2.4. Thực trạng quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp ở trƣờng THPT
2.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động chủ nhiệm lớp của GVCN ở
trọng thực hiện tốt hơn.
Tóm lại, với điểm trung bình chung 2.85 việc chỉ đạo thực hiện hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường THPT Hùng Vương – Thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ được đánh giá ở mức khá.
2.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động chủ nhiệm lớp của GVCN ở trường THPT Hùng Vương – Thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ trường THPT Hùng Vương – Thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ
Kết quả thống kê ở bảng 2.17 cho thấy cán bộ và giáo viên đánh giá kiểm tra, đánh giá hoạt động chủ nhiệm lớp của GVCN trường THPT Hùng Vương – Thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ ở mức trung bình.
Bảng 2.17: Kiểm tra, đánh giá hoạt động chủ nhiệm lớp
STT Nội dung ∑ Thứ
bậc
1 Kiểm tra đánh giá thường xuyên hoạt động chủ nhiệm lớp
trong nhà trường 235 3.18 1
2 Kiểm tra và đánh giá việc phối hợp các lực lượng giáo
dục trong hoạt động giáo dục học sinh 204 2.76 4
3 Kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch chủ nhiệm lớp
của GV 206 2.78 3
4 Kiểm tra giám sát chất lượng, hiệu quả các HĐGD của
giáo viên và học sinh 196 2.65 6
5 Kiểm tra và giám sát chặt chẽ việc GVCN đánh giá kết
quả tu dưỡng đạo đức của học sinh 202 2.73 5
6 Xây dựng tiêu chí đánh giá, xếp loại hoạt động GVCN
lớp cụ thể, chính xác và phù hợp yêu cầu đề ra 235 3.18 2
7 Phát hiện sai sót, lệch lạc và điều chỉnh, uốn nắn các hoạt
động giáo dục của GVCN lớp và học sinh 177 2.39 8
8 Tổng kết rút kinh nghiệm hoạt động chủ nhiệm lớp theo
học kỳ và cả năm học 188 2.54 7
Kết quả thống kê cho thấy hoạt động “Kiểm tra đánh giá thường xuyên hoạt động chủ nhiệm lớp trong nhà trường” được 3.18 điểm, đạt mức khá nhưng lại xếp thứ 1. Như vậy CBQL chưa quan tâm đúng mức đến việc kiểm tra đánh giá thường xuyên hoạt động chủ nhiệm thông qua nhiều hoạt động như sổ điểm, sổ đầu bài, các hoạt động đồn thể…. Điều này cũng dễ hiểu vì CBQL trường thường tập trung vào kiểm tra đánh giá thường xuyên các hoạt động học tập nhằm nâng cao chất lượng học sinh giỏi, thi tốt nghiệp, đại học mà quên đi các hoạt động kiểm tra đánh giá GVCN. Thông thường, các GV nói chung và GVCN nói riêng thường tập trung làm tốt những hoạt động được kiểm tra đánh giá thường xuyên, vì thế khi khơng được kiểm tra thường xuyên, một số GVCN sẽ ngày càng hoạt động chủ nhiệm kém hiệu quả, không quan tâm sát sao đến các hoạt động giáo dục khác.
Hoạt động “Kiểm tra giám sát chất lượng, hiệu quả các HĐGD của giáo viên và học sinh” chỉ ở mức khá với 2.76 điểm bình quân. Lý do là khi CBQl tập trung vào hoạt động học tập có thể nhìn thấy kết quả ngay sau một thời gian nhất định, nhưng giáo dục học sinh cần có một thời gian dài để có thể nhìn thấy kết quả một cách khách quan, do đó việc kiểm tra giám sát chất lượng có nhiều khó khăn và ít được quan tâm.
