giúp họ đưa ra những tác động tích cực, những quyết định đúng đắn.

Do vậy, trong quá trình quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường THPT cần CBQL, giáo viên, học sinh nhận thức đúng vai trò, nhiệm vụ của hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường THPT thông qua việc thường xuyên đề cập đến vai trò người GVCN trong các cuộc họp hội đồng, tổ chức các buổi tập huấn để GVCN có nhận thức đúng đắn nhất về vai trò của người chủ nhiệm. Người GVCN phải thấy được vị trí, vai trị của mình đối với việc thực nhiệm vụ chính trị của bậc học, với việc thực hiện nhiệm vụ năm học. Ngày nay trong thời kỳ đổi mới, phải nâng cao chất lượng giáo dục địi hỏi phải có đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp có trình độ chun mơn, có kinh nghiệm trong ứng xử sư phạm và lịng nhiệt tình, ý thức trách nhiệm với học sinh

Nhận thức của xã hội, của các lực lượng giáo dục khác về quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường THPT cũng có tác động nhất định. Một số CB, GV hay phụ huynh học sinh chỉ chú trọng vào hoạt động học tập, kiến thức, kỹ năng làm bài của học sinh mà ít quan tâm tới hoạt động chủ nhiệm, do đó gây khó khăn cho việc quản lý hoạt động chủ nhiệm.

- Kỹ năng sử dụng phương pháp hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường THPT của GVCN

Sử dụng linh hoạt các phương pháp hoạt động chủ nhiệm của GVCN có vai trị hết sức quan trọng tới q trình giáo dục học sinh, từ đó ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chủ nhiệm. Có thể đề cập tới một số phương pháp sau: Phương pháp vận động quần chúng, phương pháp giáo dục cá biệt, phương pháp tổ chức sinh hoạt tập thể hay phương pháp tổ chức các hoạt động.

- Kỹ năng quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường THPT

Bên cạnh sự am hiểu về hoạt động chủ nhiệm lớp thì việc nhà quản lý phải trang bị cho mình kỹ năng quản lý hoạt động này là cần thiết, kỹ năng quản lý thuần thục sẽ giúp cho quá trình quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp trở lên trơi chảy. Có thể đề cập tới một số kỹ năng cơ bản sau: thiết lập mục tiêu, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường THPT.

- Đặc điểm phát triển tâm lý, sinh lý của học sinh THPT

Cảm giác, tri giác, chiều cao, cân nặng của các em học sinh phát triển mạnh. Tư duy tưởng tượng phát triển, có tính chặt chẽ, nhất qn, đạt được trình độ cao như người lớn, đó là tư duy logic, tư duy lí luận. Do đó học sinh có thể lĩnh hội được các khái niệm phức tạp trừu tượng. Càng lên lớp cuối, năng lực trí tuệ càng phát triển. Suy nghĩ thích thể hiện mình của tuổi mới lớn. Đó cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp

- Chế độ, chính sách dành cho hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường THPT

lớp có tác động nhất định tới quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp. Nếu chế độ, chính sách dành cho cán bộ, giáo viên tham gia hoạt động chủ nhiệm lớp phù hợp sẽ nâng cao được ý thức, trách nhiệm, năng lực chuyên môn, hạn chế được những tiêu cực thúc đẩy hoạt động chủ nhiệm lớp của GVCN.

Kết luận chƣơng 1

Chương 1 đã nghiên cứu cơ sở lý luận, hệ thống hóa một số nội dung cơ bản của các vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động chủ nhiệm lớp. Đây là cơ sở cho việc định hướng nghiên cứu thực trạng hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường THPT Hùng Vương – Thị xã Phú Tho – Tỉnh Phú Thọ trong thời gian vừa qua.

Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, đòi hỏi người hiệu trưởng phải nắm vững những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý nói chung, quản lý giáo dục nói riêng, nắm vững các nội dung nguyên tắc quản lý nhà trường, đồng thời phải có sự hiểu biết sâu sắc về các nội dung quản lý của giáo viên chủ nhiệm.

GVCN là một trong những vấn đề có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng giáo dục tại một cơ sở giáo dục. Chủ nhiệm lớp là một hoạt động liên quan đến mọi mặt hoạt động của nhà trường. Do đó, người GVCN và những yếu tố có tác động trực tiếp đến GVCN và hoạt động chủ nhiệm đều là những vấn đề cần được các nhà lãnh đạo quan tâm. Quản lý trường THPT trong đó có quản lý hoạt động chủ nhiệm vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, đòi hỏi người lãnh đạo mỗi nhà trường phải nắm vững những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý nói chung, quản lý giáo dục nói riêng, nắm vững các nội dung nguyên tắc quản lý nhà trường, đồng thời phải có sự hiểu biết sâu sắc về các nội dung quản lý hoạt động của GVCN các lớp, hiểu biết về đặc tố ảnh hưởng tới việc quản lý hoạt động chủ nhiệm của người Hiệu trưởng.

Trên cơ sở đó, hiệu trưởng vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong quá trình quản lý tổ chức các hoạt động của nhà trường theo quy trình khoa học, giúp cho nhà trường vận hành theo đúng quy luật khách quan, thực hiện theo đúng mục tiêu đã đề ra.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHỦ NHIỆM LỚP VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÙNG VƢƠNG - THỊ XÃ PHÚ THỌ - TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường THPT hùng vương – thị xã phú thọ tỉnh phú thọ (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)