Hoạt động “Phát hiện sai sót, lệch lạc và điều chỉnh, uốn nắn các hoạt động giáo dục của GVCN lớp và học sinh” và “Tổng kết rút kinh nghiệm hoạt động chủ nhiệm lớp theo học kỳ và cả năm học” cịn đạt dưới mức trung bình. Như vậy đây là những biện pháp không được đánh giá cao. Nguyên nhân do sự ngại va chạm của CBQL, một số GVCN có những sai sót nhưng do nhiều yếu tố mà CBQL không nhắc nhở như GVCN là người lớn tuổi, người nóng tính, người thân …. CBQL chỉ quản lý học sinh trên sổ sách và thơng qua GVCN nên cũng khó phát hiện được sự lệch lạc của các em. Đặc biệt, việc tổng kết rút kinh nghiệm hoạt động chủ nhiệm lớp theo học kỳ và cả năm học chưa được CBQL quan tâm thực hiện, một phần do các biện pháp kiểm tra đánh giá chưa đồng bộ, chưa có một quy chế cụ thể với hoạt động của GVCN.
Với điểm trung bình 2.78, cơng tác kiểm tra, đánh giá hoạt động chủ nhiệm lớp được nhân xét ở mức khá. Thực tiễn cho thấy, các lãnh đạo nhà trường thường xuyên kiểm tra, quan sát, đánh giá hoạt động chủ nhiệm lớp thông qua các hoạt động cụ thể của học sinh các lớp. Việc nắm bắt tình hình qua các kênh thơng tin như: Chủ yếu cán bộ quản lý lấy thông tin qua họp giao ban với GVCN, thông qua phiếu thông tin của GVCN và qua sổ ghi đầu bài, sổ điểm,…
Hiệu trưởng chủ yếu thu thập thông tin qua kiểm tra sổ sách của GVCN, sổ ghi đầu bài và qua một số hoạt động của học sinh, lắng nghe ý kiến qua báo cáo của GVCN. Tiếp đến là kiểm tra hồ sơ GVCN và kiểm tra trực tiếp các hoạt động của học sinh. Như vậy, việc kiểm tra thực tiễn hoạt động học sinh để nắm tình tình hoạt động chủ nhiệm của một số CBQL cịn hạn chế. Cách nắm tình hình của một số cán bộ quản lý trong việc giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động chủ nhiệm lớp chủ yếu vẫn là thông qua báo cáo và hồ sơ sổ sách mà chưa đi vào thực tiễn các hoạt động hàng ngày. Do đó một số biện pháp đưa ra khơng mang tính thực tiễn và khơng có hiệu quả.
Kết luận chƣơng 2
Từ các kết quả khảo sát thực trạng hoạt động chủ nhiệm lớp của các GVCN và hoạt động quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp của CBQL trường THPT Hùng Vương – Thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ cho thấy các CBQL đã coi trọng vai trò của GVCN lớp trong việc quản lý, giáo dục học sinh. Tuy nhiên, các biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm được thực hiện chưa đạt được kết quả tốt. Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động chủ nhiệm còn nhiều hạn chế. Chế độ thi đua, khen thưởng dành cho GVCN chưa được thực hiện tốt, việc phối kết hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường chưa đồng bộ. Đồng thời, kết quả khảo sát cũng cho thấy trong quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp cũng cịn gặp nhiều khó khăn từ phía giáo viên, GVCN, học sinh, môi trường xã hội… và còn một số tồn tại cơ bản trong việc thực hiện các chức năng quản lý.
Để nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động chủ nhiệm lớp, đòi hỏi CBQL trường phải đổi mới các biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp thiết thực, khả thi nhằm khắc phục khó khăn trước mắt và lâu dài, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền trong những năm tới. Vì vậy việc đề ra các giải pháp quản lý để nâng cao chất lượng hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường THPT Hùng Vương – Thị xã Phú Thọ - Phú Thọ là hết sức cần thiết.
CHƢƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HÙNG VƢƠNG - THỊ XÃ PHÚ THỌ - TỈNH PHÚ THỌ